Thứ sáu, 20/12/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nhập siêu từ châu Á không đáng ngại nhưng cần hướng tới cân bằng

Huyền Trang
- 15:51, 20/12/2024

(DNTO) - Việt Nam là nước gia công nên việc nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu là chuyện bình thường. Tuy vậy, nên hướng tới việc đa dạng hóa thị trường nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro.

85% nguyên liệu đối với hàng dệt may hiện phải nhập khẩu, trong đó phần lớn từ Trung Quốc. Ảnh: T.L.

85% nguyên liệu đối với hàng dệt may hiện phải nhập khẩu, trong đó phần lớn từ Trung Quốc. Ảnh: T.L.

Khu vực châu Á - châu Phi là thị trường quan trọng với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, đóng góp tới 49% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực có tỷ trọng nhập siêu lớn của cả nước.

Đơn cử chỉ riêng thị trường Trung Quốc, trong 11 tháng đầu năm, ta đã nhập 130 tỷ USD kim ngạch hàng hóa, chiếm gần 37,7% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước và tăng tới gần 30% so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu từ thị trường khác cũng gia tăng như Hàn Quốc 51,1 tỷ USD, tăng 6,8%,  khu vực thị trường ASEAN đạt 42,2 tỷ USD, tăng 13,4%... 

Các chuyên gia cho rằng nhập siêu trở lại trong vài tháng gần đây là không đáng lo ngại. Cùng với sự phục hồi của sản xuất và xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu cũng có sự chuyển biến khi chiếm 89% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu là nhóm hàng cần nhập khẩu (trong đó bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng và nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước).

“Chúng ta đang nhập nguồn nguyên phụ liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước nên không đáng lo ngại”, ông Bùi Huy Sơn - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Công thương), nhận định. 

Lý giải thêm, ông Trịnh Minh Anh - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, cho biết trong thời gian qua chúng ta đã ký được nhiều FTA, đặc biệt là với khu vực châu Á và châu Phi, chiếm tới 82% tổng số FTA đã ký.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong số các quốc gia có thặng dư và nhập siêu lớn đối với Việt Nam, cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều nằm trong khu vực này. Năm ngoái, Trung Quốc có nhập siêu vào Việt Nam lên tới 49 tỷ USD, Hàn Quốc là 28 tỷ USD. 

Vị này cũng đồng tình rằng nhập siêu không phải là vấn đề quan trọng nhất, vì nền kinh tế của chúng ta hiện tại chủ yếu là gia công và lắp ráp. Tuy nhiên, cần lưu ý đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và xuất khẩu. Ví dụ một số ngành như đồ gỗ và dệt may có tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu rất cao, chiếm tới 80% đối với đồ gỗ và 85% đối với hàng dệt may.

Trong Hiệp định EVFTA hay các quy định truy xuất nguồn gốc mới, châu Âu sẽ tăng cường kiểm soát hàng hóa ngay từ nguồn nguyên vật liệu. Ví dụ hàng hóa phải được hình thành một cách tự nhiên trong lãnh thổ Việt Nam hoặc các nước thành viên EU. Nếu phải trải qua giai đoạn gia công hoặc chế biến đầy đủ, EU cho phép tỷ lệ nhất định không có xuất xứ, hoặc cho phép cộng gộp nguyên liệu từ EU và Việt Nam hay mở rộng nguyên liệu từ Hàn Quốc, ASEAN với một số sản phẩm.

Việc cân bằng cán cân thương mại với các đối tác, đặc biệt là đối tác lớn như EU, Mỹ là rất quan trọng để duy trì xuất nhập khẩu bền vững. Ảnh: T.L

Việc cân bằng cán cân thương mại với các đối tác, đặc biệt là đối tác lớn như EU, Mỹ là rất quan trọng để duy trì xuất nhập khẩu bền vững. Ảnh: T.L

Do đó, chuyên gia cho rằng Việt Nam cần hướng tới tự chủ nguồn nguyên vật liệu trong nước. Nếu phải nhập khẩu, cần đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, trong đó hướng tới thị trường mà hiệp định cho phép. Bên canh đó, việc đa dạng hóa thị trường nhập khẩu cũng giúp Việt Nam giảm thiểu rủi ro khi chuỗi cung ứng nguyên vật liệu toàn cầu bị đứt gãy do những yếu tố bất thường. 

Ngoài ra, Việt Nam hiện đang xuất siêu sang Hoa Kỳ với thặng dư thương mại lên tới 111 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm. Trong khi Hoa Kỳ luôn muốn cân bằng thương mại với các nước đối tác, việc Việt Nam liên tục xuất siêu sang Hoa Kỳ là một lo ngại khi nước này có thể sẽ tăng cường sử dụng công cụ thuế đối với các hàng hóa nhập khẩu của ta.

“Một trong những giải pháp mà tôi đã đề xuất trước đây là tăng cường nhập khẩu các sản phẩm có giá trị cao, ví dụ như máy bay từ Mỹ, điều này sẽ giúp giảm thâm hụt thương mại và thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường lớn”, ông Minh Anh đề xuất.

Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), cho biết thời gian tới, Bộ sẽ thực hiện đồng bộ giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu, đa dạng hoá thị trường. Bên cạnh việc duy trì phát triển các thị trường truyền thống, các mặt hàng truyền thống, sẽ tăng cường phát triển các thị trường gần, các mặt hàng tiềm năng mới. Chú trọng hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp chuyển đổi sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, phát triển bền vững.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Việt Nam là nước gia công nên việc nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu là chuyện bình thường. Tuy vậy, nên hướng tới việc đa dạng hóa thị trường nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro.
7 phút
Trung ương hội
Phát biểu tại phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029, sáng 18/12, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, Đảng, Nhà nước luôn đặt niềm tin sâu sắc vào lực lượng thanh niên, luôn đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong nhiều vấn đề lớn của đất nước.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong 13 nhà máy điện khí LNG được phê duyệt, hiện vẫn có 3 dự án chưa có nhà đầu tư. Các dự án còn lại cũng tồn tại những thách thức, khó khăn vướng mắc.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Giải VnExpress Marathon Hải Phòng đã thu hút 10.000 người chạy, bao gồm các vận động viên chuyên nghiệp quốc gia và quốc tế, cùng hàng ngàn người thân và bạn bè tham gia.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ tiếp tục tăng mạnh có thể khiến hàng hóa Việt Nam bị thị trường bạn để ý nhiều hơn trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam có thể đạt 7,06% và năm 2025 thậm chí cao hơn nếu giải quyết những khó khăn nội tại của doanh nghiệp cũng như thúc đẩy đầu tư công.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Sau 3 năm âm thầm dành nhiều tâm sức cho dự án phát hành Album B369, sản phẩm âm nhạc được anh kỳ công đầu tư suốt 3 năm qua, Trịnh Thăng Bình không khỏi xúc động khi nhìn thấy thành quả được khán giả và bạn bè đón nhận.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Những lý do như xin chủ trương phê duyệt, giải phóng mặt bằng… đã được Quốc hội tháo gỡ bằng việc sử đổi nhiều bộ luật liên quan. Việc còn lại của giải ngân đầu tư công nằm ở chính những người thực hiện.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Với những dấu hiệu tích cực của dòng tiền, các chuyên gia đánh giá chỉ số VN-Index có thể tiếp tục vận động đi lên và hướng tới vùng kháng cự mạnh 1.280-1.300 điểm trong tuần giao dịch mới (9-13/12).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Khai mạc phiên họp Chính phủ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm 2024 khoảng trên 7%, năm 2025 khoảng 8% để tạo đà cho giai đoạn 2026-2030 đạt tăng trưởng hai con số.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc giữ giá điện thấp lâu dài sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, gây áp lực lớn lên nền kinh tế trong khi chủ yếu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp FDI. Vì vậy cần tạo ra thị trường điện cạnh tranh để đảm bảo an ninh lương thực.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đề xuất thành lập khu thương mại tự do. Chuyên gia cho rằng Việt Nam có cơ hội tiến tới trở thành quốc gia thương mại tự do giống như Singapore.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều 30/11, với 464/464 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, (100% đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều 30/11, với 443/454 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Đại biểu Quốc hội đề nghị cần mở rộng phạm vi quản lý đối với doanh nghiệp có dưới 50% vốn Nhà nước và quy định về nguyên tắc quản lý: Dòng tiền Nhà nước đi tới đâu thì Nhà nước theo dõi, quản lý tới đó, và chỉ quản lý dựa theo tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần.
2 tuần
Xem thêm