Thứ hai, 21/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp bất động sản kiến nghị được tiếp cận nguồn vốn tín dụng có chi phí thấp hơn

Hồng Gấm - Thạch Hương
- 15:43, 14/03/2024

(DNTO) - Những thách thức về nguồn cung mới, mất cân đối giữa các phân khúc, khó tiếp cận vốn vay, trong khi hàng loạt chi phí đầu vào tăng phi mã khiến doanh nghiệp khó càng chồng khó. Để thêm trợ lực phục hồi, Vingroup, Sungroup, Novaland, Hưng Thịnh, Taseco... kiến nghị được tiếp cận nguồn vốn tín dụng có chi phí thấp hơn. 

Doanh nghiệp bất động sản kiến nghị các chi phí vay vốn giảm hơn nữa để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi. Ảnh: TL.

Doanh nghiệp bất động sản kiến nghị các chi phí vay vốn giảm hơn nữa để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi. Ảnh: TL.

Nguồn vốn vẫn là một trong những "khúc cua" khó nhằn của doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Theo khảo sát của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), có hơn 70% doanh nghiệp bất động sản phản ánh các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn chưa thực sự phát huy tác dụng tới hoạt động của doanh nghiệp. 

Báo cáo của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân (Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế) cho thấy ngành bất động sản có tỷ lệ chi phí lãi vay so với lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp ở mức đáng kể với 40,2%. Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp bất động sản rất cần trợ giúp, vì từ đầu năm 2024 đến nay vẫn có nhiều doanh nghiệp bất động sản phá sản, rời khỏi thị trường; doanh nghiệp ở lại thì cũng lao đao. Cho dù áp lực nợ gốc, lãi vay được đẩy lùi từ năm nay sang năm sau nhưng trong tình trạng doanh nghiệp không có nhiều nguồn thu, thậm chí không có nguồn thu để bù đắp thì vẫn tiềm ẩn những rủi ro rất lớn.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản cho biết hiện nay họ vẫn bị "đứng ngoài" cuộc chơi lãi suất thấp, nhất là với các khoản vay cũ. Trong khi đó, bất động sản có đặc thù là ngành cần nguồn vốn lớn trong trung và dài hạn để hoạt động. Nhất là với bối cảnh nhiều dự án phải tạm dừng do vướng mắc liên quan đến pháp lý. Điều này càng khiến lượng hàng tồn kho bất động sản tăng cao.

Giãi bày những khó khăn về việc tiếp cận nguồn vốn cũng như đề xuất cụ thể để tháo gỡ, tại "Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô", sáng 14/3, ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group, đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có những chính sách giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, quan trọng nhất là ổn định lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư công, nhất là các dự án hạ tầng, tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp lớn và uy tín tham gia các dự án trọng điểm quốc gia. Với các chính sách hiện hành cũng như trong tương lai hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế, Chính phủ có sự hướng dẫn, giải thích đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp, ngân hàng để các chính sách này đi vào cuộc sống một cách nhanh nhất.

"Để gỡ nút thắt về vốn, Sun Group mong muốn doanh nghiệp bất động sản được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng có chi phí thấp hơn. Hiện nay sự chênh lệch giữa các khoản vay của ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại Nhà nước chênh khá lớn (từ 4-5%). Doanh nghiệp mong muốn có sự thu hẹp khoảng cách này và nếu được thì các chi phí vay vốn giảm hơn nữa để tạo điều kiện phục hồi,” Chủ tịch Sun Group kiến nghị.

Ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group. Ảnh: TL.

Ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group. Ảnh: TL.

Cụ thể, không nên yêu cầu chủ đầu tư phải cung cấp văn bản thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án, trừ trường hợp chủ đầu tư tự mình cung cấp để chứng minh năng lực hoặc để làm tài sản thế chấp. Ngoài ra, nếu dự án đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư thì Ngân hàng Nhà nước nên đề nghị ngân hàng thương mại có thể cho chủ đầu tư được vay tín dụng “để bù đắp tài chính” với khoản vay không vượt quá 30% tổng mức đầu tư của dự án.

Đối với dự án đã có giấy phép xây dựng và khởi công thì ngân hàng thương mại có thể xem xét cho chủ đầu tư được vay tín dụng để thanh toán, chi trả chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh với khoản vay không vượt quá 50% tổng mức đầu tư của dự án...

Trong khi đó, ông Quảng Văn Viết Cương, Phó giám đốc Tổng Công ty đầu tư và phát triển công nghiệp Becamex, (mã chứng khoán BCM) nêu một khó khăn mà nhiều doanh nghiệp bất động sản đang vướng mắc đó là trong việc huy động dòng vốn từ trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp bất động sản phát hành mới và được mua lại vẫn còn rất thấp so với tổng giá trị trái phiếu đến hạn. Cùng với đó là các bước thủ tục về pháp lý triển khai dự án thường kéo dài, khó khăn này khiến doanh nghiệp gặp ảnh hưởng về kế hoạch trả nợ, dẫn đến ảnh hưởng về vay tín dụng.

Theo ông Cương, khi doanh nghiệp tiếp cận ngân hàng, pháp lý chưa đầy đủ nên không thể vay. Do đó để ngân hàng đến gần với doanh nghiệp thì cần tập trung giải quyết “khúc cua” này.

Trong xu thế mới, Becamex đang tập trung phát triển nhà ở xã hội phục vụ công nhân và người dân tại Bình Dương. Công ty dự định vừa xây dựng và vừa mở rộng từ 10.000-20.000 căn hộ trong năm nay. Về khu công nghiệp, để thu hút đầu tư, doanh nghiệp cũng triển khai các điều kiện mới về kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, khí thải các bon…

"Chúng tôi rất mong các ngân hàng có những chính sách mới, có những gói tín dụng mới để triển khai, đặc biệt là phát triển năng lượng tái tạo hiện nay chưa có ưu đãi tín dụng đặc biệt", lãnh đạo BCM đề xuất.

Ngoài ra, lãnh đạo các Tập đoàn kiến nghị có chính sách hỗ trợ để xem xét áp dụng cho từng trường hợp, đặc biệt là với các tập đoàn lớn, các dự án lớn. Từ đó, nâng trần hạn mức cho vay đối với từng đơn vị, hoặc hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp lớn, các dự án siêu lớn có thể tiếp cận và sử dụng nguồn tín dụng trong nước.

Chính sách này sẽ giúp cho các chủ đầu tư và các ngân hàng trong nước kiểm soát được chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án đầu tư khi có các biến động. Với chính sách tiền tệ hợp lý và tối ưu sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy các chỉ tiêu, bao gồm cả sản xuất kinh doanh và đầu tư, nhất là với các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính lớn từ thị trường tín dụng.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hướng vào sản xuất, kinh doanh

Tại Hội nghị, phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành tiếp thu các ý kiến, chủ động xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thật tốt chính sách tiền tệ, hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp thực chất, hiệu quả.

Theo Thủ tướng, năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi quyết tâm, nỗ lực rất lớn trong bối cảnh tình hình tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Thủ tướng cho biết, mục tiêu tổng quát là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; đồng thời, chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế, gìn giữ môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước.

Mục tiêu cụ thể năm 2024 là đảm bảo tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6 - 6,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân ở mức 4,0 - 4,5%.

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 3%; tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu không bao gồm các NHTM yếu kém dưới 5%.

Về định hướng chỉ đạo, điều hành Thủ tướng khái quát bằng 3 cụm từ: 5 tăng, 5 giảm, 5 tăng tốc bứt phá.

"5 tăng" gồm: Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ tín dụng, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới; tăng tháo gỡ vướng mắc pháp lý và chất lượng tín dụng; tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp và năng lực quản trị điều hành của ngân hàng, của thị trường tài chính; tăng công khai, minh bạch về lãi suất huy động, cho vay và chống tín dụng đen; tăng cường giám sát kiểm tra và phòng ngừa rủi ro, chống tham nhũng, tiêu cực.

"5 giảm" gồm: Giảm lãi suất cho vay; giảm chi phí giao dịch, hoạt động; giảm thủ tục hành chính; giảm phiền hà, sách nhiễu; giảm tiêu cực, lợi ích nhóm, "sân sau"…

"5 tăng tốc, bứt phá" gồm: Tăng tốc, bứt phá về số hóa; tăng tốc, bứt phá về chất lượng dịch vụ; tăng tốc, bứt phá về chất lượng nguồn nhân lực; tăng tốc, bứt phá về hạ tầng ngân hàng; tăng tốc, bứt phá về phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu NHNN theo dõi sát tình hình thế giới, trong nước để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nhất là điều hành hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá. Điều hành tăng trưởng tín dụng hiệu quả, gắn với bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống tổ chức tín dụng.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng; nghiêm cấm việc cấp tín dụng không đúng quy định pháp luật, không đúng đối tượng.

Đối với các tổ chức tín dụng, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn, hiệu quả và kiểm soát rủi ro thanh khoản.

Thủ tướng lưu ý thêm, rút kinh nghiệm từ các gói tín dụng ưu tiên đã làm tốt và chưa tốt, tiếp tục ưu tiên cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ cho các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nông nghiệp; rà soát, phân loại các dự án bất động sản để kịp thời có giải pháp tín dụng phù hợp đối với từng doanh nghiệp, từng dự án đủ điều kiện; có tín dụng phù hợp với lĩnh vực BOT, BT giao thông, các dự án trọng điểm, lĩnh vực xăng dầu; tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách...

Tăng cường cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng thông qua khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đẩy mạnh triển khai cho vay qua các hình thức điện tử, trực tuyến. Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tín dụng ngân hàng phù hợp từng phân đoạn khách hàng và thị trường, loại hình, nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, nhất là các nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân.

Tích cực, chủ động triển khai có hiệu quả, thiết thực chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp. Tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, đảm bảo thực hiện đúng quy định, giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng để trục lợi.

Tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay; thực hiện nghiêm túc việc công bố lãi suất cho vay bình quân để doanh nghiệp, người dân thuận lợi trong việc lựa chọn ngân hàng vay vốn.

Đối với các bộ, ngành liên quan, Thủ tướng giao Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tiền tệ. Rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn dài hạn hiệu quả của doanh nghiệp. Tập trung triển khai giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bộ Xây dựng khẩn trương trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các thông tư hướng dẫn; tinh thần là giảm cấp trung gian, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Phối hợp chặt chẽ với NHNN, các bộ, ngành và địa phương triển khai hiệu quả Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội; triển khai quyết liệt hiệu quả Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát huy hiệu quả hơn nữa hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Bộ Công Thương tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, sản phẩm, chuỗi cung ứng; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại các thị trường truyền thống, tạo bước đột phá mở rộng các thị mới, có tiềm năng.

Bộ Công an khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ; Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; đề xuất sửa đổi Luật Khoáng sản, nhất là quy định liên quan thủ tục với mỏ vật liệu xây dựng thông thường. Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống thông tin về đất đai, phối hợp với Bộ Xây dựng để kết nối với Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản...

 

 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Thủ tưởng giao Bộ trưởng Tài chính chủ trì, nghiên cứu đề xuất chính sách ưu đãi thuế, phí cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải thủy, xem xét cơ chế hỗ trợ vốn vay, tín dụng ưu đãi cho đầu tư đóng mới, cải hoán phương tiện vận tải thủy phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường.
20 giờ
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Đó là nhận định của Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào về tình hình kinh tế đất nước. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang vật lộn với những thách thức từ cả bên trong lẫn bên ngoài và báo hiệu chính phủ sẵn sàng tung ra các biện pháp đối phó.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 12 diễn ra sáng 18/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khái quát tinh thần thời đại bằng một hình ảnh đầy biểu tượng, từ “vừa chạy vừa xếp hàng” sang “hàng thẳng, lối thông, đồng lòng cùng tiến”. Câu nói không chỉ thể hiện nhãn quan chính trị sắc bén, mà còn đánh dấu bước ngoặt trong công cuộc xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy và hệ thống chính trị nước ta.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng năng lượng sạch, hướng đến mục tiêu đến năm 2030, toàn bộ xe buýt trên địa bàn thành phố sử dụng điện hoặc năng lượng xanh.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Nghị định 205/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 5 về chính sách hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính sách thương mại, vốn là một trong những trụ cột trong cương lĩnh của Tổng thống Donald Trump, đang được định hình rõ nét hơn với một học thuyết cứng rắn nhưng linh hoạt: áp dụng một mức thuế cơ sở phổ quát và sử dụng các mức thuế "tương hỗ" cao hơn như một công cụ đàm phán đầy sức nặng.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai đã công bố, bảo đảm việc thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh tại các Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp xã (hoàn thành trước 20/7/2025).
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo thông điệp được Tổng thống Trump chia sẻ, thỏa thuận này là thành quả của "các cuộc làm việc trực tiếp" với Tổng thống Indonesia, Prabowo Subianto.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 15/7, tại Nhà Quốc hội, Tổ công tác số 2090 và Tổ công tác số 2091 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Nghị quyết số 60-NQ/TW) gắn với việc xây dựng, hoàn thiện văn kiện, công tác nhân sự.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Quyết định mới nhất của Tổng thống Donald Trump về việc áp đặt một loạt thuế quan sâu rộng, đặc biệt nhắm vào các đối tác lớn như Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, đã thổi bùng lên ngọn lửa căng thẳng, đẩy nguy cơ về một cuộc chiến thương mại toàn diện lên mức báo động cao nhất, gieo rắc bất ổn lên khắp các thị trường và đe dọa đà phục hồi vốn đã mong manh của kinh tế toàn cầu.
6 ngày
Hoạt động Hội
Sự kiện tiếp nối hành trình đối thoại chính sách cấp địa phương, quy tụ đông đảo doanh nhân, chuyên gia và nhà hoạch định nhằm kiến tạo giải pháp cho phát triển kinh tế tư nhân khu vực miền núi biên giới phía Bắc.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo quy định mới, hàng nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng, sẽ áp dụng quy trình thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động qua các đơn vị chuyển phát nhanh.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại trạm Thượng Hải của Sing! Asia 2025, Phương Mỹ Chi tiếp tục chiến thắng thuyết phục vòng 'đấu đôi' với mashup Túy Âm và Lục Hải Vi Vương khi kết hợp với Kelou.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua vào sáng 11/7.
1 tuần
Xem thêm