Chủ nhật, 06/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Người được, kẻ mất trong nền kinh tế tuần hoàn

Huyền Trang
- 13:00, 12/11/2022

(DNTO) - Kinh tế tuần hoàn mở ra cơ hội cho nhiều mô hình kinh doanh mới, tạo ra nhiều việc làm mới nhưng cũng sẽ làm mất đi một số khâu trung gian trong chuỗi giá trị.

Các sản phẩm trong nền kinh tế tuần hoàn sẽ phải hướng tới tăng cường công năng sử dụng để kéo dài vòng đời sản phẩm. Ảnh minh họa.

Các sản phẩm trong nền kinh tế tuần hoàn sẽ phải hướng tới tăng cường công năng sử dụng để kéo dài vòng đời sản phẩm. Ảnh minh họa.

Khi nhu cầu sử dụng tài nguyên của thế giới sẽ tăng gấp 3 lần cho đến năm 2030, vượt ngoài khả năng cung ứng và chịu tải của môi trường, thì nhu cầu phát triển kinh tế tuần hoàn càng trở nên cấp bách. Hiểu nôm na, trong nền kinh tế tuần hoàn, tuổi thọ của vật chất sẽ được kéo dài và các tác động tiêu cực với môi trường sẽ bị loại bỏ.

Nhưng, không chỉ dừng lại ở góc độ môi trường, việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn được dự báo mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Ước tính, nó có thể mang lại 4,5 nghìn tỷ USD cho kinh tế thế giới tới năm 2030.

Tuy nhiên, hiện tỉ lệ tuần hoàn trong nền kinh tế thế giới chỉ chiếm 8,6%. Do vậy, để đạt được mục tiêu Net Zero đến năm 2050, theo bà Emmanuelle Ledoux, Tổng Giám đốc Viện Kinh tế tuần hoàn Quốc gia Pháp, cần phải thay đổi nhanh mô hình về sản xuất, các mô hình công nghiệp.

Trong đó, mô hình đầu tiên là phát triển nền kinh tế công năng, tức phát triển công năng sử dụng của sản phẩm thay vì sở hữu. Tư duy mới này sẽ thay đổi hoàn toàn dây chuyền sản xuất, đồng thời cũng tác động làm mất đi nhiều khâu trung gian trong chuỗi giá trị.

Cụ thể, trong mô hình kinh tế tuyến tính, một sản phẩm khi được làm ra sẽ được các khâu khai thác tối đa lợi ích kinh tế. Người bán sản phẩm muốn bán nhiều nhất có thể, người lắp đặt muốn lắp được nhiều nhất có thể và người sửa chữa mong muốn sản phẩm hỏng càng nhiều càng tốt.

Nhưng một mô hình mới, tập trung nhiều vào công năng sử dụng, tức sản phẩm phải có vòng đời lâu hơn, thời gian sử dụng dài hơn, thiết kế phải thân thiện với môi trường. Do vậy, nhà sản xuất phải thay đổi lớn, phải đầu tư nhiều hơn vào khâu thiết kế và công nghệ.

“Người sản xuất và người bán vẫn có thể bán sản phẩm, nhưng sẽ có 2 đối tượng bị tác động nhiều là những người lắp đặt và sửa chữa. Bởi sản phẩm có vòng đời lớn hơn đồng nghĩa với công việc của họ ít hơn. Để triển khai mô hình mới này cũng vấp phải sự phản kháng của các đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị, đây là sự khó khăn khi tổ chức một mô hình kinh tế mới”, bà Emmanuelle Ledoux cho biết.

Tài nguyên thiên nhiên dần khan hiếm đặt ra yêu cầu cấp bách phải tìm kiếm nguồn tài nguyên mới cũng như cách thức sử dụng mới để đảm bảo mục tiêu bền vững. Ảnh: T.L.

Tài nguyên thiên nhiên dần khan hiếm đặt ra yêu cầu cấp bách phải tìm kiếm nguồn tài nguyên mới cũng như cách thức sử dụng mới để đảm bảo mục tiêu bền vững. Ảnh: T.L.

Tuy nhiên, xét ở góc độ bao quát hơn, mô hình kinh doanh mới trong kinh tế tuần hoàn sẽ tạo ra những cơ hội mới cho các lực lượng lao động tham gia. Tại châu Âu, ước tính kinh tế tuần hoàn mang về 600 tỷ Euro mỗi năm, tạo ra 580.000 việc làm mới.

Do đó, vấn đề một phần rất nhỏ khâu trung gian trong nền kinh tế tuyến tính bị sụt giảm không đáng lo ngại, vì họ vẫn còn rất nhiều cơ hội việc làm mới trong nền kinh tế mới. Điều quan trọng, hướng tới kinh tế tuần hoàn là hướng tới một mô hình kinh tế phát triển bền vững, nơi tài nguyên thiên nhiên không bị tận diệt, môi trường sống và sức khỏe con người được đảm bảo.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn, ĐH Quốc gia TP.HCM, mô hình kinh tế tuần hoàn có nhiều giải pháp, trong đó nổi bật là các giải pháp tối ưu các nguồn nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm. Kinh tế tuần hoàn nó cũng giống như nền kinh tế bình thường. Tất cả những mô hình kinh tế, kinh doanh đang làm có thể tích hợp thêm yếu tố tuần hoàn để doanh nghiệp có thể phát triển.

“Mô hình kinh doanh trong nền kinh tế tuần hoàn bắt nguồn từ việc có nguồn nguyên liệu như thế nào, thị trường là đâu, ai là nhà cung cấp, phân phối và các nguồn lực khác hỗ trợ. Tại mô hình kinh doanh này, mỗi doanh nghiệp sẽ đi sâu vào một khâu nào đó, như trở thành doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu (trấu, bã cà phê…), các doanh nghiệp kết hợp chia sẻ với nhau về nguồn lực, lúc đó mới có thể khẳng định mô hình kinh doanh đó có tồn tại được hay không”, ông Quân khuyến nghị.

Tại Việt Nam, quan điểm về kinh tế tuần hoàn đã được cụ thể hóa trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Phát triển kinh tế tuần hoàn là cách thức để Việt Nam thực hiện trách nhiệm trong các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Về phía doanh nghiệp, chiến lược phát triển kinh tế tuần hoàn của quốc gia sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giảm rủi ro về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên; tạo động lực để thúc đẩy đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, mở rộng chuỗi cung ứng, tạo ra thị trường mới và cơ hội việc làm mới.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 11,72 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất 6 tháng đầu năm từ năm 2021 đến nay.
21 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vừa qua, Techcombank đã phối hợp cùng các đối tác toàn cầu như Arton Capital và SI Group tổ chức thành công chuỗi Hội thảo Quản lý Gia sản với sự tham dự của những doanh nhân, nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp có doanh thu hàng đầu Việt Nam.
2 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tại Diễn đàn Thương mại Xanh 2025 diễn ra ngày 1/7, Tập đoàn SCG đã giới thiệu chiến lược ESG 4 Plus và mô hình Thành phố Carbon thấp Saraburi từ Thái Lan, được chứng minh hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối và thị trường vốn tốt nhất Việt Nam 2025” (Best in Treasury and Working Capital SMEs Vietnam) trong khuôn khổ giải thưởng The Asset Triple A Award 2025.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Anh Đỗ Tấn Quy đề cao yếu tố chất lượng và an toàn khi mua chiếc ô tô đầu tiên. Sau một thời gian sở hữu, trải nghiệm VinFast VF 6 với nhiều kỷ niệm khó quên, chủ xe này càng khẳng định quyết định đó là đúng đắn.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ba doanh nhân trẻ đại diện cho lực lượng khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam vừa có chuyến công tác và học tập tại Hàn Quốc trong khuôn khổ chương trình đào tạo nông nghiệp tiên tiến và giao lưu thanh niên hai nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam làm Trưởng đoàn.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sàn thương mại điệu tử EcoHub chính thức ra mắt dành riêng cho các doanh nghiệp Xanh, sản phẩm Xanh trong nước. Tuy nhiên, làm sao để sàn hoạt động hiệu quả, thực chất là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay?
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) chính thức có trạm sạc siêu nhanh quy mô lớn đầu tiên của V-Green với 40 cổng sạc 120 kW, mở 24/7, đáp ứng nhu cầu sạc ngày càng cao của cộng đồng chủ xe điện VinFast.
5 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Phù Yên (Sơn La) hiện có khoảng 22.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo được hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của nông dân.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 7 đang là ngôi sao thu hút khách hàng trẻ bởi thiết kế “gây mê”, sức mạnh vượt xa xe xăng cùng phân khúc cùng chi phí sở hữu quá lời.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
VinFast VF 9 đang là “ngôi sao sáng” trong phân khúc SUV điện hạng E, với thiết kế sang trọng, công nghệ tiên tiến, chính sách giá cạnh tranh và khả năng tiết kiệm vượt trội.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từng sở hữu nhiều xe tiền tỷ, anh Phạm Ngọc Dương (Hà Nội) “dừng lại” với VinFast VF 9 vì trải nghiệm vượt mong đợi về sản phẩm cũng như dịch vụ hậu mãi. Chiếc xe đã đồng hành với vị doanh nhân này trên hàng chục nghìn cây số dọc đất nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại các nước châu Âu, một trong những nơi tiêu thụ thịt nhiều nhất trên thế giới, các công ty sản xuất thịt đã nghiên cứu và sử dụng các công nghệ hiện đại trong quy trình giết mổ - chế biến - bảo quản và vận chuyển để giúp thịt luôn tươi ngon.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự bắt tay giữa SATRA, một tổng công ty thương mại hàng đầu và UEH, một trường đại học kinh tế có tiếng, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
2 tuần
Xem thêm