Thứ năm, 01/06/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Dù lãi suất điều hành trên đà giảm từ đầu năm đến nay, song thanh khoản bất động sản vẫn trầm lắng. Để dòng tiền quay lại thị trường, lãi suất cho vay nên về mức dưới 8-9% và giữ ổn định.
Trong khi nhà chung cư, đất nền… mức độ quan tâm phần nào đã "hạ nhiệt" so với giai đoạn trước khi thị trường bất động sản trầm lắng, thì nhà phố, nhà riêng lại hút khách trở lại. Dù tiềm năng tăng giá và thanh khoản tốt nhưng rủi ro “chôn vốn” rất hiện hữu, do đó tuyệt đối không vay vốn để đầu tư.
Nhiều chính sách tốt cũng như loạt quy hoạch cấp tỉnh vừa được Thủ tướng phê duyệt mới đây đang mở ra cơ hội cho nhà đầu tư bất động sản trung và dài hạn "bẻ khóa" thanh khoản để lĩnh trái ngọt.
Có thể thấy, phân khúc nhà ở xã hội đang ở trong thời điểm “chín muồi” bởi hàng loạt các chính sách hỗ trợ cho đến sự hăng hái "nhập cuộc" của các doanh nghiệp đầu ngành. Kỳ vọng giải “cơn khát” nhà đang ở mức đỉnh điểm của người dân liệu có hoàn toàn khả thi?
Các kênh dẫn vốn thời gian qua được "nới lỏng" phần nào đã thúc đẩy dòng tiền trở lại tích cực hơn trên thị trường bất động sản. Đây cũng là thời điểm thị trường sẵn sàng bước vào chu trình “rã đông”, khi những lực đỡ từ chính sách liên tục phát huy hiệu quả, đẩy nhanh tiến trình xoay chiều cho thị trường.
Để thật sự thoát ra được trạng thái "chợ chiều", thị trường địa ốc chờ đợi động thái tháo gỡ nút thắt cuối cùng, cũng là nút thắt quan trọng nhất. Đó là điều chỉnh các quy định pháp luật để có thể phê duyệt hàng nghìn dự án đầu tư, phát triển đang "án binh bất động" chờ "rã đông". 
"Chính mặt bằng giá mới sẽ cấu trúc lại thị trường bất động sản một cách hiệu quả nhất. Lúc đó, doanh nghiệp nào, nhà đầu tư nào chịu được mặt bằng giá thì tồn tại, còn không chịu được thì tự phải tái cấu trúc theo nguyên tắc thị trường”, TS. Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh.  
Công ty CP Chứng khoán VNDirect vừa đưa ra báo cáo với chủ đề “La bàn đầu tư tháng 4/2023”. Trong báo cáo, VNDirect cho thấy các kênh đầu tư như thị trường tiền tệ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, hàng hóa... đều có tín hiệu phục hồi.
Trong giai đoạn cuối quý I, đầu quý II/2023, thông tin về loạt dự án nhà ở có mức giá thuộc phân khúc trung cấp, bình dân từ 1-1,6 tỷ đồng/căn được tung ra kỳ vọng "đốt nóng" thị trường. 
Sau Nghị định 08 "giải vây" cho trái phiếu doanh nghiệp, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33 với một loạt giải pháp tiếp tục gỡ khó cho thị trường bất động sản. Hàng loạt tin vui ồ ạt như liều thuốc thuốc bổ vực dậy lòng tin cho cả thị trường.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, bệnh của một số doanh nghiệp bất động sản là tham quá. Một số doanh nghiệp bất động sản “sức có 1 nhưng muốn làm 10”, vốn mỏng thôi nhưng phát hành trái phiếu doanh nghiệp rất "tất tay", ôm dự án nhưng không bán được nên giờ không có cách nào chi trả.
Trong bối cảnh thị trường đóng băng vì thắt chặt tín dụng, "tiếp máu”, “bơm thanh khoản”, hay nói cách khác, xoay sở tạo dòng tiền đang là ưu tiên số 1 của các doanh nghiệp bất động sản để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Áp lực lãi suất đầu vào giảm đã tạo điều kiện để các ngân hàng giảm dần lãi suất cho vay, kể cả trong lĩnh vực bất động sản. Dù thực trạng đang ảm đạm, song việc có thêm dòng tiền đã tạo những kỳ vọng mới cho thị trường địa ốc.
Việc phân nhóm chỉ số rủi ro theo phân khúc bất động sản giúp NHNN thận trọng, kiểm soát chặt chẽ hơn đối với cho vay phục vụ đời sống nhưng sử dụng vốn vay vào mục đích kinh doanh bất động sản, từ đó giảm thiểu rủi ro khi thị trường bất động sản có biến động mạnh theo chiều hướng xấu. 
Theo Chủ tịch CLB bất động sản VREC & HREC, việc an cư lạc nghiệp không chỉ cần thiết với người dân trong nước mà với cả người nước ngoài đang định cư tại Việt Nam. Nhu cầu của phân khúc này đang rất lớn nhưng số lượng giao dịch còn ít, nguyên nhân do các thủ tục, quy định không mấy thuận lợi.