Thứ sáu, 26/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Các thông báo đấu giá khoản nợ xuất hiện ngày dày đặc trên trang web của nhiều ngân hàng báo động nợ xấu ở mức đáng lo ngạị. Đáng chú ý, nguy cơ nợ xấu mới sẽ đạt đỉnh trong năm 2024 khi Thông tư 02 hết hiệu lực, đồng nghĩa với việc giỏ tài chính ngân hàng sẽ chịu áp lực rất lớn. 
Rủi ro tăng cao trong năm 2024 có thể khiến khoản nợ xấu các ngân hàng phình to, đe doạ chất lượng tài sản các nhà băng.
Hiện, mức nợ xấu nội bảng trong hệ thống ngân hàng tương đương 440.000 tỷ đồng là con số đáng báo động. Nếu "ngâm" lâu, sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần có giải pháp đột phá xử lý nợ xấu gắn với tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém.
Nhiều yếu tố tác động khiến chất lượng tài sản của ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng trong năm 2023. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ bao phủ nợ xấu đã tăng gấp đôi sau 10 năm, từ mức trung bình 61% tăng lên 123%, cho thấy chiếc "áo giáp" này đủ gai góc để che chắn.
Trong bức tranh toàn cảnh ngành ngân hàng, "hụt hơi" tín dụng, nợ xấu không xử lý được và khối trái phiếu doanh nghiệp các ngân hàng đang nắm giữ... là những nhân tố ẩn chứa rủi ro khi đánh giá tương lai ngành ngân hàng tháng cuối năm.
Xuất hiện những nhà băng đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh quý 2 năm nay. Câu chuyện lãi nghìn tỷ vẫn tiếp diễn cho thấy những mảng sáng tích cực trong ngành ngân hàng.
Theo chuyên gia Tài chính ngân hàng, TS Cấn Văn Lực, việc luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu là rất cần thiết, theo đó, các quy định xử lý nợ xấu sẽ có giá trị pháp lý cao hơn. Việc xử lý nợ xấu tốt sẽ giúp hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp phát triển lành mạnh hơn.
Qua thời bị "nén", nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ đến lúc "lộ", nhất là khi thời hạn cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 kết thúc trong năm nay. Lo lắng là vậy nhưng ở mặt tích cực, giới chuyên môn vẫn kỳ vọng rủi ro này sớm được tháo gỡ.
Nhiều ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) thấp nhưng lại giảm khoản trích lập dự phòng trong quý 3 như PG Bank, Saigonbank, Eximbank, Kiên Long bank... là rất đáng lo ngại, Chứng khoán Yuanta cho biết.
Từ khi ra đời Nghị quyết 42 được xem như “bảo kiếm” của các ngân hàng trong việc thu hồi nợ xấu.Tuy nhiên, còn khoảng 1 năm nữa, Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực, trong khi văn bản pháp luật khác thay thế chưa có, khiến ngành ngân hàng thấp thỏm "đứng ngồi không yên".
Mặc dù có nhiều lo ngại, song thực tế nợ xấu đã được kiểm soát khá tốt ở phần lớn các ngân hàng, cá biệt một số thành viên còn đang sở hữu tỷ lệ nợ xấu thấp kỷ lục, điều này thể hiện 'sức khoẻ' của ngành ngân hàng ngày càng được củng cố hơn.
Các con số của báo cáo cho thấy, thanh khoản hệ thống ngân hàng đang ở mức dồi dào chưa từng có. Tuy nhiên, trái với tình trạng ngân hàng "thừa tiền", nghịch lý doanh nghiệp “đói vốn” vẫn đang diễn ra phổ biến bởi khó tiếp cận vốn vay, do ngân hàng phải cân nhắc khi cho vay vì sợ "nợ xấu".
Để hạn chế rủi ro nợ xấu trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh, nhiều ngân hàng lựa chọn tăng mạnh tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro như một tấm đệm bao phủ nợ xấu, tránh những cú sốc sau này, điều đó cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận "hy sinh" lợi nhuận.
Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời, khiến bị quá hạn trả lãi hoặc gốc, 'dính' nợ xấu sẽ bị liệt vào 'danh sách đen', có 'vết' trong hệ thống thông tin ngân hàng và rất khó tiếp cận vốn ở bất kỳ ngân hàng nào khác.