Thứ sáu, 27/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Sắc đỏ lan rộng trong bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý 3, tỷ lệ CIR phân hóa mạnh

Hồng Gấm
- 12:07, 28/10/2023

(DNTO) - Tính tới ngày 27/10, đã có 14 ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý 3/2023, tín dụng “nghẽn”, nợ xấu tăng khiến 2/3 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng âm, chỉ có 8 ngân hàng ghi nhận tăng trưởng dương, song đà tăng không đáng kể. Đáng chú ý, nhiều ngân hàng đã "ngược dòng" cải thiện được CIR. 

14 ngân hàng công bố lợi nhuận, 2/3 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng âm. Ảnh: TL.

14 ngân hàng công bố lợi nhuận, 2/3 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng âm. Ảnh: TL.

Nhiều ngân hàng sụt giảm trên 20% lợi nhuận

Ngân hàng lâu nay vẫn được coi là ngành giữ ngôi vương về lợi nhuận, thậm chí được ví là "cô đơn trên đỉnh lợi nhuận." Ngay cả giai đoạn xảy ra đại dịch Covid-19, trong khi nhiều nhiều ngành nghề méo mặt vì kết quả kinh doanh không như mong muốn thì ngân hàng vẫn là một trong những ngành đạt kết quả tốt nhất, luôn duy trì tăng trưởng 2 chữ số. Điển hình, năm ngoái, 28 ngân hàng công bố báo cáo tài chính cho thấy lợi nhuận tăng trưởng ở mức 40%.

Tuy nhiên, năm nay, nhiều tác động bất lợi khiến lợi nhuận của các ngân hàng kém sắc, nhiều ngân hàng sụt giảm lợi nhuận trên 20%, thậm chí có nhà băng báo lỗ. Trong 9 tháng đầu năm, chỉ có 5/14 ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận dương, gồm HDBank, ACB, VIB, MSB và SaigonBank. Trong đó, ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tốt nhất là ACB (tăng 11%).

Xét về con số tuyệt đối, Techcombank vẫn đang dẫn đầu lợi nhuận trong nhóm ngân hàng TMCP tư nhân với 17.115 tỷ đồng sau 9 tháng, ACB đứng tiếp theo với 15.024 tỷ đồng. Các ngân hàng có lợi nhuận ngàn tỷ đồng được ghi nhận tiếp theo là HDBank, VIB, VPBank, MSB, TPBank, LPBank.  

Đặc biệt, ghi nhận một ngân hàng lỗ 9 tháng đầu năm là NCB và 8 ngân hàng khác ghi nhận lợi nhuận sụt giảm trong 9 tháng đầu năm, bao gồm: Techcombank, VPBank, TPBank, LPBank, BacABank, PG Bank, BVBank, BaoVietBank. Trong đó, các ngân hàng có mức lãi sụt giảm mạnh nhất là BVBank (giảm 85%), VPBank (giảm 58%), BacABank (giảm 23%)….   

Nguyên nhân khiến lợi nhuận của các ngân hàng đi lùi chủ yếu do nợ xấu gia tăng, chi phí trích lập dự phòng và sự suy giảm trong thu nhập lãi thuần...Một số ngân hàng như Techcombank, TPBank hay BaoViet Bank ghi nhận tăng trưởng tích cực nhưng lợi nhuận lại thụt lùi vì chi phí hoạt động hoặc chi phí dự phòng rủi ro tăng vọt. Đơn cử, VPBank, Bac A Bank, ABBANK, TPBank báo lãi giảm khi chi phí lãi tăng nhanh hơn thu nhập từ lãi, khiến thu nhập lãi thuần đi xuống so với cùng kỳ, kéo lùi cả tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế.

Các chuyên gia nhận định, trong ngắn hạn ngành ngân hàng vẫn đối diện với những khó khăn từ làn gió ngược trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và kênh bancassurance khiến nguồn thu từ hai mảng này cần thêm thời gian chờ đợi thị trường hồi phục, nhưng vẫn có những điểm sáng về triển vọng ngành trong quý cuối năm 2023.

"Tăng trưởng tín dụng năm 2023 khó hoàn thành mục tiêu 14%, nhiều khả năng đạt mức tăng 10%-12%, cải thiện đáng kể so với mức tăng 6,92% tính đến cuối tháng 9. Cơ sở để dự báo tín dụng tăng trưởng tích cực trong quý cuối năm 2023 là kỳ vọng tiêu dùng của phân khúc khách hàng cá nhân cuối năm hồi phục. Bên cạnh đó nhu cầu tín dụng vào các ngành nghề gia tăng nhờ hoạt động xuất nhập khẩu, lĩnh vực bất động sản dần được tháo gỡ", ông Nguyễn Anh Tùng, Trưởng nhóm phân tích Khối Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, Công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định.

Kiểm soát tốt chi phí hoạt động, qua đó giảm được CIR, góp phần đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận cho nhà băng. Ảnh: TL.

Kiểm soát tốt chi phí hoạt động, qua đó giảm được CIR, góp phần đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận cho nhà băng. Ảnh: TL.

"Soi" tỷ lệ những ngân hàng ngược dòng cải thiện được CIR

Thực tế, viễn cảnh kinh doanh khó khăn đã được dự liệu từ hồi đầu năm. Theo đó, nhiều nhà băng đã tập trung hơn vào việc đảm bảo các chỉ số an toàn, chất lượng tài sản và tối ưu hiệu quả hoạt động để cải thiện tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) . Đây cũng là một trong các chỉ số phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, CIR càng thấp càng cho thấy ngân hàng tốn ít chi phí hơn khi tạo ra mỗi đồng doanh thu, từ đó góp phần gia tăng lợi nhuận.

Từ đầu năm đến nay, trong các văn bản chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước cũng thường xuyên yêu cầu các ngân hàng tối ưu chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay cho thấy CIR đang là một trong những chỉ số " sức khỏe" được quan tâm hàng đầu hiện nay. 

Báo cáo tài chính của 14 ngân hàng vừa qua cho thấy, tỷ lệ CIR có sự phân hóa và biến động trái chiều trong 9 tháng đầu năm 2023. Nhóm ngân hàng được đánh giá có khả năng kiểm soát chi phí tốt thường ghi nhận tỷ lệ CIR ở quanh mức 30%, có thể kể đến như VPBank, VIB, ACB, Techcombank,…. Trong khi đó, nhiều ngân hàng khác có tỷ lệ CIR trên 50% và thậm chí lên tới 60-70%, tức chi phí đã chiếm gần hết thu nhập kiếm được, thường xuất hiện ở các ngân hàng nhỏ. Ngay cả ở trong nhóm ngân hàng tầm trung nổi bật và ngân hàng lớn, tỷ lệ CIR cũng có chênh lệch rất lớn từ 25-45%.

Cụ thể như VIB, tỷ lệ CIR đã giảm đáng kể từ 34% cùng kỳ xuống còn 30% trong quý 3 năm nay. Ngân hàng ghi nhận tổng doanh thu 9 tháng đầu năm tăng trưởng tốt (22%) so với cùng kỳ và đạt trên 16.300 tỷ đồng. Trong khi đó, tăng trưởng chi phí hoạt động chỉ tăng 4,5% so với cùng kỳ.  Theo đó, VIB là một trong những ngân hàng hiếm hoi có lãi tăng trưởng và đi đúng lộ trình kế hoạch, hoàn thành được gần 3/4 mục tiêu cả năm.

Một ngân hàng khác là MSB cũng có sự chuyển biến ấn tượng về CIR, nhờ doanh thu tăng cao hơn mức tăng 8% của chi phí hoạt động, tỷ lệ CIR 9 tháng đầu năm 2023 ghi nhận 31,6%, thấp hơn mức 34,8% cùng kỳ năm ngoái. Ngân hàng cho biết, quy trình số hóa cũng như cách thức quản trị chi phí giúp MSB cải thiện được CIR, lợi nhuận hợp nhất trước thuế lũy kế 9 tháng của MSB đạt 5.223 tỷ đồng, tương đương đạt 83% kế hoạch năm... 

Rõ ràng, đối với ngành ngân hàng, ngoài câu chuyện lợi nhuận, tỷ suất sinh lời, cổ tức, nợ xấu…, nhà đầu tư còn quan tâm đến CIR như một chỉ số phản ánh hiệu quả mỗi giai đoạn phát triển. Phía sau mỗi giai đoạn đó là chiến lược và "khẩu vị" ngân hàng lựa chọn.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng, không chỉ trong năm 2023, mà các nhà băng phải coi giảm CIR là mục tiêu dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, việc giảm chi phí hoạt động là điều rất khó do ngân hàng phải liên tục đầu tư để mở rộng quy mô và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. Cái khó là ngân hàng vẫn phải đầu tư nhưng vẫn phải giữ chỉ số đẹp với tăng trưởng chi phí thấp hơn so với thu nhập để đẹp lòng nhà đầu tư. Điều này đòi hỏi sự cải tổ mạnh mẽ về mô hình vận hành của các ngân hàng.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới ra thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo rong hoạt động mua bán vàng miếng.
15 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
16 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
19 giờ
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam vẫn chưa thể góp mặt trong danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi của MSCI trong tháng 6 này. Thị trường đặt nhiều kỳ vọng cho đợt đánh giá nâng hạng tháng 9 này của FTSE Russell.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng mạnh sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không kích Iran, giá dầu thế giới tăng bốc đầu, nhóm cổ phiếu dầu khí lại bất ngờ quay đầu giảm, trung bình giảm gần 5% thị giá, sau thông tin có thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Động thái tấn công Iran từ Chính quyền ông Trump đã làm căng thẳng thêm xung đột giữa Israel và Iran, các thị trường tài chính trên thế giới, trong đó có chứng khoán, được cho sẽ đứng trước nhiều thách thức.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, thị trường đang cùng lúc xuất hiện nhiều biến số, từ câu chuyện của Fed, xung tại Trung Đông hay thuế quan của Mỹ, tuy nhiên biến số lớn nhất nhà đầu tư cần quan tâm chín là nội tại nền kinh tế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán trong nước giữ tâm lý lạc quan khi bật tăng hơn 22 điểm nhờ đồng loạt các mã cổ phiếu và các nhóm ngành tăng giá, bất chấp lo lắng từ như xung đột giữa Iran - Israel hay thông tin thuế đối ứng của Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tình hình kinh tế tại châu Á trong các ngày qua có phần ổn định mặc cho nhiều biến động trên thế giới và giá dầu tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
F88 đang từng bước chuẩn bị để chính thức tham gia thị trường chứng khoán với hơn 8,2 triệu cổ phiếu đăng ký, mệnh giá 10.000 đồng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Diễn biến của tỷ giá VND/USD không còn xuất phát từ các yếu tố quốc tế như DXY hay CNY, mà đến từ sự thay đổi trong chiến lược cấu trúc vốn và nghĩa vụ trả nợ ngoại tệ, điều này có thể tạo nên áp lực mang tính dài hạn, ông Trần Ngọc Báu - CEO Công ty Dữ liệu Kinh tế Tài chính WiGroup cho biết.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Hưởng ứng chiến lược phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Sacombank tiếp tục giữ vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy hành vi tiêu dùng hiện đại bằng cách đồng hành với vai trò nhà tài trợ Bạc cho chương trình “Ngày không tiền mặt” 2025.
2 tuần
Xem thêm