Thứ tư, 17/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

TS. Cấn Văn Lực: 'Dự báo nợ xấu gộp của hệ thống ngân hàng ở mức 6%' 

Bạch Dương
- 16:50, 13/07/2022

(DNTO) - “Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, ở trường hợp tiêu cực, GDP tăng 6-6,5%. CPI bình quân tăng lên mức 3,8-4,2%. Dự báo nợ xấu nội bảng năm 2022 sẽ được đẩy lên mức 2 % và nợ xấu gộp ở mức khoảng 6 %", TS. Cấn Văn Lực cho hay.

Ông Lực  cho rằng, phải có một khung pháp lý cho nợ xấu chứ không để nó cộng dồn, tích tụ tạo nên những nguy cơ, những điểm tắc nghẽn cho kinh tế quốc gia. Ảnh: TL.

Ông Lực cho rằng, phải có một khung pháp lý cho nợ xấu chứ không để nó cộng dồn, tích tụ tạo nên những nguy cơ, những điểm tắc nghẽn cho kinh tế quốc gia. Ảnh: TL.

Chia sẻ tại buổi đối thoại chuyên đề “Hoàn thiện pháp lý về nợ xấu sau khi Nghị quyết 42 kết thúc thí điểm”, ngày 13/7, TS. Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, cho rằng mặc dù hiện nay nợ xấu nội bảng chỉ đang ở mức khoảng 1,4% nhưng tháng 6 vừa qua Thông tư 14 đã hết hiệu lực. Nếu như thông tư này không được gia hạn thì những khoản lẽ ra không phải chuyển nhóm nợ sẽ phải chuyển nhóm. Như vậy thì đương nhiên nợ xấu sẽ tăng”, vị chuyên gia giải thích.

Trước bối cảnh đó, nhóm nghiên cứu của TS. Cấn Văn Lực dự báo nợ xấu nội bảng năm 2022 sẽ được đẩy lên mức 2 % và nợ xấu gộp ở mức khoảng 6%.

Trong bối cảnh những khó khăn, bất định do dịch bệnh và căng thẳng địa chính trị, ông Lực cho rằng: “Nếu không luật hóa Nghị quyết 42 thì tạo ra khoảng trống rất lớn về pháp lý, gây khó khăn hơn nữa trong xử lý nợ xấu”.

Theo đó, TS Cấn Văn Lực đã chỉ ra 6 lý do cần luật hóa Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Thứ nhất, Nghị quyết 42 đã phát huy hiệu quả rất tốt trong thời gian vừa qua. Nhờ thế mà nợ xấu giảm rõ rệt. Đặc biệt, nếu không có dịch Covid bùng phát năm 2020 và 2021 thì sứ mệnh đưa nợ xấu gộp xuống dưới 3 % đã hoàn thành cuối năm 2020.

Thứ hai, còn một số vướng mắc trong xử lý nợ xấu bộc lộ trong thời gian thực hiện Nghị quyết 42 thì chúng ta phải xử lí nốt trong thời gian được gia hạn. Sau đó, khi luật hóa xử lý nợ xấu thì phải lưu ý các vướng mắc đó để không lặp lại.

Thứ ba, nợ xấu là vấn đề liên tục. Làm nghề kinh doanh tiền tệ thì đó là rủi ro mà đã là rủi ro thì luôn luôn tiềm ẩn. Như vậy, phải có một khung pháp lý cho nó chứ không để cho nó cộng dồn, tích tụ tạo nên những nguy cơ, những điểm tắc nghẽn cho kinh tế quốc gia.

Thứ tư, luật hoá Nghị quyết 42 là góp phần hoàn thiện thể chế, tăng tính hiệu lực, hiệu quả cho pháp luật. Hiện nay, quy mô nợ xấu tuyệt đối đã thay đổi rất lớn. Nếu không luật hóa xử lý nợ xấu mà lại quay trở về dùng những luật cũ ví dụ Luật dân sự, Luật doanh nghiệp thì sẽ dẫn đến việc lúng túng và chồng chéo.

Qua khảo sát kinh nghiệm quốc tế, Viện Nghiên cứu, đào tạo BIDV nhận thấy ở các nước họ không cần có luật riêng về xử lý nợ xấu nhưng luật pháp của họ rất mạnh; tính hiệu lực, hiệu quả rất rõ rệt. Trong khi đó, theo nhận định của TS. Cấn Văn Lực, hệ thống luật pháp của Việt Nam còn chồng chéo và tính hiệu lực, hiệu quả không cao. Chính vì vậy, Việt Nam cần xây dựng giải pháp đặc thù.

Cuối cùng, việc luật hoá Nghị quyết 42 sẽ góp phần khắc phục bất cập, tăng hiệu quả xử lý nợ xấu. Qua đó, tăng nguồn lực và tiết giảm chi phí cho hệ thống tổ chức tín dụng, các bên liên quan và nền kinh tế.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Các ngân hàng lớn tiếp tục đưa giá USD lên kịch trần cho phép cũng như vượt xa mức giá bán tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Theo chuyên gia, NHNN có thể sẽ phải can thiệp bằng việc bán kỳ hạn hoặc bán thẳng dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá.
10 giờ
Tài chính - Thị Trường
Ngày 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng để nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. NHNN đề nghị Bộ Công an, Bộ Tài chính phối hợp, hỗ trợ công tác đấu thầu vàng.
12 giờ
Tài chính - Thị Trường
Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng vượt dự kiến ​​trong quý đầu 2024, giúp các quan chức trong nước thở phào. Quốc gia này đang cố gắng thúc đẩy tăng trưởng trong khi phải chống chọi với việc ngành bất động sản èo uột và nợ nần địa phương ngày càng tăng.
14 giờ
Tài chính - Thị Trường
VN-Index mất gần 60 điểm chỉ trong phiên chiều. Cả bảng điện tử đỏ rực khi có tới hơn 150 mã rơi vào giảm sàn và gần 600 mã giảm giá.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Yêu cầu phát triển bền vững tăng lên sẽ khiến giá tín chỉ carbon tăng để tạo sức ép cho các đối tượng gây phát thải lớn, đồng thời cũng đòi lại quyền lợi cho những người bị ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.
1 ngày
Công nghệ Số hóa
Google thông báo sẽ cung cấp miễn phí những tính năng chỉnh sửa ảnh được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) đến tất cả người dùng, bất kể là họ sử dụng iOS hay Android.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, tuần giao dịch mới (15-19/4), trong bối cảnh thị trường đang có hai luồng thông tin trái chiều, nhiều khả năng các chỉ số chứng khoán sẽ giằng co trong biên độ hẹp trước khi một xu thế mới được xác lập.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong nửa đầu tháng 4, thị trường ghi nhận thêm 8 ngân hàng ban hành biểu lãi suất mới, thay đổi bất ngờ khi ồ ạt tăng lãi suất huy động đã trở lại với mức tăng từ 0,1 - 0,3%/năm. Điều này dường như là tín hiệu cho cuộc chạy đua mời gọi thị trường đổ tiền vào ngân hàng.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vốn cho phát triển doanh nghiệp tại Việt Nam đang rất lớn, để mở khóa thị trường đón dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhằm giảm lệ thuộc vốn trung và dài hạn vào hệ thống ngân hàng, thị trường rất cần vai trò của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hay bảo lãnh trái phiếu. 
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Cổ phiếu QCG của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai tăng kịch trần, kết phiên trong tình trạng cháy hàng. Đáng nói, diễn biến này xảy ra ngay sau phán quyết toà án của vụ Vạn Thịnh Phát liên quan trực tiếp đến Quốc Cường Gia Lai.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau báo cáo lạm phát của Mỹ với kết quả nằm ngoài dự báo trước đó, chỉ số DXY tăng vọt, vậy liệu có hay không áp lực với tỷ giá trong nước?
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá dầu diezen và dầu hỏa tăng mạnh trong kỳ điều hành 11/4, giá xăng biến động không lớn
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thanh khoản trên thị trường sụt giảm phiên thứ 4 liên tiếp cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư, cũng như lo lắng về rủi ro có thể xảy ra với thị trường.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Hiện sắp vào mùa cao điểm, giá vé máy bay nội địa tăng cao đã khiến nhiều doanh nghiệp du lịch gặp áp lực.
6 ngày
Xem thêm