Thứ sáu, 26/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Co hẹp cho vay tiêu dùng, khiến dư nợ tín dụng của 16 công ty tài chính giảm 67.721 tỷ đồng so với cùng kỳ, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 5-10%. Rõ ràng, quan hệ cho vay giữa công ty tài chính với khách hàng đang không tích cực. Đâu là giải pháp?
Hiện, mức nợ xấu nội bảng trong hệ thống ngân hàng tương đương 440.000 tỷ đồng là con số đáng báo động. Nếu "ngâm" lâu, sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần có giải pháp đột phá xử lý nợ xấu gắn với tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục triển khai và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14.
“Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, ở trường hợp tiêu cực, GDP tăng 6-6,5%. CPI bình quân tăng lên mức 3,8-4,2%. Dự báo nợ xấu nội bảng năm 2022 sẽ được đẩy lên mức 2 % và nợ xấu gộp ở mức khoảng 6 %", TS. Cấn Văn Lực cho hay.
Chính phủ trình Quốc hội kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến ngày 31/12/2023; tiếp tục duy trì các chính sách hiệu quả của nghị quyết nhằm đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, tránh những tranh chấp phát sinh trong thực tiễn.
"Những cơ chế, chính sách thí điểm xử lý nợ xấu nếu không được tiếp tục triển khai thì tổ chức tín dụng rất khó khăn trong việc thu hồi nợ theo Nghị quyết số 42, khi đó dự kiến nợ xấu có thể nhảy vọt mức 430.000 tỷ đồng vào cuối năm 2022", Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến ngày 15/8/2025, kéo dài thêm 3 năm so với thời hạn hiện tại.
Tình trạng “đứng cho vay, quỳ thu nợ” đã diễn ra trong ngành ngân hàng từ lâu, là nỗi ám ảnh lớn nhất của các ngân hàng thương mại. Nhiều ý kiến cho rằng cần luật hóa Nghị quyết 42, vì đã đến lúc luật pháp, hành pháp phải xoay chiều cho phù hợp với nguyên lý của nền kinh tế thị trường.
Theo TS Châu Đình Linh, Giảng viên Đại học Ngân hàng, TP.HCM, luật hoá Nghị quyết 42 và những kiến nghị đừng chỉ dừng ở xử lý tài sản đảm bảo, mà cần hướng đến xử lý nợ xấu, chứ không đơn thuần là xử lý tài sản đảm bảo; cần quan tâm giải pháp xử lý nợ xấu gắn liền với tái cơ cấu…
Theo các chuyên gia, nợ xấu là vấn đề luôn hiện hữu của ngành Ngân hàng. Vài tháng nữa, Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu hết hiệu lực. Nếu không gia hạn hoặc luật hóa, nợ xấu có nguy cơ trở thành “cục máu đông” tiếp tục treo lơ lửng trên đầu các nhà băng.
Theo chuyên gia Tài chính ngân hàng, TS Cấn Văn Lực, việc luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu là rất cần thiết, theo đó, các quy định xử lý nợ xấu sẽ có giá trị pháp lý cao hơn. Việc xử lý nợ xấu tốt sẽ giúp hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp phát triển lành mạnh hơn.
Mặc dù áp lực nợ xấu tăng cao, song xác định mối quan hệ cộng sinh với doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước vẫn đang ứng biến linh hoạt trong việc giảm lãi suất cũng như lùi thời hạn cho vay vốn để trợ lực doanh nghiệp khôi phục sản xuất sau giãn cách.
Từ khi ra đời Nghị quyết 42 được xem như “bảo kiếm” của các ngân hàng trong việc thu hồi nợ xấu.Tuy nhiên, còn khoảng 1 năm nữa, Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực, trong khi văn bản pháp luật khác thay thế chưa có, khiến ngành ngân hàng thấp thỏm "đứng ngồi không yên".
Mặc dù có nhiều lo ngại, song thực tế nợ xấu đã được kiểm soát khá tốt ở phần lớn các ngân hàng, cá biệt một số thành viên còn đang sở hữu tỷ lệ nợ xấu thấp kỷ lục, điều này thể hiện 'sức khoẻ' của ngành ngân hàng ngày càng được củng cố hơn.
Dịch Covid-19 bùng phát lần 4 tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu cao trở lại khi nhiều doanh nghiệp gián đoạn chuỗi sản xuất, đứt gãy dòng tiền, không có nguồn thu để trả nợ. Do đó cần luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu để giúp nền kinh tế vượt qua ảnh hưởng khó khăn do dịch bệnh.