Thứ sáu, 29/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

'Gia cố' nền kinh tế để chờ đợi sự bứt phá trong năm 2023 

Hồng Gấm
- 18:08, 14/12/2022

(DNTO) - Sự tăng trưởng của năm 2022 rất đáng ghi nhận trong bối cảnh thế giới nhiều biến động. Song thời gian tới đặt ra nhiều thách thức ở nội tại và bên ngoài, doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, đòi hỏi năm 2023 phải thực thi các hành động một cách mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời và đầy đủ giải pháp đã đề ra. 

Doanh nghiệp Việt đang trông ngóng hành động quyết liệt của Chính phủ và các gói hỗ trợ. Ảnh: TL.

Doanh nghiệp Việt đang trông ngóng hành động quyết liệt của Chính phủ và các gói hỗ trợ. Ảnh: TL.

Các giải pháp trợ lực cho nền kinh tế cần quyết liệt, kịp thời

Sau 2 năm đối mặt với Covid-19, năm 2022 kinh tế Việt Nam đã có bước tăng trưởng rất mạnh. Hầu hết các chỉ số kinh tế đều tăng, nhưng sự tăng trưởng này chưa thực sự trọn vẹn, vì vẫn còn những "mảng tối" khi nền kinh tế trong nước dự báo tiềm ẩn nhiều rủi ro và chưa vững chắc của kinh tế thế giới như tình trạng thiếu hụt nguồn cung, đứt gãy chuỗi cung ứng, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu...

Chia sẻ tại Hội thảo Động lực phát triển kinh tế Việt Nam 2023, ngày 14/12, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), cho biết, các con số vĩ mô đang nói lên tinh thần tích cực của "mùa hè", còn tình hình doanh nghiệp thì đang trong "mùa đông" giá lạnh. 

Cụ thể, 11 tháng đầu năm, chúng ta tiếp tục đạt kỷ lục về con số doanh nghiệp thành lập mới, đạt 194.000 doanh nghiệp, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, 132.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong 11 tháng đầu năm, tăng 24,3% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay.

"Điều này cho thấy, doanh nghiệp đang rất khó khăn. Cứ 10 doanh nghiệp mới thành lập thì 7 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Đây là 1 tổn thất lớn, không chỉ về hoạt động của doanh nghiệp, mà còn là vấn đề tăng trưởng lao động, niềm tin trong nền kinh tế. Nếu nhìn sâu vào bức tranh doanh nghiệp sẽ thấy họ đang gặp khó chồng chất: thị trường thu hẹp, nguồn vốn khó khăn, chất lượng lao động giảm…”, ông Lộc nhận định và dự báo năm 2023, những khó khăn sẽ vẫn hiện hữu...

Đơn cử, với tình cảnh ế ẩm, nhiều doanh nghiệp bất động sản, sàn môi giới đã phải đóng cửa, cho nhân viên nghỉ tết sớm và chưa có kế hoạch trở lại. Mới đây, Công ty Bất động sản Đất Xanh miền Bắc đã có thông báo về việc cho nhân viên nghỉ tết sớm kéo dài gần 2 tháng, từ ngày 12/12/2022 đến ngày 5/2/2023. Đây không phải là trường hợp ngoại lệ mà khá phổ biến trên thị trường...

Những khó khăn trên sẽ tác động trực tiếp đến dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư nói chung cũng như các đối tác lớn của Việt Nam nói riêng.

Theo đó, để không bị đứng ngoài cuộc đua hút đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Việt đang trông ngóng hành động quyết liệt của Chính phủ và các gói hỗ trợ. Nhưng, câu hỏi đặt ra là, “nước xa” (các gói hỗ trợ) có khả năng cứu được “lửa gần” (doanh nghiệp cạn kiệt dòng vốn và đứng trước nguy cơ phá sản) hay không?

Đây là thách thức lớn và các chuyên gia cho rằng, để giải quyết được, các doanh nghiệp rất mong Chính phủ thực hiện 3 nhóm giải pháp.

Cấp bách nhất hiện nay vẫn là "bài toán" tín dụng. Phải nhanh chóng mở dòng chảy vốn để cung ứng tiền vào thị trường hàng hóa, thương mại. Hãy để các ngân hàng khối quốc doanh tự do tham gia vào “làn sóng” tăng lãi suất huy động. Nhìn vào lợi nhuận 9 tháng đầu năm của các ngân hàng quốc doanh lớn, có thể thấy, họ hoàn toàn có khả năng thực hiện được điều này.

Cùng với đó, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ xúc tiến đầu tư giữa các quốc gia, tăng cường hoạt động mở cửa đón giao thương sau khi đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát, bởi khi thực hiện hoạt động đầu tư, nhà đầu tư luôn cần di chuyển đến tận nơi để tìm hiểu cơ hội và ra quyết định, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt, cần "trợ lực" cho những doanh nghiệp tạo ra được lợi nhuận khi thị trường khó khăn. Chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp có đóng góp lớn vào ngân sách không làm mất đi tính công bằng trong việc ban hành chính sách, mà ngược lại, còn khuyến khích các doanh nghiệp nỗ lực hơn, nhà đầu tư cân nhắc trách nhiệm xã hội hơn.

Đồng thời nhấn mạnh, khi giải quyết các vấn đề phát sinh mới, vướng mắc cần “tránh những giải pháp đột ngột, không dự báo trước được” khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc thích ứng, chuyển hướng. Đồng thời, cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch, công bằng, hướng tới chất lượng cao hơn không chỉ đơn thuần là giải quyết thủ tục hành chính

Chờ đợi sự bứt phá bằng đầu tư công 

Các chuyên gia đánh giá, động lực phát triển kinh tế Việt Nam 2023 có thể xem đầu tư công là “cứu cánh” kết hợp với việc tận dụng cơ hội để đổi mới. Ảnh: TL.

Các chuyên gia đánh giá, động lực phát triển kinh tế Việt Nam 2023 có thể xem đầu tư công là “cứu cánh” kết hợp với việc tận dụng cơ hội để đổi mới. Ảnh: TL.

Ông Hồ Sỹ Hùng - Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẳng định, Quốc hội, Chính phủ đã xác định rõ mục tiêu tổng quát năm 2023 là tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Các chỉ tiêu chủ yếu được xác định là tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,4-25,8%. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5-6%.

Những con số trên cho thấy khả năng chống chịu tốt của kinh tế Việt Nam năm 2022, đặc biệt là những hiệu chỉnh về chính sách và điều hành những tháng cuối năm 2022 về tiền tệ, tỷ giá, tín dụng, kiểm soát và nới chỉ số lạm phát năm 2023 lên không quá 4,5%… là rất cần thiết và sẽ tạo đà cho sự hồi phục nhanh hơn và phát triển trong thời gian tới của năm 2023.

"Đà phục hồi năm 2022 sẽ tạo nền tảng, nguồn lực cho điều hành chính sách năm tới và đầu tư công có thể là cứu cánh. Khi kinh tế suy giảm thì tăng đầu tư công chính là giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng. Nhất là trong điều kiện cụ thể hiện nay, khi mà dư địa của chính sách tiền tệ không còn nhiều, dư địa của chính sách tài khóa còn tương đối tốt nhờ những nỗ lực để đảm bảo cân đối tài chính ngân sách thời gian qua, tỷ lệ nợ công, bội chi ở mức thấp so với trần quy định", ông Hùng nhận định. 

Đáng chú ý, nhiều chương trình, kế hoạch phát triển trung - dài hạn đã được phê duyệt; kế hoạch, hồ sơ giải ngân đầu tư công, quy trình thủ tục đã được chuẩn bị kỹ trong năm 2022; các gói thuộc Chương trình phục hồi và các chương trình mục tiêu quốc gia đã được thông qua, nên có thể triển khai nhanh hơn trong năm tới, tạo tác động nhanh hơn đến nền kinh tế.

Do đó, với việc nới thêm các chỉ tiêu để mở rộng chính sách tài khóa, sẽ tăng thêm nguồn lực cho đầu tư công, trong đó chi đầu tư phát triển khoảng gần 730 nghìn tỷ, cao hơn 2022 được phân bổ là gần 530 nghìn tỷ...

“Để nguồn lực này đạt hiệu quả cao nhất thì dòng vốn cho đầu tư công phải đi vào đúng hướng, đúng tiến độ để có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tránh lãng phí nguồn lực. Còn ngược lại, nếu dòng vốn không đi vào đúng lĩnh vực, đúng tiến độ thì hiệu quả với tăng trưởng sẽ không như mong muốn, ngược lại còn có thể gây những bất ổn. 

Yêu cầu mở rộng chính sách tài khóa gắn với hiệu quả đầu tư công có ý nghĩa là phải gắn dòng vốn đó vào những lĩnh vực mang lại hiệu quả cho tăng trưởng”, ông Hùng nhấn mạnh.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Để trở thành một điểm sáng trong thu hút FDI những tháng đầu năm, tỉnh này phải cam kết với các nhà đầu tư đảm bảo điều kiện về hạ tầng, nhân lực và môi trường đầu kinh doanh. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 26/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt và đối thoại với thanh niên nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 25/3, tại Phủ Chủ tịch, bà Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyền Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gặp mặt, động viên đoàn đại biểu Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhân dịp Tháng Thanh niên 2024.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Sản xuất thịt tại châu Á đã theo xu hướng bền vững, thân thiện hơn với môi trường. Tuy nhiên, các sản phẩm thịt làm từ thực vật vẫn còn phải trải qua một chặng đường dài.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 2/4 tới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), sẽ tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần CTCP Sách Việt Nam (Savina) do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các danh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng quy mô, phạm vi, đối tượng đầu tư tại Việt Nam; chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, nhất là công nghệ cao phục vụ cho các ngành mới nổi, như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
"Tôi chưa từ chối tiếp một hiệp hội doanh nghiệp nào nếu như tôi có mặt tại Hà Nội", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định việc Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe, chia sẻ với các đối tác, nhà đầu tư, góp phần vì những mục tiêu chung.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ Công thương, Bộ Tài Nguyên và Môi trường và lãnh đạo các bộ ngành cho biết luôn lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp và nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp liên quan đến chính sách, thủ tục đầu tư, kinh doanh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) và Gặp gỡ Cộng đồng Doanh nghiệp FDI ngày 19/3, ghi nhận nhiều đề xuất cấp thiết của các hiệp hội doanh nghiệp nhằm tháo gỡ vướng mắc chính sách hiện nay. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đổi mới, sáng tạo là con đường quan trọng để báo chí Việt Nam vượt qua thách thức do những tác động bởi trí tuệ nhân tạo, các công nghệ tiên tiến khác..., khẳng định giá trị và vị thế của nền báo chí cách mạng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
"Mổ xẻ" tiêu cực trên thị trường bảo hiểm, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, pháp luật nghiêm cấm các hành vi chèo kéo trong bán bảo hiểm. Bộ đã chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để cơ quan có thẩm quyền xử lý.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hội báo toàn quốc 2024 kết thúc thành công tốt đẹp sau ba ngày diễn ra từ 15 - 17/3 với nhiều hoạt động sôi nổi, giàu ý nghĩa, tạo cơ hội để những người trong nghề được giao lưu, học hỏi; chung sức, đồng lòng thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo trong báo chí, cùng vượt qua những khó khăn thách thức trong bối cảnh hiện nay.
1 tuần
Bất động sản
Thủ tướng khẳng định, nhà ở xã hội phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, bảo đảm hạ tầng về y tế, giáo dục, xã hội và các dịch vụ khác, bảo đảm điện nước, nhưng điểm khác là có cơ chế, chính sách phù hợp cho người mua và người bán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Vừa phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị, vừa phải lo kinh tế, đời sống của người lao động, những trọng trách đó đang đặt các cơ quan báo chí trước nhiều khó khăn, trong đó đặc biệt vấn đề làm sao gia tăng, đa dạng nguồn thu, giúp duy trì và phát triển toà soạn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
TP.HCM được đánh giá là luôn năng động, đổi mới. Tuy nhiên, năng động và đổi mới như thế nào là vấn đề mà Chủ tịch Phan Văn Mãi mong cơ quan báo chí đóng góp ý kiến để giúp thành phố khơi thông động lực và phát triển.
1 tuần
Xem thêm