Thứ hai, 19/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Tăng trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng liệu có 'lấn lướt' tăng trưởng?

Hồng Gấm
- 10:22, 22/06/2021

(DNTO) - Để hạn chế rủi ro nợ xấu trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh, nhiều ngân hàng lựa chọn tăng mạnh tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro như một tấm đệm bao phủ nợ xấu, tránh những cú sốc sau này, điều đó cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận "hy sinh" lợi nhuận.

Báo cáo tài chính từ khối ngân hàng thương mại cho thấy, bên cạnh nhiều ngân hàng vẫn ghi nhận các khoản lãi khổng lồ, tăng trưởng 2 con số, thì còn nhiều ngân hàng có lợi nhuận giảm sút từ việc mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro. Ảnh: TL.

Báo cáo tài chính từ khối ngân hàng thương mại cho thấy, bên cạnh nhiều ngân hàng vẫn ghi nhận các khoản lãi khổng lồ, tăng trưởng 2 con số, thì còn nhiều ngân hàng có lợi nhuận giảm sút từ việc mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro. Ảnh: TL.

Chấp nhận "ăn mòn" lợi nhuận

Tính đến đợt dịch lần thứ 4, những tác động của Covid-19 mới thực sự “ngấm” đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Bởi trước đó, hàng loạt gói tín dụng với lãi suất ưu đãi, các biện pháp cơ cấu lại nợ, giãn, hoãn nợ cũng như giảm lãi suất cho vay đối với vốn vay mới và vốn vay cũ đã “ngốn” khá nhiều vào chi phí kinh doanh, thu nhập của các ngân hàng.

Các doanh nghiệp, người dân vẫn gặp rất nhiều khó khăn khiến nợ xấu ngày một gia tăng và khiến các ngân hàng phải tăng dự phòng rủi ro, chấp nhận lấn lướt tăng trưởng lợi nhuận. Điều này sẽ càng quan trọng khi số lượng hồ sơ xin miễn giảm lãi suất, gia hạn, cơ cấu lại nợ tới các ngân hàng ngày càng tăng.

Tin nên đọc

Theo phân tích mới nhất, nhìn chung tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng trong quý 2/2021 sẽ tốt, nhưng không cao như quý 1, do dự phòng được dự báo sẽ gia tăng.

Nhìn lại từ những đợt dịch trước, báo cáo tài chính từ khối ngân hàng thương mại cho thấy, bên cạnh nhiều ngân hàng vẫn ghi nhận các khoản lãi khổng lồ, tăng trưởng 2 con số, nhiều ngân hàng khác có lợi nhuận giảm sút từ việc mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro.

Cụ thể, báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 của VietBank cho thấy, lợi nhuận trước và sau thuế giảm đến 52% và 54% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 86 tỷ đồng và gần 66 tỷ đồng. Nguyên nhân do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của VietBank quý 3/2020 tăng đến 65%, lên 25 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, dự phòng rủi ro tín dụng của VietBank tăng đến 80%, lên 65,92 tỷ đồng.

Tại Saigonbank, lợi nhuận quý 3/2020 chỉ đạt 52,2 tỷ đồng, giảm tới 60,5% so với cùng kỳ 2019. Lũy kế 9 tháng 2020, lợi nhuận trước thuế của Saigonbank đạt 177 tỷ đồng, giảm 19,7% so với cùng kỳ 2019. Đặc biệt, chi phí dự phòng của ngân hàng này đã tăng lên 20,9 tỷ đồng, gần gấp đôi mức 10,8 tỷ đồng của cùng kỳ.

Tương tự, Kienlongbank cũng đã phải trích lập đến 83,2 tỷ đồng chi phí dự phòng, tăng 96% so với cùng kỳ. Ngân hàng này lý giải, chi phí dự phòng tăng mạnh là do gia tăng trích lập cụ thể cho khoản vay của một nhóm khách hàng có tài sản đảm bảo là cổ phiếu STB của Sacombank.

Không chỉ ngân hàng tầm trung, “ông lớn” ngân hàng cũng phải tăng mạnh trích lập dự phòng trong bối cảnh nợ xấu tăng. Tiêu biểu, Vietcombank đã phải tăng chi phí dự phòng gần 35% so với cùng kỳ, lên 2.025 tỷ đồng. Vì thế, lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận của Vietcombank đạt 15.965 tỷ đồng, giảm 9,4% so với cùng kỳ 2019.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank, lợi nhuận trước thuế chỉ còn 1.289 tỷ đồng, giảm hơn 1 nửa so với cùng kỳ. Nguyên nhân được cho là do trích lập dự phòng rủi ro tăng đột biến gấp hơn 6 lần so với cùng kỳ.

Còn tại Ngân hàng TMCP Á Châu ACB, tính chung cả năm, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đã khiến ACB thua lỗ 762 tỷ đồng, cũng là do phải trích lập dự phòng rủi ro lên đến 1.363 tỷ đồng.

Chi phí dự phòng sẽ như "của để dành" thúc lợi nhuận trong tương lai

Theo các chuyên gia, bản chất của chi phí trích lập dự phòng rủi ro là dự phòng một khoản tiền cho các khoản vay có vấn đề. Do đó, chi phí cho khoản dự phòng sẽ được lấy từ khoản lợi nhuận của ngân hàng và được khấu trừ khỏi thu nhập hiện hành trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chi phí dự phòng tăng đồng nghĩa quy mô lợi nhuận tính thuế của các ngân hàng sẽ giảm xuống, thuế phải nộp sẽ ít đi. Tuy nhiên, khi mỗi đồng nợ xấu được xử lý, thu hồi, số tiền trích lập dự phòng sẽ được hạch toán trực tiếp vào thu nhập bất thường. Vì thế, nhiều ngân hàng cho rằng khoản chi phí dự phòng này sẽ quay trở lại và làm tăng lợi nhuận tính thuế trong tương lai.

Có thể nói, mặc dù những ngân hàng lợi nhuận giảm nêu trên không phải thuộc số đông, nhưng trong thời gian còn lại của năm, áp lực lên toàn ngành ngân hàng vẫn không hề nhỏ.

Viện Nghiên cứu BIDV ước tính nợ xấu nội bảng đến cuối năm 2020 có thể ở mức 3% và cuối 2021 là 4%. Trong khi đó, việc xử lý nợ xấu được dự báo sẽ gặp khó khăn hơn. Ngoài ra, dịch bệnh khiến sức cầu yếu và niềm tin còn chưa cao dẫn đến nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm. Điều này khiến tín dụng tăng trưởng chậm.

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế - tài chính, TS. Cấn Văn Lực nhận định, nợ xấu tăng khiến các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng. Nên cùng với các biện pháp giãn, hoãn, cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất… thì lợi nhuận của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng, ước tính có thể giảm 20-25%.

Còn theo tính toán của SSI Research thuộc Công ty Chứng khoán SSI, lợi nhuận trước thuế trong nửa cuối năm 2020 của ngành ngân hàng ước giảm 22,1% so với cùng kỳ 2019 do thu nhập hoạt động (TOI) giảm 4% và chi phí dự phòng tăng 47,8%.

Từ nay đến cuối năm 2021, nợ xấu và rủi ro tín dụng do ảnh hưởng từ suy giảm kinh tế có thể tiếp tục đeo bám hoạt động của các doanh nghiệp. Vì thế, việc phải trích lập dự phòng rủi ro vẫn là bài toán buộc các ngân hàng phải cân đối, thậm chí, họ phải hy sinh lợi nhuận để tăng các khoản chi phí này.

Trước bối cảnh như vậy, trong những tháng còn lại của năm, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là tín dụng đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông…

Các tổ chức tín dụng cũng phải tập trung xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu và tập trung nguồn lực tài chính cho xử lý nợ xấu, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và đổi mới công tác xây dựng & thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới.
19 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Lịch sử xã hội loài người cứ tiến lên theo quy luật của nó với những nấc thang phát triển xã hội sau cao hơn xã hội trước và cuối cùng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Quốc hội xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 55 đến hết ngày 31/12/2030 theo Tờ trình của Chính phủ.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong một tuyên bố chung, các quan chức hai bên cho biết họ sẽ giảm thuế quan, với bình luận: "...nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài và cùng có lợi".
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa khuấy động dư luận với đề xuất áp mức thuế 80% lên hàng hóa Trung Quốc, được đưa ra qua mạng xã hội Truth Social. Tuyên bố này xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm, ngay trước thềm cuộc hội đàm thương mại cấp cao Mỹ - Trung dự kiến diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent sẽ đóng vai trò chủ chốt.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 10/5, mỗi kWh điện có giá hơn 2.204 đồng theo quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chính trường Washington đang chứng kiến sự tăng tốc đáng kể trong nỗ lực định hình lại các mối quan hệ thương mại quốc tế của Mỹ.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Sơn La”, được tỉnh chú trọng, sản phẩm quả thanh long ngày càng được thị trường trong và ngoài nước đón nhận, tạo sự liên kết các doanh nghiệp, hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 7/5 (giờ Mỹ), các thông tin từ Washington D.C. đang hé mở khả năng một số sản phẩm thiết yếu dành cho trẻ em khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, như nôi, xe đẩy và ghế ngồi ô tô, có thể được xem xét miễn trừ khỏi mức thuế nhập khẩu cao, thậm chí có thể lên tới 145%.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bắt đầu từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/7/2025, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) sẽ tiến hành cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc Tổng điều tra, Cục Thống kê đã và đang tiếp tục khẩn trương thực hiện các bước chuẩn bị về phương án điều tra, nhân lực, thiết bị công nghệ…
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong 4 tháng đầu năm 2025, ngành nông, lâm nghiệp Việt Nam đã ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan từ sản xuất đến xuất khẩu. Dù đối mặt với không ít thách thức về chi phí đầu vào và thị trường tiêu thụ, ngành nông, lâm, thủy sản vẫn đang khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế nhờ những kết quả tăng trưởng tích cực.
1 tuần
Xem thêm