Thứ sáu, 13/12/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới đang ‘hạ cánh an toàn’

Huyền Trang
- 17:36, 13/12/2024

(DNTO) - Trong tháng cuối năm, hoạt động xuất khẩu dự báo có nhiều thuận lợi và dư địa tăng trưởng do lạm phát toàn cầu đã hạ nhiệt, nhu cầu thị trường quốc tế đang trên đà hồi phục theo làn sóng hạ lãi suất của các ngân hàng trung ương.

 

Kinh tế thế giới năm 2024 được dự báo là “hạ cánh an toàn” giúp xuất khẩu Việt Nam có thêm nhiều cơ hội. Ảnh: T.L.

Kinh tế thế giới năm 2024 được dự báo là “hạ cánh an toàn” giúp xuất khẩu Việt Nam có thêm nhiều cơ hội. Ảnh: T.L.

11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 369,93 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, theo Bộ Công thương. Đây là mức tăng cao so với nhiều nước trong khu vực ASEAN và châu Á. Cụ thể, trong 10 tháng năm 2024, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 12,7%, của Hàn Quốc tăng 9,6%, của Thái Lan chỉ tăng 4,9%, của Indonesia chỉ tăng 1,33%.

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 103,88 tỷ USD, tăng 20,0%, chiếm 28,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 266,05 tỷ USD, tăng 12,4%, chiếm 71,9%.

Điều đó cho thấy, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tiếp tục tăng trưởng cao hơn khu vực FDI (20% so với 12,4%) và tỷ trọng về kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước cao hơn so với cùng kỳ năm trước (28% so với 26,8%).

Ông Trần Thanh Hải là Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Trong cho biết hoạt động xuất khẩu dự báo có nhiều thuận lợi và dư địa tăng trưởng do lạm phát toàn cầu đã hạ nhiệt, nhu cầu thị trường quốc tế đang trên đà hồi phục theo làn sóng hạ lãi suất của các ngân hàng trung ương.

Kinh tế thế giới năm 2024 được dự báo là “hạ cánh an toàn” khi tình hình tài khóa - tiền tệ toàn cầu đang có dấu hiệu nới lỏng hơn. Quý III/2024 đánh dấu sự phục hồi tích cực của thương mại toàn cầu. Xu hướng lạm phát toàn cầu đang dần hạ nhiệt mặc dù vẫn còn nhiều thách thức; sức ép lên tỷ giá USD/VND giảm khi FED cắt giảm lãi suất, góp phần giảm chi phí nhập khẩu.

“Nhu cầu tiêu thụ cuối năm tại các thị trường lớn như Mỹ và EU sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, hàng tiêu dùng và dệt may (các nhà bán lẻ toàn cầu tăng cường dự trữ hàng hóa cho các dịp lễ lớn). Ngoài ra, xuất khẩu dệt may của nước ta sẽ được hưởng lợi trong ngắn hạn khi các đơn hàng xuất khẩu được dịch chuyển từ Bangladesh”, ông Hải cho biết.

Ở trong nước, các số liệu vĩ mô trong những tháng gần đây về tăng trưởng GDP, về chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), về chỉ số quản trị mua hàng (PMI), về đơn hàng xuất khẩu, FDI giải ngân,… cũng cho thấy bức tranh xuất khẩu khả quan trong những tháng cuối năm. Các doanh nghiệp nỗ lực các FTA thế hệ mới để tăng lượng hàng hóa xuất khẩu trong những tháng cuối năm.

Cần theo dõi sát, đánh giá kịp thời, đầy đủ những tác động do thay đổi chính sách của Mỹ và các nước lớn để có chính sách xuất khẩu phù hợp. Ảnh: T.L.

Cần theo dõi sát, đánh giá kịp thời, đầy đủ những tác động do thay đổi chính sách của Mỹ và các nước lớn để có chính sách xuất khẩu phù hợp. Ảnh: T.L.

Tuy nhiên, ông Hải cũng cho biết kinh tế Việt Nam nói chung và xuất khẩu nói riêng cũng đối diện với nhiều rủi ro và thách thức khó đoán định.

Tình hình địa chính trị thế giới tiếp tục diễn biến khó lường, thiên tai, biến đổi khí hậu tiếp tục tác động nặng nề, cạnh tranh gia tăng (nhất là từ các đối thủ như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan), các nước phát triển áp dụng nhiều tiêu chuẩn, quy định mới, khắt khe hơn về chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường đối với các sản phẩm nhập khẩu.

Trong bối cảnh đó, giá cước vận tải biển chưa có xu hướng hạ nhiệt. Kế hoạch tăng thuế của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể dẫn đến tình trạng thu gom hàng “chạy thuế”, làm nhu cầu và giá cước vận chuyển container tăng mạnh. Điều này làm tăng chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu và làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt Nam.

Chưa kể, thương mại toàn cầu đối mặt với nhiều rủi ro như xung đột tại Trung Đông, Nga-Ucraina, các chính sách bảo hộ và đặc biệt là nguy cơ xung đột thương mại lan rộng và leo thang khi Mỹ nâng thuế và các nước trả đũa (như đã từng xảy ra trong nhiệm kỳ trước của ông Trump).

Một số thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phục hồi chậm. Ví dụ tại Mỹ, Chính phủ Mỹ không còn nhiều dư địa ở chính sách tài khóa để kích thích tăng trưởng kinh tế sau thời gian dài thắt chặt tiền tệ. Ngoài ra, việc tăng thuế như dự kiến sẽ làm tăng lạm phát, chính sách kiểm soát chặt nhập cư gây áp tới thị trường lao động, chuỗi cung ứng). Tại Trung Quốc, nguy cơ xung đột thương mại với Mỹ cũng ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của thị trường này.  

Ở trong nước, sức cầu tiêu dùng phục hồi chậm, có xu hướng chậm dần tiếp tục ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2024 thấp hơn so với cùng kỳ năm trước và giai đoạn 2015-2019.

Ông Hải cho rằng để mở rộng thị trường xuất khẩu cho Việt Nam cần tập trung khai thác hiệu quả các FTA đã ký kết, triển khai các Hiệp định mới để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng.

Ngoài ra cần tăng cường khai thác các thị trường lân cận, còn tiềm năng, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững.

"Cần theo dõi sát, đánh giá kịp thời, đầy đủ những tác động do thay đổi chính sách của Mỹ, nhất là sau khi Tổng thống Trump nhậm chức vào cuối tháng 1/2025 để ứng phó kịp thời, phù hợp”, đại diện Bộ Công thương nhấn mạnh.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong tháng cuối năm, hoạt động xuất khẩu dự báo có nhiều thuận lợi và dư địa tăng trưởng do lạm phát toàn cầu đã hạ nhiệt, nhu cầu thị trường quốc tế đang trên đà hồi phục theo làn sóng hạ lãi suất của các ngân hàng trung ương.
7 phút
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 12/12/2024, tại TP.HCM, đại diện Phuc Khang Corporation (PKC) và Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG-HCM (USSH) đã ký "Biên bản ghi nhớ - MOU” để ghi nhận các nội dung hợp tác chiến lược giữa 2 bên. Chương trình hợp tác hướng đến mục tiêu: kết nối để cùng nâng cao năng lực nguồn nhân lực, đặc biệt trong ngành quản lý đô thị.
4 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp tìm cách thực hiện kinh tế tuần hoàn như tái chế rác thải hay các chai nước dùng một lần, nhưng gặp khó khi quy định chưa rõ ràng.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thị trường cho ngành cơ khí rất lớn như đường sắt đô thị, năng lượng tái tạo, sản xuất nguyên liệu…, nhưng chúng ta đang yếu thế trước doanh nghiệp FDI.
4 ngày
Tiếng nói doanh nhân
12 năm mang sắc màu đến các trường học, học sinh vùng khó khăn, Tạ Thùy Linh, nhà sáng lập Công ty TNHH xã hội Sắc Màu, cho biết hoạt động thiện nguyện muốn bền vững phải giữ uy tín và hoạt động đúng theo quy định pháp luật.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Là 2 ngành xuất khẩu chủ lực và có độ mở lớn nên những quy định xanh tác động trực tiếp đến dệt may, da giày. Doanh nghiệp trong ngành lo ngại chi phí tuân thủ quy định ngày càng gia tăng làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
6 ngày
Văn hoá - Xã hội
Giải Marathon Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh Techcombank là điểm nhấn nổi bật khép lại của Tuần lễ Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Sống động mùa lễ hội”.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt đã nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng giá thành chưa thể cạnh tranh; hoặc giá cạnh tranh nhưng không đảm bảo đơn hàng ổn định cho tập đoàn toàn cầu, chưa nói đến các yếu tố mới như ESG.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Năm học 2024 – 2025, chương trình “CHIN-SU Một triệu bữa cơm có thịt” phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo vùng cao tiếp tục năm thứ hai đồng hành cùng các em học sinh hoàn cảnh khó khăn. Với tổng kinh phí 10 tỷ đồng, chương trình dự kiến thực hiện hơn 1 triệu bữa cơm có thịt cho các em học sinh tại gần 100 điểm trường ở 9 tỉnh vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hiện nay, việc tăng thuế suất ở mức cao ở một số mặt hàng cùng với những vướng mắc trong việc phân loại danh mục chịu tác động thuế có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cầu tiêu dùng và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Herbalife Việt Nam sẽ hỗ trợ 5 đối tác mới của Chương trình Casa Herbalife với tổng số tiền hỗ trợ gần 1,8 tỷ đồng (khoảng 72.000 Đô la Mỹ) trong giai đoạn 2024-2025, góp phần cải thiện chất lượng bữa ăn mỗi ngày cho hơn 1.000 người có hoàn cảnh khó khăn.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chuyên gia cho biết thậm chí đến thời điểm này có doanh nghiệp còn chưa biết mình đang nằm trong danh mục phải báo cáo kiểm kê phát thải vào tháng 3/2025.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đang nỗ lực tận dụng FTA để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, nhưng vướng mắc lớn nhất hiện nay vẫn là nguồn vốn và khả năng vay vốn.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thị trường hàng hóa quốc tế đang có nhiều tín hiệu tích cực. Động thái giảm lãi suất của Mỹ và châu Âu trong thời gian qua đã tạo động lực mới cho sản xuất và tiêu dùng. Cùng lúc, nhu cầu về các kim loại chiến lược tăng mạnh, đặc biệt trong các ngành công nghệ cao như điện tử, năng lượng tái tạo và quốc phòng.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các nhà sáng tạo nội dung có sức ảnh hưởng tới cộng đồng (KOL, KOC) đang kiếm hàng tỷ đồng cho các nhãn hàng sau mỗi phiên livestream. Nhưng nhãn hàng sẽ chỉ chọn lựa những người mang đến những nội dung lành mạnh.
1 tuần
Xem thêm