Thứ ba, 08/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Tỷ lệ nợ xấu của các công ty tài chính tăng 9-10%

Hồng Gấm
- 09:30, 30/10/2021

(DNTO) - Theo Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng, Covid-19 “níu chân” dư nợ tài chính tiêu dùng, “cõng” nợ xấu tăng vọt lên khoảng 9-10%, trong khi đó, vào thời điểm cuối năm 2020, tỷ lệ nợ xấu chỉ đạt khoảng 6%. Dự kiến đến cuối năm 2021, nợ xấu sẽ tiếp tục tăng.

Ngân hàng đứng trước rủi ro kép: Nợ xấu leo thang, vốn thừa không thể mang đi đầu tư. Ảnh: TL.

Ngân hàng đứng trước rủi ro kép: Nợ xấu leo thang, vốn thừa không thể mang đi đầu tư. Ảnh: TL.

Nợ xấu leo thang

Tại Hội nghị Sơ kết hoạt động 9 tháng đầu năm 2021 của công ty tài chính do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức ngày 29/10, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, tính đến cuối tháng 9/2021, tổng vốn điều lệ của 12 công ty tài chính hội viên đạt 22.195 tỷ đồng, tăng trên 21% so với tổng vốn điều lệ năm 2020, chiếm khoảng gần 80% tổng vốn điều lệ của toàn khối các công ty tài chính.

Tổng tài sản các công ty tài chính hội viên tính đến cuối tháng 9/2021 đạt khoảng 151.000 tỷ đồng, tăng nhẹ khoảng 2% so với cuối năm 2020.

Đáng chú ý, tổng dư nợ tín dụng 9 tháng đầu năm nay của khối công ty tài chính gần như không tăng trưởng so với cuối năm 2020, đạt 129.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu bình quân tăng lên 9-10%, cao hơn nhiều con số 6% cuối năm 2020 và có nguy cơ sẽ tiếp tục tăng vào cuối năm 2021.

Nguyên nhân được ông Hùng đưa ra là do nền kinh tế gặp khó khăn bởi đại dịch, nhiều doanh nghiệp và người dân không thể trả nợ ngân hàng thì đương nhiên sẽ phát sinh nợ xấu.

Tin nên đọc

Đại diện một ngân hàng thừa nhận, rủi ro nợ xấu đang tiềm ẩn ở mức cao khi các khoản nợ tới hạn tái cơ cấu, khách hàng phải dồn lại để trả một lúc. Với tình hình dịch bệnh trên toàn cầu nói chung, Việt Nam nói riêng vẫn phức tạp, chưa biết khi nào sẽ kết thúc, hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp khó có thể kỳ vọng sẽ sớm quay lại trạng thái bình thường.

“Nếu đến 30/6/2022, tình hình còn khó khăn, khách hàng không trả được nợ sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn, chuyển thành nợ xấu, khiến nợ xấu cao, kéo theo dự phòng lớn”, lãnh đạo nhà băng trên nói.

Bên cạnh đó, các công ty tài chính hiện rất lúng túng vì các vướng mắc liên quan đến các văn bản pháp lý như Nghị định 39, Thông tư số 43 và Thông tư 18 chưa đưa ra cơ chế phân loại rõ ràng về cho vay tiêu dùng, mức độ rủi ro của khách hàng…

"Room tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp cho các công ty tài chính quá thấp làm hạn chế khả năng tăng trưởng về quy mô và điều hòa tỷ lệ nợ xấu của các nhà băng. Nhiều công ty tài chính thừa vốn song không thể mang đi đầu tư dẫn tới giảm hiệu quả hoạt động”, ông Hùng phân trần.

Đánh giá về bức tranh nợ xấu, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng nhận định, tổng dư nợ tái cơ cấu bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ tăng dần, tác động lên lợi nhuận ngành ngân hàng trong năm nay và năm tới, do phải tăng trích lập dự phòng rủi ro. Bên cạnh đó, một số ngân hàng có tỷ lệ lãi dự thu trên tổng tài sản tương đối cao, có thể khiến lợi nhuận chưa được phản ánh chính xác, làm tăng rủi ro tiềm ẩn nếu ngân hàng không thu được các khoản lãi dự thu này trong tương lai.

Kiến nghị bỏ room tín dụng, gỡ các rào cản chính sách

Trước khó khăn, bất cập hiện hành, các công ty tài chính đề xuất NHNN không áp trần tăng trưởng tín dụng nhằm hỗ trợ các công ty trong công tác cung ứng vốn cho người dân. Bên cạnh đó, có cơ chế hỗ trợ vốn cho khối tài chính tiêu dùng để các công ty tài chính có thể giảm lãi suất hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Đặc biệt đề nghị NHNN tháo gỡ các vướng mắc, bất cập liên quan đến Thông tư 43. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, điều chỉnh các quy định, chỉ tiêu an toàn cho phù hợp hơn với đặc thù hoạt động của công ty tài chính tiêu dùng, đặc biệt trong giai đoạn đang bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19; xem xét tỷ lệ nợ xấu định hướng riêng cho nhóm công ty tài chính, theo trung bình các công ty tài chính tiêu dùng, phù hợp đặc thù ngành.

Đồng thời kịp thời hoàn thiện, bổ sung các văn bản hướng dẫn (hành lang pháp lý) áp dụng công nghệ số, chuyển đổi số như eKYC, định danh số, chữ ký số, chữ ký điện tử, bao gồm cả việc giải quyết các tranh chấp đối với các giao dịch được thiết lập dưới hình thức chữ ký số, chữ ký điện tử, hướng dẫn phương thức thanh toán qua ví điện tử…

Thứ hai, điều chỉnh lộ trình giảm tỷ lệ tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng so với tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính để đảm bảo đáp ứng yêu cầu thiết thực của người dân, hạn chế họ tìm đến “tín dụng đen” trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường; đồng thời chuẩn bị các cơ sở cho hoạt động phục hồi sau đại dịch.

Thứ ba, sửa đổi quy định về điểm giới thiệu dịch vụ theo hướng mở hơn, cho phép các công ty tài chính mở các điểm giới thiệu dịch vụ để giới thiệu đa dạng các sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng phù hợp với điều kiện, đặc thù hoạt động của công ty tài chính tiêu dùng.

Thứ tư, cho phép ký hợp đồng tại các điểm giới thiệu dịch vụ giúp các công ty tài chính giảm thiểu được thời gian, quy trình thủ tục xử lý hồ sơ thay vì thực hiện xử lý tập trung, từ đó giúp khách hàng tiếp cận được với khoản vay một cách nhanh chóng, và sẽ hạn chế khách hàng tìm đến nguồn tín dụng đen; cho phép hoạt động thu hồi nợ tại các điểm giới thiệu dịch vụ cũng sẽ giúp cho các công ty tài chính chủ động triển khai các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ một cách nhanh chóng, kịp thời, qua đó hạn chế phát sinh nợ xấu mới.

Thứ năm, nới rộng phạm vi hoạt động của các công ty tài chính để đa dạng hóa dịch vụ, tối ưu hóa các nguồn lực, tăng doanh thu để từ đó kéo chi phí vốn, chi phí hoạt động xuống, làm tiền đề để giảm lãi suất cho vay, đồng thời có thể sử dụng data khách hàng từ các dịch vụ khác để đánh giá năng lực tài chính cũng như hỗ trợ công tác thu hồi nợ…

Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính cũng kiến nghị NHNN cũng cần chỉnh sửa Thông tư 39 theo hướng đưa ra tiêu chí cho vay chậm trả lãi và quy định về cho vay theo hướng tinh gọn thủ tục trên cơ sở bảo đảm an toàn, tự chịu trách nhiệm về chất lượng tín dụng. Đồng thời, sớm ban hành các hành lang pháp lý cụ thể về hoạt động cho vay có sử dụng các phương thức điện tử… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty tài chính trong việc thu hồi nợ.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Tối 7/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 3 với các Bộ, ngành về cập nhật tình hình và giải pháp ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ.
6 giờ
Thời sự - Chính trị
Để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những ngày này không khí luyện tập tại Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Đông Nam bộ (Tam Phước - Biên Hòa, Đồng Nai) diễn ra khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần quyết tâm cao nhất. Nhiếp ảnh gia Minh Hòa đã kịp ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp tại buổi diễn tập.
11 giờ
Tài chính - Thị Trường
Thế giới thì đang thay đổi, Hoa Kỳ đã chọn lối đi cứng rắn. Câu hỏi còn lại là Việt Nam sẽ chọn con đường nào. Đây không chỉ là lúc để tính toán mà là lúc để hành động.
11 giờ
Tài chính - Thị Trường
Ngày 2/4/2025, một cột mốc có thể làm rung chuyển toàn bộ trật tự thương mại toàn cầu, Tổng thống Trump ký sắc lệnh áp thuế 10% lên toàn bộ hàng nhập khẩu vào Mỹ, không ngoại lệ, không khoan nhượng và chưa dừng lại ở đó, danh sách các quốc gia bị Mỹ đánh giá là “vi phạm tồi tệ nhất” đã được công bố.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Nỗ lực vươn lên, chủ động phản ứng chính sách kịp thời, đoàn kết thống nhất phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, tiền đề cơ bản để Việt Nam vượt qua thách thức, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính sách thuế mới này đã tạo ra làn sóng chấn động trên toàn cầu. Trong vài ngày qua, thị trường chứng khoán tại Mỹ, châu Âu và châu Á đều lao dốc liên tiếp do lo ngại lạm phát leo thang và nguy cơ suy thoái.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
4 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
6 ngày
Xem thêm