Chủ nhật, 09/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ồ ạt 'chạy đua' phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ các ngân hàng sắp thay đổi ra sao?

Bạch Dương
- 16:27, 04/10/2023

(DNTO) - Nhằm gia cố “bộ đệm” dày hơn, trong tình hình hiện nay, phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ là phương án tốt để các ngân hàng tăng sức mạnh tài chính khi lợi nhuận và tín dụng được dự báo sẽ giảm tốc.

Nhiều ngân hàng đồng loạt phát hành thêm cổ phiếu mới để chia cổ tức hay phát hành cổ phiếu thưởng nhằm tăng vốn điều lệ. Ảnh: TL.

Nhiều ngân hàng đồng loạt phát hành thêm cổ phiếu mới để chia cổ tức hay phát hành cổ phiếu thưởng nhằm tăng vốn điều lệ. Ảnh: TL.

Ngân hàng ồ ạt 'bơm' hàng tỷ cổ phiếu vào thị trường

Khoảng 2-3 tháng trở lại đây, một loạt các ngân hàng tranh thủ phát hành lượng lớn cổ phiếu ra thị trường, tăng vốn điều lệ nhằm mục tiêu tạo thuận lợi để phát trển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngân hàng tăng vốn điều lệ lớn nhất sau phát hành cổ phiếu phải kể đến Vietinbank, dự kiến phát hành gần 564,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 11,7415%. Thời gian phát hành dự kiến là trong quý III hoặc IV/2023. Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ VietinBank sẽ tăng từ 48.057 tỷ đồng lên hơn 53.700 tỷ đồng. 

Ngoài ra, VietinBank cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2021 và lợi nhuận còn lại luỹ kế đến hết năm 2016. Cụ thể, ngân hàng sẽ dùng 12.330 tỷ đồng lợi nhuận giữ lại để chia cổ tức bằng cổ phiếu, khối lượng phát hành hơn 1,2 tỷ đơn vị. Với tỷ lệ chia cổ tức dự kiến là 22,96%, vốn điều lệ sau khi phát hành thành công sẽ là 66.030 tỷ đồng.

Cũng trong tháng 8, Ngân hàng MB cũng phát hành thêm hơn 680 triệu cổ phiếu ra thị trường, đẩy vốn điều lệ vươn lên mốc hơn 52.140 tỉ đồng.

Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải hai "ông lớn" về vốn điều lệ. Vietcombank sau phát hành cổ phiếu cũng đạt vốn điều lệ lên mức là 55.890 tỉ đồng, xếp vị trí thứ nhì về vốn điều lệ trong nhóm ngân hàng niêm yết). Trong khi đó, vốn điều lệ của VPbank cao nhất nhóm ngành với 67.430 tỉ đồng.

"Cuộc đua" càng náo nhiệt hơn khi sang tháng 9, ACB huy động 2 lô trái phiếu mã ACBL2325004 có khối lượng 15.000 trái phiếu, tương đương tổng giá trị phát hành là 1.500 tỉ đồng và ACBL2325005 có khối lượng phát hành là 50.000 trái phiếu, tổng giá trị phát hành là 5.000 tỉ đồng. Ngân hàng OCB cũng vừa có báo cáo ngân hàng đã phát hành thành công 685 triệu cổ phiếu cho gần 18.488 cổ đông theo tỉ lệ 50%. Sau phát hành, vốn điều lệ của OCB sẽ tăng từ 13.699 tỉ đồng lên 20.548 tỉ đồng. 

Không chỉ có các ngân hàng “nô nức” tăng vốn, các công ty tài chính cũng đang “rục rịch” bổ sung vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính. Gần đây nhất, Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance) cho hay, sẽ chào bán gần 351,1 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, dự kiến sẽ thu về gần 3.862 tỷ đồng từ đợt chào bán. EVNFinance mong muốn tăng vốn điều lệ gấp đôi lên 7.020 tỷ đồng sau khi phát hành hoàn tất.

Đáng chú ý, dù được cơ quan điều hành “bật đèn xanh” để chia cổ tức bằng tiền mặt, song các nhà băng lại cho thấy sự thận trọng trong việc phân bổ kết quả kinh doanh. Cụ thể, phần lớn đều chọn giữ lại lợi nhuận và chia cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hoặc phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động (ESOP) để tăng vốn điều lệ. Đồng thời, trong năm nay chỉ có 6/27 ngân hàng trên sàn chứng khoán là TPBank, VIB, MB, ACB, VPBank và HDBank có kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt.

Về lý do chọn không chia cổ tức tiền mặt, giữ lại lợi nhuận và phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, SHB giải thích việc này là để nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng tốt hơn các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, đầu tư cơ sở vật chất, số hóa, mở rộng quy mô cho vay và giữ chân nhân tài,... SeABank, OCB, và nhiều ngân hàng khác cũng có lý giải tương tự.

nh68

Bơm vốn "khủng" cho nhóm Big 4: Không nên trì hoãn 

Dự kiến trong quý III và quý IV/2023, ngân hàng sẽ phát hành thêm tối đa 564,3 triệu cổ phiếu, tương đương với giá trị phát hành theo mệnh giá là gần 5.643 tỷ đồng. Tỷ lệ phát hành dự kiến tương đương với 11,7415% số cổ phần lưu hành. Dự kiến trình, vốn điều lệ trong bảng tổng sắp các ngân hàng nhóm từ trên 10.000 tỷ đồng sẽ có sự thay đổi đáng kể. Khoảng cách phân hóa giữa các "ông lớn" và "chiếu dưới" cũng sẽ sâu hơn, xa hơn và có những con số hứa hẹn mang đến cuộc đổi ngôi ngoạn mục.  

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Tổng giám đốc công ty AFA Capital cho rằng, tình hình kinh tế khó khăn và lãi suất tăng đã khiến cho áp lực nợ xấu tại các ngân hàng "dềnh" lên, khiến cho các tổ chức tín dụng phải tăng vốn và tăng cường phòng thủ. “Trên lý thuyết, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng phải đảm bảo được rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành, rủi ro thị trường và phải trên 8%. Khi rủi ro tín dụng tăng cao, tỷ lệ CAR sẽ sụt giảm, dẫn đến các ngân hàng phải tăng vốn để đảm bảo an toàn”. 

Ông Tuấn thông tin thêm, mặc dù vừa qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có ban hành thông tư 02 cho phép các ngân hàng cơ cấu nợ và không tính những khoản này tỷ lệ nợ xấu, song các ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng. Do đó, dù có các biện pháp kỹ thuật giúp giữ CAR các nhà băng trên 8%, song giai đoạn này quan trọng nhất là vẫn phải củng cố bộ đệm vốn, duy trì hệ số này ổn định. 

Hiện nhóm Big 4 tiếp tục đóng vai trò "gánh" hệ thống cả về quy mô vốn, tài sản, huy động vốn và tín dụng. Tính đến cuối tháng 7/2023, vốn điều lệ của Big 4 đạt 180.500 tỷ đồng; tổng tài sản hơn 7,4 triệu tỷ đồng; huy động vốn thị trường 1 đạt 6,15 triệu tỷ đồng, dư nợ cho vay hơn 5,55 triệu tỷ đồng. 

Tuy vậy, việc tăng vốn để nâng cao năng lực tài chính của nhóm ngân hàng này hiện vẫn diễn ra chậm, chưa tương xứng, làm khả năng hỗ trợ kinh tế của các tổ chức này suy giảm. Đó là lí do lãnh đạo của cả 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước đều nhiều lần kiến nghị Chính phủ được nhanh chóng tăng vốn bằng nguồn lực lợi nhuận giữ lại. Theo đó, trong báo cáo gửi Quốc hộ mới đây, NHNN cho biết đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung vốn cho nhóm Big4. 

Nêu quan điểm, TS. Võ Trí Thành, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng dù ngân sách thời điểm này không dư dả và vẫn còn khó khăn do số thu giảm nhưng đã đến lúc cần phải cân nhắc việc tăng vốn cho các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước. “Việc cấp thêm vốn cho các ngân hàng không nên trì hoãn vì để lại năm sau rất khó do lợi nhuận ngân hàng sẽ thấp hơn so với năm trước bởi kinh doanh khó khăn, nợ xấu tăng, chưa kể phải chia sẻ giảm mạnh lợi nhuận để hỗ trợ cho khách hàng,” ông Thành lưu ý.

Chính phủ vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2022, trong đó có nhóm ngân hàng Big 4 nợ xấu đã tăng hơn 23%. Do vậy, bổ sung vốn để gối đệm chống đỡ rủi ro của ngân hàng này dày dặn hơn tránh được các tổn thương là rất cần thiết. 

"Nếu các ngân hàng muốn thu hút được nhà đầu tư nước ngoài thì Nhà nước phải nới lỏng quy định Nhà nước nắm giữ 65% cổ phần mà nên để ở tỷ lệ thấp hơn còn khoảng 51%, tức là Nhà nước vẫn nắm quyền kiếm soát tỷ lệ khống chế lớn, 49% còn lại để cho các cổ đông trong và ngoài nước", ông Hiếu kiến nghị, đồng thời cho rằng, ngoài việc mời gọi các cổ đông nước ngoài thì các ngân hàng phải dùng nội lực của các cổ đông ở trong nước như phát hành trái phiếu chuyển cho các nhà đầu tư ở bên ngoài. Trái phiếu chuyển đổi ở đây nghĩa là phát hành trái phiếu có hạn là 5 năm, sau 5 năm trái phiếu đó có thể chuyển đổi thành cổ phiếu. 

"Nguồn trái phiếu này sẽ giúp nhà đầu tư hưởng lợi, trong 5 năm đó họ quan sát hoạt động của ngân hàng diễn ra như thế nào. Nếu sau 5 năm, nhà đầu tư thấy đây là ngân hàng có lợi thì nhà đầu tư sẽ chọn phương án chuyển đổi thành cổ phiếu. Hiện nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang mong muốn có hình thức này," ông Hiếu nhấn mạnh. 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Nhiều yếu tố tích cực hội tụ đã đẩy bật thị giá cổ phiếu VIC của Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sau hơn một năm chủ yếu duy trì xu hướng đi ngang.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Khối ngoại bất ngờ mua ròng sau, cộng với sự bật tăng thanh khoản toàn thị trường đã phát đi tín hiệu tích cực với thị trường chứng khoán trong nước.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tình hình kinh doanh thuận lợi trong năm 2024 đã giúp nhiều doanh nghiệp mạnh tay chia cổ tức cho các cổ đông.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán trong ngày 5/3 đã có phần khởi sắc sau một đợt thối lui toàn phần, nhờ có tin chính quyền Trump đang cân nhắc lại thuế quan và Trung Quốc khả quan với tăng trưởng.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Bất chấp chứng khoán thế giới chao đảo sau thông tin về lệnh áp thuế của Tổng thống Donald Trump cùng phản ứng trả đũa của Canada và Trung Quốc, chứng khoán trong nước vẫn tăng điểm, vững vàng trước mốc 1.300 điểm.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tại thông tư 12/2025/TT-BTC của Bộ Công an, có hiệu lực từ 1/3/2025 đã quy định biểu mẫu hình ảnh của giấy phép lái xe.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu ORS đi ngược với xu hướng tăng của nhóm ngành chứng khoán, giảm kịch sàn gần 7%, nhà đầu tư bán tháo, vội vã rút chân.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo báo cáo từ S&P Global, công bố sáng 3/3, số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm trong bối cảnh nhu cầu giảm khiến chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) trong tháng 2 chỉ đạt 49,2 điểm. Đáng chú ý, đây là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này nằm ở mức dưới 50 điểm.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường giá thịt heo TP.HCM đang trải qua những biến động đáng chú ý. Điều này không chỉ tác động mạnh mẽ đến người tiêu dùng mà còn đặt ra nhiều thách thức cho các tiểu thương và nhà chăn nuôi.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trái phiếu ngân hàng được nhận định sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường trước yêu cầu về đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn và đáp nhu cầu tín dụng.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Người tiêu dùng và doanh nghiệp tại Mỹ mất tự tin khi các hỗ trợ tài chính mờ nhạt, lo ngại giá cả leo thang trong khi lạm phát nóng trở lại.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ông Lã Giang Trung, CEO Passion Investment, đặc biệt nhấn mạnh hai thành tố, bao gồm sự ổn định từ các yếu tố bên ngoài nhằm giúp nhà điều hành mở rộng mạnh mẽ các chính sách tiền tệ và việc ngừng chảy vốn ngoại ra khỏi thị trường chứng khoán.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Không ít mã giảm sâu hoặc liên tiếp rơi vào giá sàn, nhiều cổ phiếu khoáng sản chấm dứt thời kỳ hoàng kim khi nhà đầu tư tranh thủ xả hàng, chốt lời để tìm kiếm cơ hội mới trên thị trường.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số VN-Index bước vào phiên thứ hai vượt ngưỡng 1.300 điểm, cùng đó là sự khởi sắc về dòng tiền, sự xoay tua tăng điểm giữa các nhóm ngành. Diễn biến trên đã giúp nhóm cổ phiếu chứng khoán nhận được nhiều kỳ vọng tích cực.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nếu Hoà Phát được ví như "Ngư ông đắc lợi" do hội tụ nhiều yếu tố được hưởng lợi rõ nét thì nhiều doanh nghiệp khác không kém phần lo lắng khi HRC, nguyên liệu đầu vào quan trọng, không còn rẻ.
1 tuần
Xem thêm