Chủ nhật, 02/04/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Theo phân tích của các chuyên gia, giá bất động sản hiện đã tăng lên mức cao trên nền tảng sử dụng đòn bẩy quá lớn. Do vậy, để "cứu" thanh khoản, giá bất động sản phải giảm đủ sâu để kích thích nhà đầu tư quay lại thị trường.
Điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật để tạo thông thoáng về hành lang pháp lý cũng như có giải pháp hỗ trợ tài chính cho cả doanh nghiệp và người mua là các giải pháp nhằm "phá băng" nhà ở xã hội được luận bàn nóng tại buổi họp báo Chính phủ chiều tối ngày 3/1.
Trong bối cảnh thanh khoản "bó đầu bó đuôi", thông tin ngân hàng nhà nước sẽ vào cuộc để có giải pháp trước mắt về tín dụng cho thị trường bất động sản - động thái bật đèn xanh này được kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp "vượt lằn ranh" sinh tử.
Mặc dù lựa chọn bán hàng giai đoạn này thực sự là vấn đề cân não với doanh nghiệp địa ốc, bởi giá cũng không được như kỳ vọng. Song trong áp lực vòng quay tồn kho bủa vây dịp cuối năm, việc nỗ lực "bung" hàng thắp lên kỳ vọng thị trường sẽ đón "sóng" mới. 
Các chuyên gia cho rằng, việc nới room tín dụng không ảnh hưởng nhiều đến mặt bằng lãi suất đặc khi thời gian qua các ngân hàng thương mại đã nỗ lực co kéo trung hòa nguồn vốn. Song, các động thái này không phản ánh xu hướng chung của thị trường, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống vẫn còn gặp nhiều áp lực.
Trong bức tranh toàn cảnh ngành ngân hàng, "hụt hơi" tín dụng, nợ xấu không xử lý được và khối trái phiếu doanh nghiệp các ngân hàng đang nắm giữ... là những nhân tố ẩn chứa rủi ro khi đánh giá tương lai ngành ngân hàng tháng cuối năm.
Trong những tháng cuối năm, đất nền là phân khúc chịu sức ép giảm giá mạnh nhất và dự báo có thể kéo dài trong thời gian tới, ghi nhận mức giảm trung bình từ 10-20%, khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn đây có phải thời điểm thích hợp để "bắt đáy"?
Hiện nay, từ sản xuất, xuất khẩu, bất động sản đến hàng không, du lịch, dịch vụ…, đều đang chật vật hoạt động, viễn cảnh không đủ sức bám trụ chẳng còn quá xa vời. Hơn lúc nào hết, thị trường rất cần được khơi thông dòng vốn để vượt qua giai đoạn khó khăn. 
Sau giai đoạn tăng trưởng bùng nổ, từ quý IV, các doanh nghiệp thủy sản đứng trước nguy cơ giảm mạnh doanh số xuất khẩu do đơn hàng khan hiếm và ngân hàng cắt giảm hạn mức tín dụng... Nhều lo ngại Việt Nam sẽ giảm lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác.
"Vỡ trận" thị trường trái phiếu là hậu quả sự phát triển nóng nhưng không vững chắc thời gian qua. Giải pháp hiện tại là cần chặn "vết thương" đang chảy máu và cải tổ một cách toàn diện, cũng như cần sự đồng hành nhiều hơn cùng cơ quan quản lý trong việc xây dựng lại niềm tin thị trường.
Nhiều khó khăn vẫn tiếp tục cản đường các doanh nghiệp trong giai đoạn "nước rút", đòi hỏi các Bộ, ngành cần nhìn thẳng vào nguy cơ, thách thức phía trước để chủ động các giải pháp ứng phó, tạo xung lực cho cộng đồng doanh nghiệp đủ sức bứt phá để về đích.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua "trăm hoa đua nở" với mức lãi suất huy động tăng nhanh. Trước sức ép từ nhiều phía, Bộ Tài chính đang tìm cách siết chặt thị trường này, cả cung lẫn cầu. Song, làm thế nào để rủi ro đừng "đến hẹn lại lên", đòi hỏi cuộc cách mạng về các chế tài để thanh lọc.
Sức ép doanh thu cả năm đang lớn dần trong khi các kênh dẫn vốn từ tín dụng lẫn trái phiếu đều "quay lưng" khiến doanh nghiệp bất động sản vô cùng chật vật. Lúc này, vốn ngoại được xem là cửa sáng giúp tăng thanh khoản, song việc dọn chướng ngại vật để tìm bến đỗ cho "đại bàng" vẫn đang nhiều vướng mắc.
Câu chuyện nới hạn mức tín dụng của các nhà băng ngày càng nóng hơn trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị thắt chặt, áp lực lạm phát và tình trạng doanh nghiệp đói vốn để phục vụ mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Nhiều dự báo lợi nhuận ngân hàng 6 tháng cuối năm sẽ tăng trưởng tích cực khoảng 20-25% so với năm 2021, nhờ hoạt động kinh doanh ngoài lãi khởi sắc, áp lực trích lập dự phòng rủi ro giảm..., trong đó yếu tố tiên quyết là kinh tế được dự báo sẽ phục hồi tốt sẽ giúp ngân hàng đẩy mạnh nhịp tăng trưởng.