Thứ sáu, 19/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Tỷ phú Mukesh Ambani và bệ phóng thương trường từ Thung lũng Silicon

Hải Ngư
- 14:30, 06/09/2021

(DNTO) - Liệu số đô la khủng từ Silicon Valley đã chảy vào túi tỷ phú Mukesh Ambani có giúp cơ ngơi kinh doanh của vị doanh nhân này phát triển nhanh, chiếm lĩnh chỗ đứng tốt trong thị trường thương mại điện tử xứ Ấn?

Năm ngoái, hai ông lớn ở Thung lũng Silicon là Google và Facebook đã chung tay đặt cược hơn 10 tỷ USD vào một người đàn ông giàu nhất châu Á, vào cả kế hoạch đưa hàng trăm triệu người dân Ấn Độ tham gia thế giới mua bán online của vị tỷ phú này.

Tỷ phú Mukesh Ambani, Chủ tịch kiêm Giám đốc quản lý của Reliance Industries, công ty tư nhân lớn nhất Ấn Độ. Ảnh: AFP

Tỷ phú Mukesh Ambani, Chủ tịch kiêm Giám đốc quản lý của Reliance Industries, công ty tư nhân lớn nhất Ấn Độ. Ảnh: AFP

Các khoản đầu tư rộng tay ấy đã nhanh chóng đưa Mukesh Ambani, tỷ phú đứng đầu Tập đoàn Reliance nổi tiếng của xứ Ấn, trở thành người tiền trạm cho Thung lũng Silicon tại đất nước sông Hằng. Nguồn tiền hào phóng ấy cũng có thể là bệ phóng để các công ty của Ambani chiếm chỗ đứng thượng phong trong quốc gia có thị trường Internet phát triển nhanh nhất thế giới này.

Với sáng kiến thương mại điện tử JioMart, kế hoạch của Mukesh Ambani là sử dụng tối đa và hiệu quả dịch vụ nhắn tin của Facebook, WhatsApp để kết nối hàng triệu doanh nghiệp nhỏ ở Ấn Độ. Song song đó, ông cũng giữ mối quan hệ đối tác mật thiết với Google nhằm mục đích cùng phát triển một dòng điện thoại thông minh 5G có giá cả phải chăng. Tập đoàn Reliance của Ambani hiện có các mảng kinh doanh chính bao gồm năng lượng, bán lẻ, công nghệ cùng với một kế hoạch đầy tham vọng là xây dựng mạng 5G cho toàn Ấn Độ.

Tuy nhiên, trong khi đất nước này đang tiếp tục vật lộn với hệ lụy xấu của đại dịch đi kèm cả suy thoái kinh tế, các kế hoạch liên quan đến JioMart lẫn Reliance có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với những rắc rối về chính trị mà vị tỷ phú sở hữu chúng từng đối mặt. Đó là những trắc trở trong thị trường điện thoại thông minh và con đường xây dựng đế chế thương mại điện tử đầy gập ghềnh.

Bình thường bán cho được smartphone ở Ấn Độ đã là một công việc kinh doanh khó khăn, huống chi khi kinh tế sa sút vì dịch và lạm phát. Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới, người dân Ấn Độ trung bình kiếm được khoảng 2.000 USD một năm nên hầu hết trong số họ khó sở hữu được những chiếc điện thoại thông minh đắt tiền. Apple trầy trật cả chục năm trong thương vụ bán iPhone ở đây. Còn Samsung mất dần vị thế trước các thương hiệu điện thoại rẻ hơn của Trung Quốc như Xiaomi, Oppo và Vivo.

Tập đoàn Reliance của Ambani hiện có các mảng kinh doanh chính bao gồm năng lượng, bán lẻ và công nghệ. Ảnh: AFP

Tập đoàn Reliance của Ambani hiện có các mảng kinh doanh chính bao gồm năng lượng, bán lẻ và công nghệ. Ảnh: AFP

Thách thức ấy càng gia tăng khi đại dịch toàn cầu làm đứt gãy chuỗi cung ứng, gây ra tình trạng thiếu hụt các phụ tùng quan trọng. Do đó, việc chế tạo một chiếc điện thoại thông minh, cho dù là loại giá rẻ, cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Mặc dù JioMart có nguồn vốn và tài nguyên dồi dào nhưng tên tuổi vẫn còn tương đối mới đối với cuộc chơi sản xuất smartphone, nên không dễ có được những thành phần quan trọng trong sản xuất điện thoại, nhất là chip bán dẫn.

Sự chậm trễ trong việc triển khai phát triển số lượng khách hàng điện thoại thông minh còn có thể sẽ làm giảm nỗ lực của Google trong việc muốn Reliance giúp họ nắm bắt cơ sở người dùng Internet của Ấn Độ, với mục đích mở rộng nhanh chóng trong vài năm tới từ con số hơn 700 triệu người có sẵn.

Dân chúng không giàu có để mua điện thoại xịn, Covid-19 bùng phát và kinh tế sụp đổ càng khiến người dùng bình dân nước này không đủ khả năng nâng cấp thiết bị. Điều đó khiến thị trường điện thoại thông minh của Ấn Độ trở nên nhạy cảm hơn về giá cả vào chính thời điểm việc sản xuất chúng ngày càng đắt đỏ.

JioMart hiện hoạt động trên 200 thành phố của Ấn Độ. Ảnh: Getty Images

JioMart hiện hoạt động trên 200 thành phố của Ấn Độ. Ảnh: Getty Images

Facebook đổ 5,7 tỷ USD vào JioMart của Ambani là khoản đầu tư khá vụ lợi cho cả hai bên. Với nền tảng Internet của Ấn Độ, bệ phóng này giúp Ambani tạo ra khung xương sống cho thị trường bán lẻ trực tuyến. Với JioMart hiện hoạt động trên 200 thành phố của Ấn Độ, Facebook nhờ đó có sẵn hơn 400 triệu người dùng để nỗ lực đẩy hai đối thủ Amazon và Walmart ra khỏi vị trí hàng đầu nền thương mại điện tử tại đất nước này.

Song bất chấp đà tăng trưởng mạnh trong năm qua, JioMart vẫn gặp một số khó khăn trong việc thuyết phục các nhà bán lẻ địa phương tham gia đăng ký do họ còn nhiều e ngại. Có một số không mặn mà việc chia sẻ thông tin kinh doanh riêng tư, số khác lại chưa hiểu rõ về giá trị của việc tham gia JioMart.

Cuối cùng, cuộc tranh chấp kiện tụng ra tòa kéo dài giữa tỷ phú Ambani và Amazon gần đây về việc tranh giành vụ thâu tóm nhà bán lẻ Future Group cũng khiến triển vọng tăng trưởng của JioMart bị chậm lại đáng kể.

Tin khác

Xu thế
Quá trình chuyển đổi số không chỉ mở ra không gian tăng trưởng mới cho doanh nghiệp và nền kinh tế mà còn đang hỗ trợ tích cực cho chuyển đổi xanh.
2 ngày
Công nghệ Số hóa
Google thông báo sẽ cung cấp miễn phí những tính năng chỉnh sửa ảnh được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) đến tất cả người dùng, bất kể là họ sử dụng iOS hay Android.
4 ngày
Xu thế
Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT tin rằng, chỉ cần 5 năm nữa, khi nguồn nhân lực bán dẫn dồi dào hơn, được đào tạo bài bản hơn thì Việt Nam sẽ là nơi mà thế giới phải nhắc tới khi nói về chip bán dẫn.
5 ngày
Công nghệ Số hóa
Apple đã gửi cảnh báo tới hàng loạt người dùng iPhone tại 92 quốc gia ở trên thế giới và cho biết rằng họ có thể đã trở thành mục tiêu của cuộc tấn công phần mềm gián điệp đánh thuê.
6 ngày
Công nghệ Số hóa
Chính phủ Mỹ vừa cho biết họ có kế hoạch cung cấp cho TSMC khoản hỗ trợ tài chính trị giá lên tới 6,6 tỷ USD cho các nhà máy tại bang Arizona, Mỹ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
1 tuần
An toàn thông tin
Theo chuyên gia, các hacker (tin tặc) thường nằm vùng trong các tổ chức từ 3-6 tháng để nghiên cứu hệ thống vận hành, sau đó tiến hành các cuộc tổng tấn công.
1 tuần
Xu thế
Gần 90 startup AI và máy học đã vào rơi vào tay của những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Meta, Microsoft, Alphabet, Amazon, Nvidia... và dự báo con số này sẽ không dừng lại.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
OpenAI cho biết, từ tháng 4/2024, công ty cho phép người dùng truy cập vào ChatGPT mà không cần phải đăng ký bất kỳ dịch vụ gì. Người dùng sẽ được trực tiếp trò chuyện với ChatGPT model 3.5.
2 tuần
An toàn thông tin
Xác thực không mật khẩu, tức dùng sinh trắc học để đăng nhập vào các tài khoản được xem là phương thức hữu hiệu để hạn chế các vụ tấn công mạng.
2 tuần
Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
Amazon cho biết sẽ đầu tư thêm 2,75 tỷ USD để hỗ trợ cho Anthropic, một startup được nhiều người coi là công ty đi đầu trong lĩnh vực AI tạo sinh, và là công ty phát triển nên AI Claude.
3 tuần
Công nghệ Số hóa
Trong chuyến thăm tới Trung Quốc, CEO của Apple, Tim Cook cho biết công ty sẽ chính thức ra mắt kính thực tế ảo tại nước này trong năm nay.
3 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 25/3, Công ty chứng khoán VNDIRECT cho biết đang làm việc với các tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam và phối hợp xử lý cùng cơ quan chức năng, thông tin và tài sản của khách hàng được bảo đảm trạng thái an toàn...
3 tuần
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
3 tuần
Xem thêm