Thứ ba, 23/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

“Không tăng vốn không được” đang là khẩu hiệu của các nhà băng khi nói về trọng tâm kế hoạch hoạt động năm 2024, nhất là khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu đang xuống mức thấp nhất. Hơn nữa, hoạt động tăng vốn này chính là cơ hội cho các nhà đầu tư đưa ra quyết định "xuống tiền" với dòng cổ phiếu ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa chấp thuận cho BIDV tăng vốn điều lệ "khủng" lên tới 67.004 tỷ đồng (tăng thêm 6.419 tỷ đồng). Các ngân hàng còn lại trong nhóm big 4 cũng đang khẩn trương các thủ tục để tăng vốn.
Nhằm gia cố “bộ đệm” dày hơn, trong tình hình hiện nay, phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ là phương án tốt để các ngân hàng tăng sức mạnh tài chính khi lợi nhuận và tín dụng được dự báo sẽ giảm tốc.
Tăng vốn điều lệ, câu chuyện luôn "nóng" tại đại hội cổ đông thường niên của các ngân hàng.
Trong bối cảnh phải tự lực tăng vốn, hàng loạt kế hoạch đã được các nhà băng tung ra trong quý 4/2022. Trong đó, việc gấp rút triển khai kế hoạch phát hành trái phiếu để làm dày vốn dài hạn nhằm nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh, giúp các ngân hàng đối phó với cơn "biến" lãi suất.
Vốn điều lệ cao sẽ là “bộ đệm” giúp cho các ngân hàng có thêm nguồn lực để chống chọi với những khó khăn, nhất là khi ngân hàng đang thực hiện theo chuẩn Basel II, Basel III và đặc biệt trong giai đoạn tới 2022 - 2023, khi Chính phủ ra "đề bài" yêu cầu duy trì mức tăng trưởng tín dụng cao.
Việc tăng vốn có ý nghĩa cấp thiết đối với các ngân hàng, khi mà quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, trong khi vốn chủ sở hữu của nhiều ngân hàng tăng không tương ứng, tạo áp lực đối với hệ số an toàn vốn dẫn đến tiềm ẩn rủi ro cho hệ thống.
Lượng cổ phiếu lớn chuẩn bị đổ bộ vào thị trường trong 6 tháng cuối năm được xem là điểm rủi ro mà các nhà đầu tư cần lưu ý.