Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Lo 'nghẹt thở' vì nghẽn vốn, doanh nghiệp bất động sản kiến nghị NHNN kéo dài thời gian vay vốn lên 24 tháng 

Bạch Dương
- 15:01, 13/11/2023

(DNTO) - Để giảm bớt áp lực, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, doanh nghiệp bất động sản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nới lỏng, tối giản hóa các điều kiện cho vay, đồng thời kéo dài thời gian cho vay lên 24 tháng, thay vì tối đa là 12 tháng như hiện nay.

Xoay sở giữa khó khăn, các doanh nghiệp bất động sản mong được kéo dài thời gian vay vốn. Ảnh: TL.

Xoay sở giữa khó khăn, các doanh nghiệp bất động sản mong được kéo dài thời gian vay vốn. Ảnh: TL.

Đề nghị giải quyết vấn đề "tắc" nhất là vốn dài hạn và ngắn hạn 

Ngoài vấn đề pháp lý, thì lãi suất vẫn là chủ đề chính được doanh nghiệp bất động sản nêu ra trong Hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, sáng 13/11. 

Cụ thể, đại diện Tập đoàn Vingroup là ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch HĐQT Vinhomes chỉ ra một số khó khăn về lãi suất. Theo đó, doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn vay lãi suất thấp, lãi vẫn cao, một số ngân hàng bị hạn chế room tín dụng, biên độ lãi suất cao. "Lãi suất chưa đạt kỳ vọng", ông Hoa nói.  

Ông Hoa cũng đề cập đến cập đến câu chuyện dự án bất động sản vướng mắc trong quy trình, nhiều ngân hàng chỉ giải ngân cho khoản vay có tài sản đảm bảo. "Cổ phiếu niêm yết, máy móc phát sinh cũng không được gọi là tài sản đảm bảo", ông Hoa chỉ rõ.   

Do khó khăn về tài chính, nhiều dự án "đứng hình" nên theo ông Lê Trọng Khương, Tổng giám đốc Công ty Hưng Thịnh Land, doanh nghiệp đang gánh chịu nhiều rủi ro từ việc khách hàng khiếu nại, đòi thanh lý hợp đồng, ảnh hưởng đến uy tín mà doanh nghiệp cũng không thu được số tiền còn lại.  

"Chúng tôi hy vọng ngân hàng giải ngân cho các dự án đang xây dựng dở dang. Khi đó ngân hàng kiểm soát cho vay giải ngân đến thầu phụ, theo quy trình khép kín làm sao số tiền cho vay sử dụng đúng mục đích vào việc xây dựng, doanh nghiệp không được lấy ra dùng vào việc khác. Ngân hàng cho vay 100 đồng có thể giúp nguồn vốn xoay vòng, giá trị gấp đôi, giúp dự án hồi sinh, giao được nhà cho khách hàng", ông Khương phân tích.

Bên cạnh đó, khách hàng cá nhân muốn vay thì dự án phải đủ điều kiện bán hàng và chủ đầu tư phải được ngân hàng bảo lãnh. Nhưng hai vấn đề này hiện khó khăn vô cùng và cần được điều chỉnh cho phù hợp. "Nên nới lỏng điều kiện, cho doanh nghiệp thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất. Ngân hàng có thể cho vay thấp 30 - 40% giá trị của tài sản. Đến khi có giấy phép xây dựng thì được vay 70% giá trị dự án. Bởi nếu có giấy phép mới được cho vay thì dự án đắp chiếu rất lâu", CEO Hưng Thịnh Land chia sẻ.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc GP.Invest, cho rằng, việc quy trình cấp tín dụng của các ngân hàng khá lâu, từ 2-3 tháng. Ngân hàng thận trọng nhưng cố gắng rút dưới một tháng hỗ trợ doanh nghiệp. "Đề nghị giải quyết vấn đề "tắc" nhất là vốn dài hạn và ngắn hạn. Với dòng vốn dài hạn, phải sớm đưa kênh trái phiếu doanh nghiệp trở lại. Bên cạnh đó, phát triển các kênh vốn mới như mua chung bất động sản, các quỹ đầu tư, quỹ tín thác…Trong khi đó, thị trường vốn ngắn hạn thực tế doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận bởi thanh khoản không có". 

Đồng quan điểm, ông Dennis Ng Teck Yow, Tổng giám đốc Tập đoàn Novaland cho rằng, dòng vốn không quay vòng được thì lãi suất cao hay thấp không quan trọng mà doanh nghiệp hiện nay "chết" vì dòng tiền đang "tắc" nên cần được bơm vốn gấp. Theo đó, điều doanh nghiệp cần lúc này là được hỗ trợ trong việc cơ cấu khoản vay và giảm lãi suất cho những dự án sẽ triển khai trong 2 năm tới (năm 2024 và 2025) để giãn dòng thanh toán cho doanh nghiệp.  

"NHNN có thể sử dụng tối đa 34% nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn như hiện giờ, thay vì 30%. Đồng thời, xem xét gia hạn nợ tối đa 24 tháng theo Thông tư 02, thay vì tối đa 12 tháng như hiện tại, áp dụng chung cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân nhằm đáp ứng được yêu cầu cơ cấu nợ toàn diện, gỡ khó cho nền kinh tế", CEO Novaland đề xuất.   

Đại diện ngân hàng nhấn mạnh, doanh nghiệp cũng

Đại diện ngân hàng nhấn mạnh, doanh nghiệp cũng "phải thay đổi, xem lại mình", đặc biệt ở việc minh bạch trong sử dụng vốn, không thể "ôm" tất cả dự án. Ảnh: TL.

Doanh nghiệp bất động sản "ôm" dự án làm ngân hàng sợ  

Sau khi lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp bất động sản, đại diện các "ông lớn" ngân hàng có dư nợ cho vay bất động sản mạnh tay nhất cũng có những kiến nghị, đề xuất. 

Cụ thể, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank cho biết, hiện này nhiều khách hàng có tâm lý đợi giá giảm nên chưa xuống tiền mua nhà. Tại Vietcombank, thời gian qua tiền gửi ngân hàng vẫn tăng mạnh. Theo đó, ông Tùng cho biết, lĩnh vực bất động sản đóng góp tín dụng trọng yếu của Vietcombank với gần 300.000 tỉ đồng, chiếm 24,6% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. 

"Đối với định hướng tăng trưởng tín dụng, Vietcombank quan tâm bất động sản khu công nghiệp, chế xuất. Đối với bất động sản lưu trú, Vietcombank đang tiếp cận các khu du lịch trọng điểm. Về bất động sản nhà ở, định hướng tín dụng với người mua nhà thật, không cấp tín dụng cho các nhà ở có giá trị lớn không hướng đến nhu cầu ở của người dân", ông Tùng chia sẻ.   

Theo đó, ông Tùng đề xuất nhằm hạn chế rủi ro pháp lý đảm bảo đồng bộ văn bản luật, bao gồm luật đất đai, nhà ở, bổ sung chính sách quy định, về phía chủ đầu tư, cần nâng cao năng lực tài chính, tập trung phân khúc người mua nhà thực. 

 Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV cho rằng, vấn đề pháp lý vẫn là vấn đề khiến BIDV gặp khó khăn rất nhiều, không chỉ trong việc cho vay đối với các dự án bất động sản, mà các dự án khác được phê duyệt nhưng gặp nhiều vướng mắc trong việc thủ tục để giải ngân. 

Về vấn đề giảm lãi suất, các ngân hàng đều cam kết đã giảm đáng kể lãi suất cho vay ngắn, trung và dài hạn so với giai đoạn trước. Đơn cử như BIDV 2-3 tháng điều chỉnh lãi suất cho vay 1 lần. Lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ xoay quanh 6-6,5%/năm, cho vay trung hạn duy trì ở mức từ 8-9%/năm, giảm so với giai đoạn trước.  

Đối với các thủ tục, thẩm định cho vay, ông Lâm nói đây là giai đoạn bắt buộc phải thẩm định kỹ bởi doanh nghiệp bất động sản đang rất khó khăn. "Doanh nghiệp cần phối hợp với ngân hàng để cung cấp đầy đủ hồ sơ, không được giấu diếm". 

Đặc biệt nhấn mạnh, theo ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank: "Không có ngành nào được Thủ tướng quan tâm như bất động sản". Hiện, 70-80% khó khăn của thị trường này không nằm ở lãi suất ngân hàng mà là các quy định, chính sách của Nhà nước như pháp lý, quá trình thực thi. Theo đó, giải quyết vấn đề bất động sản chủ yếu phải ở cơ quan Nhà nước. 

Ông Vinh dẫn chứng, gói hỗ trợ lãi suất 2% "không chạy"dù đã cố gắng. Nên chuyển gói này hỗ trợ cho người mua nhà. Còn với doanh nghiệp bất động sản, "phải thay đổi, xem lại mình", đặc biệt ở việc minh bạch trong sử dụng vốn, không thể tham lam "ôm" tất cả dự án. "Chúng tôi cũng là đơn vị cho vay bất động sản nhiều nhưng giờ cũng sợ luôn", ông Vinh nói.

"Kiến nghị Bộ Tài chính thúc đẩy tính thanh khoản thị trường trái phiếu để hỗ trợ kênh dẫn vốn, không chỉ phụ thuộc tín dụng. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cân nhắc giảm hệ số rủi ro cho ngân hàng và xem xét giãn tỷ lệ cho vay bất động sản trên tổng dư nợ để xếp hạng tín nhiệm...", lãnh đạo VPBank đề nghị. 

Về phía NHNN, Phó Thống đốc Đào Minh Tú, chia sẻ, những kiến nghị "nóng" của doanh nghiệp về thời hạn cho vay, đây là vấn đề bị “vướng” trong suốt thời gian dài. Bản chất tín dụng ngân hàng là tín dụng ngắn hạn. Thế nhưng, hiện nay, ngành ngân hàng đang cho vay trung, dài hạn. Điều này trái với nguyên lý, nhưng ngành ngân hàng vẫn đang triển khai một cách rất tích cực. 

"Ngoài ra, để hỗ trợ doanh nghiệp, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng khó khăn theo Thông tư 02", Phó Thống đốc nhấn mạnh. 

Tin khác

Bất động sản
Lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM đề xuất lập trang web chuyên biệt về nhà ở xã hội để công khai các dự án cụ thể, giúp người dân dễ dàng tra cứu và lựa chọn theo nhu cầu. Đây là công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc minh bạch thông tin và kết nối giữa các dự án với người dân.
21 giờ
Bất động sản
Dù còn nhiều băn khoăn về phạm vi áp dụng, cơ chế 'xin - cho', nhưng thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm được đánh giá là cơ chế đúng đắn và tác động tích cực đến thị trường bất động sản. 
22 giờ
Bất động sản
Nêu thực trạng giá bất động sản tăng phi mã, đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) cho biết một công chức không ăn gì cả cũng mất vài trăm năm mới mua được nhà.
23 giờ
Bất động sản
Thống kê mới nhất từ Bộ Xây dựng cho thấy, tiến độ triển khai dự án nhà ở xã hội đang rất chậm khi cả nước chỉ có duy nhất 1 dự án được hoàn thành trong quý III/2024. Điều đó càng kéo dài nỗi lo toan của những đối tượng được thụ hưởng chính sách, trong khi giá nhà đất ngày một lên cao.
2 ngày
Bất động sản
SonKim Land vừa được vinh danh là “Chủ đầu tư của thập kỷ” tại Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru 2024, khi liên tục tạo ra những giá trị xuất sắc và đổi mới qua các dự án bất động sản tại Việt Nam suốt một thập kỷ qua.  
3 ngày
Bất động sản
Trong kịch bản rủi ro chính sách của Mỹ với thuế thương mại và lạm phát cao hơn, giới phân tích cho rằng, lãi suất trong nước và lãi suất vay mua nhà có thể sẽ tăng hơn đáng kể so với kỳ vọng dẫn đến tốc độ phục hồi chậm hơn dự kiến đối với ngành bất động sản vào năm 2025.
3 ngày
Bất động sản
Theo chuyên gia, chi phí vốn cho bất động sản đang chịu ảnh hưởng rủi ro lớn hơn rất nhiều so với lãi suất. Vấn đề của nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay là tình trạng tắc nghẽn ở các dự án có xu hướng kéo dài, dẫn đến chi phí lãi vay được vốn hóa tăng cao. 
4 ngày
Bất động sản
Trong năm 2024, phân khúc chung cư được mệnh danh là “ngôi sao” của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, khi bước sang năm 2025, vị trí này sẽ được nhường lại cho các phân khúc đất nền, biệt thự có tỷ suất sinh lời cao hơn.
1 tuần
Bất động sản
Năm 2024, các công ty bất động sản dự kiến sẽ không đạt được các mục tiêu tài chính do điều kiện thị trường không thuận lợi, việc dòng tiền eo hẹp đang là bài toán nan giải của nhiều doanh nghiệp. Nhóm cổ phiếu được kỳ vọng sẽ “làm nên chuyện” khi thị trường có dấu hiệu hồi phục trong năm 2025.
1 tuần
Bất động sản
Phân khúc chung cư cao cấp và chung cư hạng sang giá từ 80 triệu đồng/m² đến hàng tỉ đồng/m² đang chiếm đa số trong nguồn cung tại các thành phố lớn, đang được người giàu quan tâm, tìm mua. Điều này là nguyên nhân chính khiến giá chung cư tăng trưởng mạnh trong thời qua.
1 tuần
Bất động sản
Sở hữu vị trí siêu kết nối, The Beverly Solari được ví như giao lộ hoàng kim giữa lòng đô thị ở tốt nhất Sài Gòn – Vinhomes Grand Park (Thủ Đức). Đây không chỉ là không gian sống đẳng cấp mà còn là chốn đầu tư hoàn hảo, hút dòng tiền đổ về phía Đông TP.HCM.
1 tuần
Bất động sản
Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng mạnh trong quý III/2024, ghi nhận mức tăng 35-40% tại một số khu vực. Theo dự báo của CBRE, có thể trong vòng 1 - 2 quý tới mặt bằng giá chung cư Hà Nội có thể vượt TP HCM.
1 tuần
Bất động sản
Tín dụng bất động sản đạt 3,15 triệu tỷ đồng vào cuối quý III/2024, tăng 9,15% so với đầu năm, với tín dụng cho kinh doanh tăng 29,18%. Bên cạnh tác dụng tích cực là hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi, cũng không thể phủ nhận rằng tình hình náo nhiệt này cũng có phần do "đầu cơ".
2 tuần
Bất động sản
Môi giới bất động sản có vai trò là cầu nối trong hoạt động mua bán bất động sản. Trong lúc giá bất động sản tăng nóng như hiện nay, nghề môi giới ngành này này lại tiếp tục được đưa ra bàn luận, đặc biệt là hiện tượng "ăn chênh giá".
2 tuần
Bất động sản
Theo chuyên gia, nếu đầu tư bất động sản khu vực phía Bắc, cần xem xét nhu cầu và các yếu tố tác động đến thị trường, cân đối khi yếu tố giá đang tăng mạnh. Trong khi đó, phía Nam lại đang có cơ hội lớn cho nhà đầu tư, đặc biệt là những người có tài chính trung bình muốn đầu tư lâu dài.
3 tuần
Xem thêm