Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thấy gì từ việc ngân hàng giảm lãi suất cho vay 'nhỏ giọt'?

Hồng Gấm
- 18:30, 11/08/2021

(DNTO) - “Đừng thấy đỏ mà tưởng chín”, câu thành ngữ này rất đúng với tình cảnh lợi nhuận ngân hàng như hiện nay, khi các doanh nghiệp than phiền rằng không chỉ lãi suất cho vay cao mà thủ tục cũng phức tạp, dẫn đến việc họ không mấy mặn mà vay vốn.

Các doanh nghiệp cho rằng, cần chính sách rõ ràng để những cam kết hạ lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại đến được với doanh nghiệp khó khăn, đang cần sự hỗ trợ thực chất lúc này. Ảnh: TL.

Các doanh nghiệp cho rằng, cần chính sách rõ ràng để những cam kết hạ lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại đến được với doanh nghiệp khó khăn, đang cần sự hỗ trợ thực chất lúc này. Ảnh: TL.

Đã thực sự "rộng cửa" cho vay?

Vẫn biết, việc giảm lãi suất trong bối cảnh hiện nay là rất khó, nhưng lúc này doanh nghiệp đang rất cần sự chia sẻ, đồng hành của ngành ngân hàng để vượt khó khăn. Từ ngày 12/7, các ngân hàng đã công khai “đồng thuận” cho thấy rằng chủ trương này là nhất quán, song việc thực hiện lại gặp nhiều rào cản.

Và dù ngân hàng “đồng thuận” hạ lãi suất, nhưng chưa thực sự "đồng lòng", khiến nhiều khách hàng vẫn là… người ngoài cuộc, bởi thực tế, chính sách hỗ trợ lãi suất, vốn vay cho cộng đồng doanh nghiệp về cơ bản không "hạ nhiệt" như kỳ vọng, hoặc nếu có cũng chỉ diễn ra ở rất ít ngân hàng, thậm chí cách thức triển khai của các ngân hàng chưa thống nhất, nhiều quy định hồ sơ vay vốn không phù hợp với tình hình hiện nay của doanh nghiệp. Vì vậy, dù mong mỏi được vay vốn, giãn nợ nhưng nhiều doanh nghiệp đã phải bỏ cuộc.

Hơn nữa, trong bối cảnh 6 tháng đầu năm, có tới hơn 70.000 doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường, nhưng các ngân hàng vẫn rầm rộ công bố lãi khủng, điều này liệu có là phản cảm? Nói như cha ông ta, "buôn có bạn, bán có phường", lúc khó khăn thì phải chia sẻ với nhau. Ngân hàng và doanh nghiệp hiện nay không phải là quan hệ xin - cho như trước đây mà là quan hệ cộng sinh. Nói cách khác, doanh nghiệp có trụ vững thì ngân hàng mới có bạn hàng sau này. Chính vì thế, việc ngân hàng giảm thêm lãi vay mạnh mẽ hơn nữa cho giai đoạn 6 tháng cuối năm nay để phù hợp với "sức khỏe" doanh nghiệp, là hợp tình hợp lý.

Từ đầu năm đến nay, nhiều ngân hàng thương mại tuyên bố giảm khá mạnh lãi suất cho vay, như Vietcombank giảm 0,5 - 1%/năm, BIDV giảm 1 - 1,5%/năm, VietinBank và Agribank giảm 2 -2,5%/năm…nhưng theo phản ánh của các doanh nghiệp, lãi suất cho vay chỉ giảm mạnh với doanh nghiệp ở lĩnh vực ưu tiên. Ở đó, các ngân hàng nhấn mạnh đến từng nhóm đối tượng hưởng lợi một cách khó có thể chi tiết hơn.

Ví dụ: “Ngân hàng giảm lãi suất cho toàn danh mục từ nay đến 31/12 là 1%”; “với đối tượng cơ cấu nợ của Thông tư 01, 03 giảm lãi suất 1,5%/năm, giảm tiếp 50% số tiền lãi phải thu đến thời điểm hiện tại, tương đương mức lãi suất vay 3% - 4%/năm”.

Hay như: “Khách hàng thuộc nhóm ưu tiên được giảm ngay 1,5%/năm so với hiện tại và không quên lưu ý “nhóm khách hàng bất động sản, chứng khoán không được giảm”.

Tóm lại, thông tin giảm lãi suất cho vay từ ngân hàng, đa số chỉ thấy mô tả, liệt kê mức giảm, nhóm đối tượng giảm.

Thoáng nhìn, đối tượng được hưởng lợi đều nằm trong nhóm ngành, lĩnh vực “quốc kế dân sinh” như định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Nhưng tuyệt nhiên, cần con số để chứng minh sự "hy sinh" cụ thể của các ngân hàng này thì hoàn toàn mờ nhạt.

Mới đây, một doanh nghiệp nuôi trồng chế biến thủy hải sản vừa thẳng thắn từ chối nhận giảm lãi suất từ một ngân hàng vì lý do số lãi vay mà doanh nghiệp được giảm không đáng bao nhiêu.

"Trong lúc khó khăn, thấy chủ trương của ngân hàng thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của Covid-19, chúng tôi đã đề nghị ngân hàng hạ lãi vay. Ngân hàng có thiện chí nhưng mức giảm lãi vay rất ít, chỉ 0,1 - 0,2%/năm - mức lãi giảm này không có ý nghĩa gì so với quy mô hoạt động của doanh nghiệp, nên chúng tôi không nhận" - đại diện doanh nghiệp cho hay.

Tin nên đọc

Cùng với doanh nghiệp, những khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng, hoặc những hộ gia đình có sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ cũng cho rằng lãi suất cho vay hiện nay vẫn cao, trong thời kỳ phải "thắt lưng, buộc bụng" như hiện nay, lãi suất cần phải thấp nữa mới kích thích người dân vay tiền cho nhu cầu tiêu dùng. Chưa kể, điều kiện để được vay quá khắt khe, doanh nghiệp khó chạm tới được.

Về vấn đề này, bà Nhữ Thị Ngần - Tổng giám đốc Hanoi Tourism chia sẻ, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng cực kỳ khó tiếp cận vốn, nhất là vốn lãi suất thấp.

“Ngân hàng chỉ cho vay vốn lưu động và kinh doanh chứ không cho vay để chi trả chi phí cơ bản duy trì nên doanh nghiệp không vay được, kể cả có tài sản thế chấp. Trong khi đó, nếu công ty hoạt động trở lại thì lại không cần vay nữa vì có vốn lưu động từ quay vòng với đối tác. Đó là nghịch lý vì khi cần thì không được vay, khi được vay thì lại không cần” -  bà Ngần trần tình.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI),  kết quả điều tra từ hơn 12.000 doanh nghiệp sau khi làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát cho thấy, có 57% doanh nghiệp khó tiếp cận gói chính sách hỗ trợ giảm lãi suất ngân hàng và giãn thời gian cho vay; 44% không tiếp cận được gói hỗ trợ tạm dừng đóng BHXH và gần 40% chưa tiếp cận được với chính sách gia hạn đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng...

Ngoài ra, 83% doanh nghiệp cho biết không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp; 60% doanh nghiệp phản ánh lãi suất và các điều kiện cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân luôn khó khăn hơn so với các doanh nghiệp Nhà nước; 46% phản ánh thủ tục vay vốn còn rất phiền hà; 39% cho biết ngân hàng, các tổ chức tín dụng áp đặt điều kiện tín dụng bất lợi cho doanh nghiệp.

Những con số "biết nói" này khiến nhiều ý kiến bức xúc cho rằng, việc ngân hàng "ồ ạt" hạ lãi suất để cứu doanh nghiệp là thực chất hay chỉ là tấm vải thưa khoác lên nghĩa cử cao đẹp?

Trong cuộc họp kêu gọi các ngân hàng đồng thuận hạ lãi suất cho vay, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, các ngân hàng quá chậm trễ trong việc hạ lãi suất. Trong 4 đợt dịch bùng phát, các ngân hàng không giảm lãi suất cho vay nhiều, trong khi lãi suất huy động vẫn tiếp tục giảm sâu từ tháng 3 năm ngoái tới nay.

“Các ngân hàng đáng lý phải giảm lãi suất sâu hơn và sớm hơn. Ngân hàng hưởng lợi từ xã hội thì phải có trách nhiệm với xã hội. Tôi vẫn muốn ngân hàng giảm chi phí qua việc tìm vốn rẻ, tăng thêm dịch vụ, giảm thiểu chi phí hoạt động, chi phí marketing để có thể hạ lãi suất dù không nhiều” - ông Hiếu nhấn mạnh.

Cần xem doanh nghiệp như người bạn đồng hành để cứu

Theo đánh giá của các chuyên gia, đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 với biến chủng Delta, đặc biệt bắt đầu từ tháng 7/2021, đã khiến cho những "mảng màu xám" loang rất nhanh trong bức tranh toàn cảnh khu vực doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vốn đã bị tổn thương lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Các nguồn lực dự trữ đang cạn dần trong khi thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc đang phục hồi rất chậm.

Trước phản ánh của doanh nghiệp về việc ngân hàng giảm lãi suất “cho có”, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định, Ngân hàng Nhà nước sẽ giám sát việc giảm lãi vay của các ngân hàng có thực chất không, có đúng cam kết không, vì để đến mức doanh nghiệp từ chối “món quà” hạ lãi suất, nghĩa là ngân hàng cần nhìn lại. Ngân hàng nên đối xử với doanh nghiệp như người bạn đồng hành.

“Khi dịch bệnh xảy ra, trên mối quan hệ hợp tác cùng có lợi, ngân hàng đừng hỏi nhau lãi khủng thế nào, mà nên quan tâm mình đã chia sẻ với doanh nghiệp ra sao để giữ được những bạn hàng tốt. Đây là thời điểm ngân hàng cần "thắt lưng buộc bụng" để đồng hành với doanh nghiệp, chứ đừng nghĩ chỉ là câu chuyện lãi suất” - ông Tú nhận định.

Để giảm lãi suất cho vay, các ngân hàng phải “thắt lưng buộc bụng” cắt giảm lợi nhuận của chính mình. Ảnh: TL.

Để giảm lãi suất cho vay, các ngân hàng phải “thắt lưng buộc bụng” cắt giảm lợi nhuận của chính mình. Ảnh: TL.

Cũng theo ông Tú, trong thời gian tới, NHNN điều chỉnh Thông tư 01, Thông tư 03 theo hướng rõ ràng hơn cả về thời điểm được cơ cấu cũng như kéo dài thời hạn được phép cơ cấu các khoản nợ cho các doanh nghiệp. Chính sách mới phù hợp với thực trạng, từng đối tượng, loại hình, ngành nghề doanh nghiệp khác nhau để đưa ra mức độ cơ cấu phù hợp.

“Khi điều chỉnh chính sách này, NHNN muốn tính đến câu chuyện dài hơi hơn, không chỉ giảm bớt khó khăn trước mắt cho doanh nghiệp trong thời điểm giãn cách. Mà cả khi kết thúc giãn cách, doanh nghiệp có điều kiện để nhanh chóng phục hồi cùng với nền kinh tế. Chính vì thế, NHNN sẽ sửa lại hoặc ban hành thông tư mới thay thế nhằm tạo sự rõ ràng, chủ động hơn, đồng thời khẳng định sự quyết liệt hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế của ngành ngân hàng trong thời gian tới”.

Bày tỏ quan điểm của mình, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, việc hỗ trợ giảm lãi suất cần bảo đảm nguyên tắc không cào bằng, có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng thực sự khó khăn, đúng lĩnh vực và địa bàn.

"Mức độ tác động của dịch bệnh và khả năng phục hồi của các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn cũng rất khác nhau. Đồng thời, mức giảm bao nhiêu tùy thuộc vào năng lực tài chính của mỗi tổ chức tín dụng.  Do đó, phải bảo đảm vừa hỗ trợ khách hàng vừa giữ được an toàn năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng, nhất là khi rủi ro tiềm ẩn nợ xấu còn lớn..." - TS. Lực cho hay.

Ngoài ra, theo TS Nguyễn Trí Hiếu, với những doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh tốt, nguồn hàng bị tắc nghẽn do dịch khiến dòng quay vốn chậm dù năng lực sản xuất tốt… thì ngân hàng nên có giải pháp như không bắt buộc phải có tài sản đảm bảo mới cho vay.

"Các ngân hàng nên đồng ý cho doanh nghiệp thấu chi trước một khoản để kịp thời có nguồn tiền quay vòng sản xuất. Đó mới là điều doanh nghiệp cần, chứ dù vốn có rẻ nhưng hàng tháng vẫn bắt trả nợ trong bối cảnh dịch bệnh không xuất khẩu được hàng thì doanh nghiệp sẽ "chết" - ông Hiếu nói.

Bên cạnh đó, đứng về phía ngân hàng, ông Hiếu cho rằng, việc tăng lãi suất huy động tiền gửi, áp lực lạm phát tăng lên và dòng tiền có xu hướng rời bỏ ngành ngân hàng, là nguyên nhân khiến các nhà băng hạ lãi suất nhỏ giọt.

Theo đó, trong bối cảnh lãi suất cho vay khó có thể giảm thêm, giải pháp khả thi nhất là NHNN phải đứng ra huy động các ngân hàng thương mại cổ phần lập ra một “tổ hợp tín dụng” cung cấp gói cho vay 300.000 tỷ đồng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

"Mỗi ngân hàng phải trích 3% tổng dư nợ tín dụng tham gia gói hỗ trợ này là nguồn cho vay là từ tiền gửi không kỳ hạn. Các doanh nghiệp được vay tín chấp tuần hoàn 2 năm đầu và trả dần trong 3 năm tiếp theo với lãi suất thấp, chỉ 3 - 5%/năm" - ông Hiếu nêu giải pháp.

Về phía doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn cho rằng động thái đồng thuận giảm lãi suất cho vay của các thành viên Hiệp hội Ngân hàng thời điểm này là tín hiệu tích cực với doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần chính sách rõ ràng để những cam kết của ngân hàng thương mại là đến được với doanh nghiệp khó khăn, đang cần sự hỗ trợ thực chất.

"Ngân hàng dù đã phát đi thông báo giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp nhưng cụ thể như thế nào, doanh nghiệp có phải đáp ứng điều kiện gì không hay cứ nằm trong nhóm đối tượng giảm lãi suất lần này là được vay – những vấn đề này các doanh nghiệp vẫn chưa nắm được. Cho dù thế nào, các doanh nghiệp vẫn hy vọng, lần giảm lãi suất cho vay này sẽ đến được "địa chỉ" rõ ràng chứ không chỉ là lời hô hào trên giấy. Bởi ở thời điểm này, với doanh nghiệp giảm 1% lãi suất cũng rất quý giá" - đại diện doanh nghiệp bày tỏ.

"Chúng ta nhớ rằng ngân hàng đã có 2 giai đoạn tái cơ cấu xử lý nợ xấu vừa qua, và Công ty Quản lý tài sản (VAMC) đã thành lập nhằm “tiếp sức” cho các ngân hàng trong suốt quá trình. Chính phủ không bỏ "tiền tươi thóc thật" hỗ trợ xử lý nợ xấu ngân hàng nhưng không hề "bỏ bê". Do đó, trong một nền kinh tế, xã hội mà tất cả mọi người, mọi nhà đang gồng mình chống dịch, nhiều nơi đang bữa đói bữa no, còn có ngân hàng phải “ém lãi”, đặt lợi nhuận kếch xù lên đầu… thì đó liệu có thể là "hy sinh" tương xứng?" - các chuyên gia đánh giá.

Tin khác

Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
10 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Doanh nghiệp nói rằng họ đã nỗ lực để giảm thời gian vận chuyển hàng hóa nhưng thủ tục thông quan còn phức tạp khiến thời gian bị kéo dài.
1 tuần
Xem thêm