Thứ năm, 21/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ngân hàng cần 'mềm mỏng' điều chỉnh chính sách để giải cơn 'khát' vốn cho doanh nghiệp

Hồng Gấm
- 14:30, 12/07/2021

(DNTO) - Các con số của báo cáo cho thấy, thanh khoản hệ thống ngân hàng đang ở mức dồi dào chưa từng có. Tuy nhiên, trái với tình trạng ngân hàng "thừa tiền", nghịch lý doanh nghiệp “đói vốn” vẫn đang diễn ra phổ biến bởi khó tiếp cận vốn vay, do ngân hàng phải cân nhắc khi cho vay vì sợ "nợ xấu".

Giữa lúc cả nước kỳ vọng việc tiêm chủng vaccine đại trà sẽ khiến kinh tế bật dậy mạnh mẽ thì doanh nghiệp lẫn cá nhân lại lo lắng khi gần đây vay vốn khó hơn. Ảnh: T.L.

Giữa lúc cả nước kỳ vọng việc tiêm chủng vaccine đại trà sẽ khiến kinh tế bật dậy mạnh mẽ thì doanh nghiệp lẫn cá nhân lại lo lắng khi gần đây vay vốn khó hơn. Ảnh: T.L.

Ngân hàng ung dung sống "khoẻ", doanh nghiệp khóc ròng

Báo cáo tài chính đầu tiên vừa công bố trong quý 2/2021 cho thấy, dù bị dịch Covid-19 "càn quét" song doanh thu và lợi nhuận của một số ngân hàng vẫn tăng trưởng rất mạnh mẽ.

Cụ thể, ngày 11/7, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cho biết, tính đến cuối tháng 6.2021, tổng tài sản của MB Group (gồm ngân hàng mẹ MB và các công ty con) đạt hơn 524.000 tỷ đồng, tăng 5,9% so với đầu năm, trong đó, tín dụng tăng 10,5%, đạt gần 340.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, theo ông Lưu Trung Thái - Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc MB, doanh thu của ngân hàng hợp nhất đạt hơn 22.900 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ, trong đó, riêng doanh thu trước dự phòng rủi ro của ngân hàng mẹ đạt hơn 14.600 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước.

Trước đó, Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) cũng công bố, trong 6 tháng đầu năm 2021, dư nợ tín dụng ước đạt 1,06 triệu tỷ đồng, tăng 4,8% so với cuối năm 2020; tổng nguồn vốn huy động ước đạt 1,2 triệu tỷ, tăng 3,4% so với năm 2020.

Tin nên đọc

Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng lý giải, hiện tượng tiền nhàn rỗi vẫn chảy mạnh vào các ngân hàng dù lãi suất thấp trong thời gian qua, một phần là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hoạt động kinh doanh của nhiều cá nhân, doanh nghiệp bị đình trệ. Cùng với đó, một số kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ không còn hấp dẫn và có thể sinh lời cao tại thời điểm này.

Hiện tại, các ngân hàng đang dư thừa thanh khoản, tiền huy động của người dân thì tăng trong khi tiền cho vay không giảm mà tăng thấp hơn nhiều so với huy động, vì vậy, số tiền huy động và tích lũy nhiều. Do đó, thời gian này ngành ngân hàng như đang "ngồi trên đống tiền".

Tuy nhiên, trong lúc ngân hàng đang thừa tiền, các doanh nghiệp vẫn ca điệp khúc "thiếu vốn", "khó tiếp cận vốn".

Ông Trần Thanh Phong - Giám đốc Công ty Thiên Bút cho biết, hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp đáo hạn vào 2 tháng tới nhưng dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, không biết có đủ tiền để trả lãi hay không. Hồi giữa tháng 6, doanh nghiệp được hỗ trợ giảm lãi suất 0,5%/năm, xuống còn 6,5%/năm. Nhưng nếu doanh nghiệp không trả được nợ đúng hạn, tuy ngân hàng không làm khó song sẽ điều chỉnh khách hàng nhảy nhóm nợ lên 2 - 3, ảnh hưởng đến tín nhiệm tín dụng, sau này vay lãi suất sẽ cao hơn.

Anh Trần Lâm - Giám đốc Công ty Đồ gỗ nội thất Sông Hồng cho biết, muốn được vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp phải có hồ sơ pháp lý; hồ sơ tài chính và hoạt động sản xuất, kinh doanh; hồ sơ vay vốn; hồ sơ về tài sản đảm bảo...

“Doanh nghiệp có thể chứng minh được năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự. Chứng minh được mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... nhưng rào cản vướng nhất là hồ sơ về tài sản đảm bảo. Những năm qua, doanh nghiệp làm ăn khó khăn và đã thế chấp bất động sản, xe hơi cho ngân hàng, giờ muốn vay vốn để “vượt khó”, tiếp tục sản xuất, kinh doanh thì không ngân hàng nào chấp nhận cho doanh nghiệp dùng hợp đồng, hàng tồn kho làm tài sản thế chấp để đảm bảo cho vay nữa” - anh Lâm trần tình.

Lý giải về thực tế ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp vẫn thiếu vốn, TS. Cao Sĩ Kiêm cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp khó vay vốn ngân hàng, nhưng chủ yếu là do họ chưa đáp ứng đủ điều kiện về tài sản đảm bảo.

"Nếu các quy định hiện hành không giảm bớt yêu cầu về tài sản đảm bảo thì dù lãi suất cho vay có hạ, dù nguồn vốn của ngân hàng có thừa, doanh nghiệp cũng khó có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay" - ông Kiêm nói.

Mới đây, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã gửi văn bản đến Thủ tướng Chính phủ đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong 7 kiến nghị, Hội Doanh nhân trẻ đã có 2 kiến nghị liên quan đến lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp.

Cụ thể, giảm đồng loạt lãi suất mọi khoản vay hiện tại của doanh nghiệp xuống 2% trong ít nhất 1 năm, trong đó đề xuất ngân sách bù 1% và ngân hàng thương mại chịu 1%. Đồng thời, lãi suất hiện nay đã giảm nhưng vẫn còn rất cao, nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được lãi suất rẻ và tín dụng ưu đãi.

Do đó, cần có giải pháp giảm lãi suất cho vay từ 1,5 - 2%/năm (áp dụng cho 12 tháng kể từ tháng 7/2021). Hỗ trợ nguồn vốn vay cho doanh nghiệp thông qua ngân hàng từ nguồn ngân sách Nhà nước, Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn lực tài chính cần thiết.

Về phía ngân hàng, thực tế cũng cho thấy, chủ trương của họ là không thể cho vay một cách cẩu thả, tất cả những tiêu chí về cho vay phải hết sức cẩn trọng, bởi rất nhiều doanh nghiệp hiện đang suy yếu và có độ rủi ro cao về kinh tế. Do đó, các ngân hàng khá cân nhắc khi cho vay vì sợ nợ xấu.

Về vấn đề này, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, đây là một "bài toán" không dễ giải vì liên quan đến xung đột lợi ích. Nếu vì lợi ích chung, ngân hàng cố gắng giải ngân càng nhiều càng tốt, cần chú trọng đến những lĩnh vực then chốt, quy mô lớn. Nhưng ngược lại, nếu cho vay một cách “dễ dãi” thì sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của ngân hàng, đặc biệt là việc thu hồi nợ cũng như lợi nhuận ngân hàng.

"Trong thời điểm hiện nay, một mặt, các ngân hàng vẫn phải tiếp tục tìm kiếm khách hàng tốt, những cơ hội cho vay an toàn cũng như các cơ hội vay mới gắn liền với sự phát triển kinh tế hậu Covid-19, mặt khác, ngân hàng cần có chính sách cho vay linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tại để "hà hơi, tiếp sức" cho doanh nghiệp" - ông Phong nêu kiến nghị.

"Phải cứu trợ doanh nghiệp như cứu người"

Phát biểu ý kiến tại buổi họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế thẩm tra báo cáo kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm diễn ra mới đây, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng ở thời điểm này, bên cạnh "chống dịch như chống giặc" thì còn phải "cứu doanh nghiệp như cứu người". 

"Hiện tỷ lệ tiêm vaccine của Việt Nam còn rất thấp và chưa thể mở cửa trở lại, nghĩa là doanh nghiệp còn phải cầm cự một thời gian nữa, trong khi vẫn có ví von về nghịch cảnh “doanh nghiệp khóc ròng, ngân hàng lãi khủng”. Tôi cho rằng hiện mức chênh của lãi suất huy động và cho vay còn lớn, cho người ta cảm giác ngân hàng còn nguồn lãi tiềm năng" -  Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói.

Mặc dù thừa nhận an toàn của hệ thống ngân hàng là quan trọng nhất, họ phải trích lập dự phòng rủi ro cho các nguồn nợ xấu tiềm tàng, thì sẽ không còn "lãi khủng", nhưng ông Cường vẫn cho rằng cần phải “xem lại” điều hành lãi suất để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp. 

“Tôi cho là không nên duy trì chính sách tiền vốn rẻ, hỗ trợ tràn lan, dễ xảy ra dòng tiền chảy vào lĩnh vực không cần thiết. Nhưng Chính phủ cần đưa ra tiêu chí hỗ trợ lãi suất. Tất nhiên, không thể “bắt” các ngân hàng hỗ trợ, nhưng cần có chính sách để các ngân hàng cũng mong muốn tìm các doanh nghiệp tiềm năng để hỗ trợ" - ông Cường đề nghị.

Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho rằng, đối với những doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn đang cần tiền, Ngân hàng Nhà nước cần có sự điều chỉnh chính sách phù hợp với tình thế hiện tại để các ngân hàng thương mại có thể yên tâm cho vay. Ví dụ như cơ cấu lại nợ công; không chuyển xếp hạng nhóm nợ; giảm bớt mức dự trữ hay những chính sách khác để tạo ưu đãi và giảm chi phí cho ngân hàng thương mại. Đồng thời, giảm bớt trách nhiệm quản lý Nhà nước về tầm vĩ mô để có thể yên tâm cho vay trong những lĩnh vực khó khăn. Điều này các doanh nghiệp đang rất cần.

Theo TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, việc cơ quan quản lý siết tín dụng tăng trưởng nóng, thanh khoản của ngân hàng là cần thiết để kiểm soát rủi ro, an toàn hệ thống. Nhưng lâu dài, ngân hàng Nhà nước nên có giải pháp quản lý khác thay vì công cụ hành chính, tình thế như đang áp dụng. Ngân hàng Nhà nước nên quản lý hệ số an toàn vốn (CAR). Như thế, sẽ vừa đảm bảo an toàn vốn, vừa đảm bảo đáp ứng chuẩn Basel 2 và vừa theo thông lệ quốc tế.

"Ngân hàng Nhà nước cần xem xét và có cách xử lý các hợp đồng vay vốn mà tổ chức tín dụng đã ký hạn mức tín dụng cam kết với khách hàng từ trước. Vốn cần được đến kịp thời với khách vay để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân không bị ách tắc" - ông Lực kiến nghị.

Trước tình hình trên, tại cuộc họp bàn các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế trước tác động của đại dịch Covid-19 mới đây, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhấn mạnh, mọi hoạt động của ngân hàng phải làm sao hài hòa, song hành giữa 2 mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn, song vẫn đảm bảo an toàn một cách cao nhất cho hệ thống ngân hàng nói chung và cho từng tổ chức tín dụng nói riêng, không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong trung và dài hạn.

Theo ông Tú, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành các yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể để toàn ngành triển khai thực hiện, đồng thời ông giao Hiệp hội Ngân hàng vận động sự đồng thuận của các tổ chức tín dụng để giảm lãi suất với những mức cụ thể ngay trong tháng 7/2021 này.

Thông tin từ ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh TP.HCM, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai Thông tư 03 mạnh mẽ hơn để hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể, ngân hàng thực hiện giảm lãi suất cho vay xuống thông qua giảm chi phí quản lý, đặc biệt là các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước.

Động thái quan trọng nhất trong thời gian tới là Hiệp hội Ngân hàng sẽ họp với 16 ngân hàng thương mại có quy mô lớn, chiếm tỷ trọng 70 - 80% để cùng đồng thuận giảm lãi suất cho vay, trong đó, đối với các hợp đồng hiện hữu là khoảng 1%/năm.

"Đây là sự hỗ trợ thiết thực của ngân hàng đối với người vay và tạo điều kiện tốt nhất để khách hàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng trong điều kiện không buông lỏng các điều kiện. Trong thời gian qua, các ngân hàng đã kiểm soát khá chặt chẽ tín dụng. Để tháo gỡ khó khăn khách hàng không có tài sản thế chấp không tiếp cận được vốn, một số ngân hàng tại TP.HCM đã triển khai sản phẩm cho vay thế chấp nguồn thu, dòng tiền bán hàng" - ông Minh nói.

Tin khác

Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
6 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo đại biểu Quốc hội, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tham gia, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, nội địa hóa tối đa, giảm phụ thuộc vào nước ngoài...
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường lớn và tiềm năng nhưng việc phụ thuộc phần lớn vào thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp cần hướng tới mở rộng thị trường cùng khu vực như Peru, Colombia hay Trung Mỹ...
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Doanh nghiệp nói rằng họ đã nỗ lực để giảm thời gian vận chuyển hàng hóa nhưng thủ tục thông quan còn phức tạp khiến thời gian bị kéo dài.
1 tuần
Xem thêm