Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Làn sóng khởi nghiệp đang trỗi dậy ở Lục địa đen

Huyền Trang
- 18:56, 23/10/2022

(DNTO) - Một khoản đầu tư mạo hiểm cao kỷ lục lên tới 3,5 tỷ USD được rót cho các startup ở châu Phi chỉ trong nửa đầu năm nay. Điều này trái ngược với xu thế ảm đạm trong hoạt động đầu tư mạo hiểm toàn cầu.

MFS Africa - nền tảng thanh toán lớn nhất châu Phi đang đặt tham vọng phủ sóng mạng lưới khắp khu vực. Ảnh: T.L.

MFS Africa - nền tảng thanh toán lớn nhất châu Phi đang đặt tham vọng phủ sóng mạng lưới khắp khu vực. Ảnh: T.L.

Lục địa đen vươn mình

Đầu tháng 10, Hiệp hội Vốn cổ phần tư nhân và Đầu tư mạo hiểm châu Phi (AVCA) công bố một báo cáo về tình hình đầu tư mạo hiểm tại khu vực này trong 6 tháng đầu năm. Theo đó, đã có 300 startup ở châu Phi gọi được tổng số vốn lên tới 3,5 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 133% so với cùng kì năm trước.

Các dự báo khác về nguồn vốn đầu tư mạo hiểm đổ về châu Phi trong giai đoạn tới đều khá tích cực, trái ngược với những nhận định về việc nguồn vốn mạo hiểm trên toàn thế giới sẽ bị thắt chặt bởi chính sách kiềm chế lạm phát của các quốc gia, cũng như tình hình kinh tế chính trị bất ổn.

Mặc dù con số 3,5 tỷ USD không thấm tháp gì so với lượng vốn đổ về Đông Nam Á trong 3 tháng đầu năm (36,3 tỷ USD), nhưng ở một châu lục vẫn chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn đói nghèo, chiến tranh, thất học… thì đây là một điều đáng khích lệ.

Trong đó, sự nổi lên của các startup như nền tảng thanh toán MFS Africa, ứng dụng fintech Kenya, công ty năng lượng M-Kopa và startup thương mại điện tử Wasoko, với số vốn huy động từ 75 triệu đến 125 triệu USD, góp phần lớn vào dòng vốn đổ về khu vực.

Số vốn huy động được của một số các startup châu Phi trên là khá lớn, không hề kém cạnh với bất kì các startup ở những khu vực được xem là “vùng trũng” hút vốn đầu tư mạo hiểm như Đông Nam Á.

Đặc biệt, trong nửa đầu năm, lĩnh vực tài chính chiếm tới 44% tổng giá trị thương vụ đầu tư tại châu Phi. Sức hút của lĩnh vực này được tạo nên bởi thành công của các startup như kỳ lân fintech Flutterwav, hay Paystack của Nigeria được công ty thanh toán Stripe (Mỹ) mua lại năm 2020. Đây là động lực để các nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế chú ý nhiều hơn đến Lục địa đen.

Cũng theo Báo cáo Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2022 (GII), trong 26 quốc gia có sự đổi mới sáng tạo vượt trội hơn so với sự phát triển kinh tế, có tới 8 nước đến từ đang từ khu vực châu Phi cận Sahara, dẫn đầu là Kenya, Rwanda và Mozambique.

Điều này cho thấy, các nước ở châu Phi đã nhận ra khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là một trong những động lực quan trọng để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội mà bao lâu nay khu vực này vẫn đang phải chật vật đối mặt.

Startup ‘đãi cát tìm vàng’ ở châu Phi

Nhiều vấn đề kinh tế - xã hội ở châu Phi cần có sự tham gia của các ý tưởng đổi mới sáng tạo để giải quyết tốt hơn. Ảnh: T.L.

Nhiều vấn đề kinh tế - xã hội ở châu Phi cần có sự tham gia của các ý tưởng đổi mới sáng tạo để giải quyết tốt hơn. Ảnh: T.L.

Theo Digest Africa, cách đây 3 năm, châu Phi chỉ có duy nhất một startup kỳ lân là Jumia, hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Nhưng, hiện nay, câu lạc bộ kỳ lân của châu lục đã tăng lên 7 thành viên, trong đó 5 startup fintech. Các chuyên gia nhận định làn sóng đầu tư vào thị trường châu Phi mới chỉ bắt đầu và Lục địa đen hứa hẹn đón nhận thêm nhiều sự quan tâm hơn nữa.

Wingcopte, một startup chuyên sản xuất máy bay không người lái cơ nhỏ của Đức, đã nhận được một đơn đặt hàng số lượng lớn để thiết lập mạng lưới giao hàng ở 49 quốc gia châu Phi khu vực cận Sahara.

Startup này được hình thành từ ý tưởng của Tom Plummer, nay là giám đốc Wingcopter trong mười năm trước, khi anh làm việc cho một tổ chức phi Chính phủ tại Ghana với công việc chuyên chụp ảnh từ trên cao. Suy nghĩ thiết kế những máy bay không người lái để vận chuyển thuốc, vaccine hay lấy mẫu xét nghiệm, được ra đời và phù hợp với địa bàn rộng lớn, hẻo lánh, trắc trở của khu vực.

Hay vào năm 2018, Chipper Cash - công ty khởi nghiệp fintech, ra đời với mục đích giúp người tiêu dùng châu Phi gửi tiền xuyên biên giới rẻ hơn và dễ dàng hơn so với ngân hàng truyền thống.

Những ngày đầu, Chipper Cash gần như không thể gọi được vốn vì không nhà đầu tư nào tin rằng dự án khởi nghiệp fintech tại châu Phi có thể tạo ra lợi nhuận. Nhưng giờ đây, startup này đã huy động được 300 triệu USD và đến cuối năm ngoái, Chipper Cash chính thức bước chân vào câu lạc bộ startup kỳ lân với định giá 2,2 tỷ USD.

Châu Phi cũng dự kiến sẽ có thêm một thành phố tương tự như Thung lũng Silicon ở Mỹ, khi MASS Design Group - một tập đoàn quốc tế đã xây dựng một trung tâm khởi nghiệp mang tên Norrsken Kigali House tại Rwanda. Dù mới mở cửa vào cuối năm ngoái, nhưng trung tâm này đã thu hút tới hơn 600 doanh nhân làm việc hàng ngày. Số lượng doanh nhân dự kiến tăng lên 1.000 người khi toàn bộ dự án hoàn thành vào đầu năm sau, và trở thành trung tâm làm việc cho doanh nhân lớn nhất khu vực.

Một lục địa còn quá nhiều vấn đề kinh tế, xã hội “nóng” cần phải giải quyết, vừa là thách thức nhưng lại là mảnh đất tiềm năng cho các startup, công ty trong khu vực và cả bên ngoài, trong đó có cả startup đến từ Việt Nam.

Bởi, bên cạnh nỗ lực của các Chính phủ trong việc giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội bằng chính sách, thì không thể bỏ qua các ý tưởng đổi mới sáng tạo đến từ startup, doanh nghiệp. Israel – nơi được mệnh danh là quốc gia khởi nghiệp, một đất nước ở Trung Đông, khu vực có tình hình chính trị - kinh tế- xã hội bất ổn không kém châu Phi, là một ví dụ.

Tin khác

Vườn ươm doanh nghiệp
Ngày 10/8 tới, Edtech Agency sẽ tổ chức Triển lãm công nghệ giáo dục (Edtech) và công bố Sách trắng & Bảng xếp hạng Edtech 2024.
5 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Số lượng startup kỳ lân Việt Nam vẫn còn ít ỏi, một phần do doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu và yếu quản trị, một phần do chính sách hỗ trợ chưa đủ và chưa thực sự lan tỏa.
6 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh năm 2024” là cơ hội để thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt nữ thanh niên từ 18-35 tuổi nhận nguồn hỗ trợ tài chính, chuyên môn kĩ thuật, nâng cao năng lực kinh doanh.
8 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Sau 5 năm triển khai hoạt động, dự án “Vườn ươm doanh nghiệp” đã “ươm mầm” cho những sáng kiến khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số và lan toả tinh thần khởi nghiệp tại địa phương.
8 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Startup giờ đây đang tìm cơ hội để nâng cấp chính mình, tìm giải pháp đa dạng nguồn vốn tại các cuộc thi khởi nghiệp, chương trình tăng tốc trước khi bước vào các vòng gọi vốn chính thức.
8 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Từ năm 2021 đến nay, Việt Nam vẫn chưa xuất hiện thêm kỳ lân mới. Trong khi các công ty tiệm cận kì lân cũng có những khó khăn nhất định trong hoạt động. Việt Nam cần có những chính sách đủ mạnh trong giai đoạn tới.
8 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Chương trình Ươm tạo SIP100 mùa thứ 5 với mục đích giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tạo tác động xã hội, đã lựa chọn được 8 doanh nghiệp Việt Nam và 2 doanh nghiệp Hàn Quốc ở vòng đầu tiên.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Lê Mỹ Quỳnh, cô gái Gen Z nổi tiếng với “bộ sưu tập lỗ hổng” cũng từng hoài nghi về chính mình khi theo đuổi ngành bảo mật thông tin.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Nhiều startup, nhà đầu tư ngoại đã lựa chọn Việt Nam là điểm dừng chân lý tưởng để mở rộng hoạt động.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Quỹ đầu tư đến từ Nhật Bản tiếp tục huy động nguồn vốn khủng để mở rộng đầu tư vào startup Đông Nam Á.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Edtech (công nghệ giáo dục) Việt Nam đang ở đâu trong bức tranh tổng quan của thế giới? Những xu hướng mới và sản phẩm nổi bật nào đang thu hút người dùng? Đó là những chủ đề sẽ đề cập đến trong Sách trắng Edtech 2023 do Edtech Agency thực hiện.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Ngày 14/4, cuộc thi Robot Thế giới (ROBOTACON WRO 2023) tại Việt Nam chính thức được phát động tại Trường Đại học Phenikaa, nhằm tìm kiếm đội thi xuất sắc tham dự vòng chung kết thế giới ở Panama.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Nhiều địa phương như Huế, Đà Nẵng… đã nhận ra rằng, việc tích cực đón nhận các giải pháp sáng tạo từ công ty khởi nghiệp sẽ giúp họ bứt phá.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Bỏ thời gian, công sức và cả tiền túi để hỗ trợ startup, đội ngũ mentor (cố vấn, chuyên gia) vẫn ngày đêm miệt mài với công việc này để đưa hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam cất cánh.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Không thể phủ nhận vai trò “bà đỡ” của các Chính phủ đã giúp hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của nhiều nước như Israel, Trung Quốc hay Hàn Quốc.... vụt sáng trong những năm qua.
1 năm
Xem thêm