Chủ nhật, 05/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hụt hơi vì nợ xấu đang chạm ngưỡng 8%, cần có giải pháp đột phá mới cho tái cơ cấu ngân hàng

Hồng Gấm
- 16:41, 31/10/2023

(DNTO) - Hiện, mức nợ xấu nội bảng trong hệ thống ngân hàng tương đương 440.000 tỷ đồng là con số đáng báo động. Nếu "ngâm" lâu, sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần có giải pháp đột phá xử lý nợ xấu gắn với tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém.

Nhiều ngân hàng đẩy mạnh rao bán tài sản để thu hồi nợ, từ nhà đất ở đến đất dự án, nhà máy và nhiều tài sản khác... Ảnh: TL.

Nhiều ngân hàng đẩy mạnh rao bán tài sản để thu hồi nợ, từ nhà đất ở đến đất dự án, nhà máy và nhiều tài sản khác... Ảnh: TL.

Nợ xấu là vấn đề ngày càng "đau đầu" đối với ngành ngân hàng, dù đã rất cố gắng song thời gian gần đây, hoạt động xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thậm chí có chiều hướng xấu đi, do thị trường bất động sản “đóng băng” và phần lớn khách hàng doanh nghiệp thiếu đầu ra.  

Thời điểm cuối tháng 10, hàng loạt các ngân hàng vẫn tiếp tục công bố bán đấu giá các khoản nợ xấu là nhà xưởng, khách sạn, tòa nhà…, đều là những khối tài sản toàn là có giá trị từ hàng chục đến hàng trăm tỉ đồng. Trong bối cảnh đó, những cập nhật sơ bộ kết quả kinh doanh mùa báo cáo quý 3 cũng cho thấy mối lo nợ xấu cũng ngày càng đáng lo ngại.   

Nếu như cuối năm 2022 có 6 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu dưới 1%, thì đến cuối tháng 9/2023 chỉ còn lại một nhà băng. Những ngân hàng từng có tỷ lệ nợ xấu dưới 1% trong nhiều năm liền như ACB, Vietcombank, Techcombank đều đã ghi nhận tỷ lệ này tăng lên trong năm nay và vượt 1%.

Đơn cử, tại BacABank, tổng nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 9 là 762,3 tỷ đồng, tăng đến 48,3% so với hồi đầu năm; tại PGBank, nợ xấu đến cuối tháng 9 đã tăng lên mức 796 tỷ đồng. Mức tăng mạnh nhất là nợ nhóm 3 từ 62 tỷ đồng hồi đầu năm lên hơn 176 tỷ đồng vào cuối quý III. Hay như Vietcombank, khi nợ dưới chuẩn tăng lên nhanh theo báo cáo mới. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ mức 0,68% hồi cuối năm 2022, lên mức 1,21%, trong đó tổng nợ xấu tăng 84%.

Tương tự, tổng nợ xấu tới ngày 30/9 của TPBank cũng tăng đột biến lên gấp 4 lần so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ tăng bằng lần. Kết quả đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 0,84% đầu năm lên 2,97%; LPBank báo lợi nhuận sau thuế ở mức hơn 2.944 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước; nợ xấu lên tới 7.367 tỷ đồng, tương ứng 2,79%, mức cao nhất trong 5 năm qua của ngân hàng này.

Đáng chú ý, những ngân hàng tập trung vào bán lẻ và cho vay tiêu dùng đều ghi nhận tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh như ABBank là 4,6%, trong khi cuối năm 2022 là 2,9%; ngân hàng mẹ VPBank là 3,9%, tăng từ mức 2,8% hồi cuối năm 2022; hay tỷ lệ nợ xấu của VIB tăng lên 3,6% từ mức 2,5% vào cuối năm ngoái...

Vấn đề nợ xấu ngành ngân hàng cũng làm “nóng” nghị trường Quốc hội. Tại phiên thảo luận tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, mới đây, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) cho rằng, nếu loại trừ các ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt, tỷ lệ này là 2,86%. Đáng quan ngại, nếu cập nhật tới ngày 31/8, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống tiếp tục tăng lên mức gần 8%, mà nguyên nhân chính là do nợ xấu của một ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt tăng vọt.  

"Con số này sẽ tiếp tục tăng nữa, đặc biệt khi các khoản nợ xấu tiềm ẩn theo quy định tại Thông tư 01 và Thông tư 02 hết hạn khoanh, giãn, hoãn nợ. Điều này lý giải một phần tại sao tín dụng ngân hàng 9 tháng năm nay tăng chậm", đại biểu Hà Sỹ Đồng nhận định.  

Nhấn mạnh, mức 3,56% nợ xấu nội bảng trong hệ thống ngân hàng, tương đương 440.000 tỷ đồng, là "đột biến, tốc độ tăng đáng lo ngại", ông Nguyễn Hải Nam, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế, chỉ rõ, ngoài khoản nợ này, nợ đọng trái phiếu doanh nghiệp quá hạn, không trả đủ nhà đầu tư hiện khoảng 190.000 tỷ đồng. Hai khoản "nợ xấu" này nếu để lâu sẽ là gánh nặng của nền kinh tế, làm thu hẹp không gian của chính sách tiền tệ.  

nh98

Đột phá xử lý nợ xấu gắn với tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém 

Theo chuyên gia, nợ xấu đang tăng vọt do thị trường mua, bán nợ vẫn còn nhiều hạn chế, không diễn ra sôi động như kỳ vọng. Theo lý giải của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), nguyên nhân là vốn điều lệ của Công ty quá nhỏ (5.000 tỷ đồng) so với quy mô tổng nợ xấu thị trường lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Vì vậy, VAMC đề nghị được tăng vốn và tạo thêm cơ chế vốn để có thể tham gia nhiều hơn thị trường mua bán nợ.

Khuôn khổ pháp lý liên quan đến cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu hiện nay được đánh giá là chưa được hoàn thiện và thiếu các chính sách ưu đãi khuyến khích nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu.

Theo ông Darryl Dong, Cán bộ quốc gia cao cấp IFC Việt Nam, ngành NHNN cần mở cửa cho nhà đầu tư ngoại thì mới có thể giải quyết được vấn đề nợ xấu. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia như Philippines, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc… đều cho thấy, mở cửa thị trường mua bán nợ là giải pháp nhanh và hữu hiệu nhất trong xử lý nợ xấu.

"Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có giải pháp thị trường đúng nghĩa, cần cho phép tổ chức phi ngân hàng tham gia mua bán nợ xấu ngân hàng và cho họ kế thừa đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn với các khoản nợ xấu được mua", vị chuyên gia khuyến nghị. 

Bên cạnh đó, băn khoăn nghị quyết 42 xử lý nợ xấu được kéo dài tới hết năm 2024 nhưng nợ xấu vẫn tăng. Đòi hỏi NHNN cần có giải pháp gắn với tái cơ cấu các ngân hàng để xử lý tốt hơn. Thực tế, nhiều ngân hàng vẫn chưa thoát khỏi diện yếu kém sau một thập kỷ tái cơ cấu dù đã có một số nhà băng đủ "tiềm lực" sẵn sàng gánh vác. Nguyên nhân là do hành lang pháp lý còn bất cập, việc phối hợp, tham gia ý kiến của các bộ, ngành liên quan còn kéo dài do việc xử lý các ngân hàng yếu kém phức tạp, chưa có tiền lệ.

Theo TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, xử lý ngân hàng yếu kém là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách của NHNN hiện nay. Tới đây, Quốc hội sẽ thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Dự luật được bổ sung nhiều quy định kỳ vọng sẽ giúp hệ thống ngân hàng xử lý hiệu quả hơn nợ xấu, đồng thời giúp NHNN sớm xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém.

"Trước mắt, cần phải có những bước đột phá trong chính sách, nhất là đẩy nhanh việc tăng cường nguồn lực cho nhóm "Big 4" để phát huy tích cực hơn vai trò hỗ trợ cho nền kinh tế cũng như củng cố chất lượng các ngân hàng nhỏ và vừa", ông Lực cho hay. 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Trong tháng 4/2024, các quỹ ETF tại Viêt Nam tiếp tục ghi nhận dòng vốn rút ròng giá trị hơn 1.823 tỷ đồng. Cũng trong tháng 4, nhà đầu tư nước ngoài duy trì bán ròng với tổng giá trị hơn 5.316 tỷ đồng. Tổng dòng vốn rút ròng lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024 là hơn 8.016 tỷ đồng
54 phút
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tăng cường quản lý giá, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm, đồng thời yêu cầu xử nghiêm vi phạm về thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 4/2024, nhà đầu tư nước ngoài có giá trị mua ròng đạt hơn 777 tỷ đồng, trong đó mua vào 1.887 tỷ đồng và bán ra hơn 1.109 tỷ đồng.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu hơn 8 triệu tấn, cộng đồng thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu gạo kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành nên có chính sách ưu đãi hơn cho đầu tư trung dài hạn. "Nếu lãi suất hợp lí thì doanh nghiệp sẽ hành động mạnh dạn, hành động sớm hơn". 
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo các chuyên gia, hiện nay nhiều người đã rút tiền tiết kiệm tại các ngân hàng đầu tư vào bất động sản, đợi lên giá và bán. Điều này cũng phù hợp với thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của dân cư và cả doanh nghiệp cuối tháng 1/2024 đã giảm gần 200 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2023.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngay khi tổ chức thành công đại hội cổ đông và thông tin về báo báo cáo tài chính quý 1, cổ phiếu DIG của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng bất ngờ bị bán mạnh.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Xăng Ron 92 giảm 8 đồng/lít, xăng Ron 95 tăng 40 đồng/lít trong kì điều hành hôm nay 2/5.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo nhiều công ty chứng khoán, thị trường đang bước vào vùng trũng thông tin, nhà đầu tư cần linh hoạt ứng phó trước những biến động khó lường trong ngắn hạn.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trên nền xám của bức tranh kinh tế, việc hút gần 9,27 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng đầu năm 2024 được đánh giá là rất thành công, đột phá cả về số lượng, quy mô vốn, chất lượng dự án. Đây là tín hiệu tích cực cho Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. 
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý 1/2024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vay vốn là rất lớn, song hiện chỉ khoảng 2% hợp tác xã (HTX) tiếp cận được vốn từ các tổ chức tín dụng, 80% HTX phải vay ở hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ rõ, việc tín dụng chưa "chảy" vào HTX nguyên nhân đến từ cả 2 phía HTX và ngân hàng. 
1 tuần
Xem thêm