Thứ hai, 29/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Công cụ lãi suất đã tới gần điểm giới hạn, kỳ vọng 'bộ đệm' tài khóa sẽ 'gánh' nền kinh tế

Hồng Gấm
- 18:02, 17/09/2023

(DNTO) - Dự báo năm 2023 chỉ hoàn thành 10/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Quốc hội đề ra. Theo đó, bên cạnh việc khơi thông dòng vốn tín dụng cho doanh nghiệp, theo các chuyên gia, giai đoạn nước rút hiện nay cần "cân đong" đẩy mạnh chính sách tài khóa nghịch chu kỳ để phục hồi tổng cầu, đưa nền kinh tế vượt khó.

Trong bối cảnh hiện nay, chính sách tiền tệ đã phát huy tác dụng và bão hòa. Ảnh: TL.

Trong bối cảnh hiện nay, chính sách tiền tệ đã phát huy tác dụng và bão hòa. Ảnh: TL.

Rủi ro khi lạm dụng công cụ tiền tệ 

Nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô 8 tháng cho thấy, nền kinh tế vẫn đang đối mặt với khó khăn rất lớn. Tốc độ thu ngân sách nhà nước vài tháng gần đây có dấu hiệu đuối sức, xuất khẩu vẫn giảm 10%, nhập khẩu giảm 16,2%; Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) vẫn giảm 0,4% so với cùng kỳ… Trong khi đó, tín dụng vẫn tăng thấp; số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động vẫn tăng cao… Chưa kể, tăng trưởng đầu tư của doanh nghiệp đang chậm lại, thiếu các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo quy mô lớn. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới tăng trưởng trong ngắn hạn, mà còn cả trong tăng năng lực cho nền kinh tế trong trung và dài hạn…

“Dự báo năm 2023 chỉ hoàn thành 10/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Quốc hội đề ra”, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh tại họp báo về Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 ngày 17/9. Cụ thể như năng suất lao động dự kiến chỉ đạt 3,7-4,7% trong khi mục tiêu đặt ra là 5,6%, còn cả nhiệm kỳ từ 6-6,5%, chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2030 cũng đề ra trên 6%. Tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong tổng GDP không đạt trong năm 2023 cũng như bình quân giai đoạn 2021-2025...

“Rõ ràng chỉ tiêu không đạt được đó vừa cấp bách trong ngắn hạn, đồng thời là vấn đề đặt ra trong dài hạn”, ông Hiển nói và nhấn mạnh, 5 chỉ tiêu không đạt lại là những chỉ tiêu “phản ánh chất lượng tăng trưởng” như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỉ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP, đầu tư công là giải pháp cần thúc đẩy nhưng 8 tháng năm nay chỉ đạt 42,35% kế hoạch... 

Trong khi đó, PGS. TS Phạm Thế Anh, Khoa Kinh tế học, Trường đại học Kinh tế quốc dân Việt Nam lo ngại không còn nhiều dư địa để hạ thêm lãi suất, bởi 3 lý do: các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất cao; điều kiện lãi suất thực dương trong nước (lãi suất huy động ngắn hạn đã xấp xỉ bằng lạm phát lõi); cam kết ổn định tỷ giá và dòng vốn ngoại. 

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ đầu năm đến nay, các nước trên thế giới đã có 129 lượt tăng lãi suất, 37 lượt giảm lãi suất, riêng Việt Nam đã có 4 lần giảm lãi suất điều hành. Tính đến ngày 29/8/2023, tín dụng toàn hệ thống tăng 5,33% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,87%).

Tuy nhiên, chính sách tiền tệ đã phát huy tác dụng và bão hòa. Trước đây, việc giảm 1% lãi suất sẽ góp phần đẩy tăng trưởng kinh tế (GDP) lên 1-1,5%. Nhưng bây giờ, có tiếp tục giảm lãi suất thì cũng sẽ không tác động nhiều đến tăng trưởng kinh tế. Vừa rồi, ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã nói rõ về việc này. Theo đó, chính sách tiền tệ đã làm hết sức, hết khả năng, giờ có nới thêm cũng không mang lại quá nhiều lợi ích đối với việc thúc đẩy tăng trưởng. Lý do là các ngân hàng đang thừa vốn, nhưng doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, hay nói cách khác là cung - cầu không gặp được nhau.

TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, để giải quyết bài toán nâng cao hiệu quả tiếp cận tín dụng của người dân, doanh nghiệp, chỉ riêng hệ thống ngân hàng cũng khó giải quyết được vấn đề. Nói cách khác, cần có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa các chính sách tài chính với chính sách tiền tệ. Trong bối cảnh hiện nay, dư địa để điều hành chính sách tiền tệ không còn nhiều (chủ yếu liên quan đến lãi suất), cần nghiên cứu có giải pháp phù hợp, hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp.

Đối với tín dụng, theo các chuyên gia, cần phân biệt rành mạch khả năng về chính sách của NHNN và hoạt động của các ngân hàng thương mại. NHNN không nên can thiệp vào khẩu vị rủi ro, hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.

“Việc liên tục sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như giảm lãi suất điều hành và nghiệp vụ thị trường mở sẽ chỉ mang lại một phần hiệu quả trong nhiệm vụ giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay. Muốn đạt được mục tiêu giảm tiếp lãi suất, cơ quan quản lý nhà nước cần sử dụng các công cụ mạnh mẽ hơn như dự trữ bắt buộc và tái cấp vốn để cung ứng một lượng vốn với lãi suất thấp và có tính ổn định hơn vào hệ thống ngân hàng thương mại”, chuyên gia khuyến nghị.

Việt Nam đang có những thuận lợi nhất định về tài khóa. Ảnh: TL.

Việt Nam đang có những thuận lợi nhất định về tài khóa. Ảnh: TL.

Kéo dài giảm thuế VAT kích thích tăng trưởng

Theo chuyên gia, với tình hình hiện tại, Việt Nam có thể sử dụng một số biện pháp chọn lọc hỗ trợ tổng cầu, các chính sách hỗ trợ này cũng cần phải đảm bảm 3 nguyên tắc: nhanh và kịp thời, để giảm độ trễ của các chính sách; chỉ thực hiện tạm thời, do nguồn lực hạn chế, tránh tác động phụ, và kích thích được sự phản ứng của doanh nghiệp và người tiêu dùng; đúng đối tượng.

“Trong khi hầu hết các nước trên thế giới đang phải đối mặt với vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công tăng cao, phải bắt đầu tích lũy xây dựng lại đệm tài khóa sau đại dịch, thì Việt Nam đang có những thuận lợi nhất định về tài khóa”, ông Phạm Thế Anh nhấn mạnh. 

Có những thuận lợi nhất định về tài khóa cũng là điều được nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước nhắc tới. Bởi lẽ, trong thời điểm hiện nay, chính sách tài khóa, các giải pháp thúc đẩy chi tiêu của Chính phủ, trong đó có đầu tư công, được coi một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế. 

Cùng với đó, để nền kinh tế có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất có thể, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, có thể “trông” vào 3 động lực tăng trưởng. Đó là tăng trưởng của khu vực dịch vụ; trụ đỡ nông nghiệp; và thị trường trong nước. "Nếu Việt Nam có thể củng cố tốt hơn các động lực tăng trưởng hiện hữu và khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới, thì mức tăng trưởng trong năm 2023 và các năm tiếp theo có thể sẽ cao hơn".

Dự báo giai đoạn nước rút còn lại của năm 2023, chính sách tài khóa sẽ nâng đỡ tăng trưởng kinh tế. Đơn cử, chính sách giảm thuế VAT 2% (tương đương 24.000 tỷ đồng); Tăng lương cơ bản 20,8% từ ngày 1/7/2023 (tương đương 54.000 tỷ đồng); Giảm 10-50% đối với 36 khoản phí, lệ phí với người dân và doanh nghiệp (tương đương 700 tỷ đồng); Chính sách gia hạn thuế GTGT, TNDN và tiền thuê đất tiếp tục đến cuối năm 2023, cùng với khả năng luân chuyển mục đích của gói hỗ trợ lãi suất 2% trong Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội vào tháng 10 tới đây...

"Chọn mặt gửi vàng" với doanh nghiệp lúc này là chính sách giảm 2% thuế VAT, cũng tại Diễn đàn, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, chính sách này được triển khai giảm từ 10% xuống 8% đến hết năm 2023. Hiện doanh nghiệp và người dân vẫn muốn kéo dài chính sách này, nên sẽ đánh giá tổng kết, để cân nhắc việc cần thiết kéo dài hay không.

“Thị trường nội địa là yếu tố quan trọng để kích thích tăng trưởng. Chính sách này kéo dài được cũng là biện pháp kích thích tăng trưởng, tiêu dùng nội địa. Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững không chỉ là vấn đề cấp bách trong ngắn hạn mà còn cho cả dài hạn”, ông Thanh nêu quan điểm.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Mặc dù các doanh nghiệp và ngành chức năng đang tính toán lại các giải pháp kích cầu để giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa, song quý I12024, tăng trưởng bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 8,2%. Sức mua yếu đang là nỗi lo lớn của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
8 giờ
Tài chính - Thị Trường
Trong điều kiện hiện nay, cân đối ngoại tệ trên thị trường có những gay gắt hơn trước, để tránh tạo thêm sức ép cho tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm phù hợp để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu quay đầu giảm trong kỳ điều hành chiều nay 25/4, chỉ riêng dầu mazut tăng.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vay vốn là rất lớn, song hiện chỉ khoảng 2% hợp tác xã (HTX) tiếp cận được vốn từ các tổ chức tín dụng, 80% HTX phải vay ở hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ rõ, việc tín dụng chưa "chảy" vào HTX nguyên nhân đến từ cả 2 phía HTX và ngân hàng. 
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị giá FPT chạm giá trần 120.100 đồng/cp, mức đỉnh cao nhất của cổ phiếu này kể từ khi chào sàn. Diễn biến trên cũng đã gây hiệu ứng tích cực dẫn dắt toàn nhóm cổ phiếu công nghệ tăng trung bình trên 6,68%, cao nhất thị trường.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, chất lượng tài sản trong khu vực tài chính tiếp tục xấu đi do thị trường bất động sản suy giảm có thể ảnh hưởng xấu đến triển vọng tăng trưởng khi vốn dự phòng đang tương đối mỏng, đặc biệt là với một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Dù mức lợi nhuận hàng nghìn tỷ được các ngân hàng công bố, tuy nhiên diễn biến thị giá các cổ phiếu ngành ngân hàng lại khá trái chiều nhau.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh, đã xuất khẩu thành công vào nhiều thị trường trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa thể chiếm lĩnh được các thị trường này.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt 208,94 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 107,82 tỷ USD, tăng 16,34% so với cùng kỳ 2023, tương ứng tăng thêm 15 tỷ USD.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
"Mặt bằng lãi suất huy động của giảm nhanh, và dù nhà điều hành đã giảm lãi suất 4 lần mà mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường không giảm được là do cung tiền không tăng, thị trường 1 và thị trường 2 không thông nhau", TS. Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nhận định.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sản xuất công nghiệp đã phục hồi như kỳ vọng? Xuất khẩu trong nước đã thực sự tạo được bứt phá? Đâu là thuận lợi và thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt?... TS Trần Đình Cung đã đưa ra những quan điểm riêng của mình về các vấn đề này.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường giảm sâu đang mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư, trong đó chú trọng các cổ phiếu có nền tảng trả cổ tức bằng tiền mặt, tài chính lành mạnh, thuộc nhóm ngành có tính ổn định và ít ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế, Agriseco nhấn mạnh.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 1/2024, Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng, thay vì kết thúc vào ngày 30/6/2024.
1 tuần
Xem thêm