Thứ tư, 02/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP HCM cho biết, hết tháng 11, tổng dư nợ tín dụng bất động sản trên địa bàn thành phố tăng 8,1% so với cuối năm ngoái và chiếm 27,6% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn, đồng thời lưu ý ba đặc điểm nổi bật của tín dụng bất động sản hiện nay.
Tín dụng bất động sản đạt 3,15 triệu tỷ đồng vào cuối quý III/2024, tăng 9,15% so với đầu năm, với tín dụng cho kinh doanh tăng 29,18%. Bên cạnh tác dụng tích cực là hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi, cũng không thể phủ nhận rằng tình hình náo nhiệt này cũng có phần do "đầu cơ".
Trước thực trạng tín dụng vay mua nhà tiêu dùng chỉ tăng hơn 1%, việc tiếp tục giảm lãi suất được xem là động lực giúp tín dụng các ngân hàng bứt tốc trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, việc giá nhà quá cao, trong khi thanh khoản thấp khiến người mua nhà vẫn rất thận trọng, chưa dám vay vốn. 
Được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng vốn lớn, tuy nhiên, tín dụng bất động sản chưa thể bật tăng mạnh, dù lãi suất vay đang ở mức thấp. Nguyên nhân chính là do giá nhà quá cao và thanh khoản thị trường kém, tạo ra rào cản lớn đối với quyết định đầu tư của nhiều người.
Theo chuyên gia, lãi suất huy động ồ ạt biến động tăng cũng sẽ không có quá nhiều tác động đến thị trường bất động sản, bởi thị trường hiện tại đang bắt đầu chu kỳ mới, đã qua thời mua cao bán cao, nên sẽ không bị tác động tiêu cực như thời điểm trước đây ở mặt bằng giá.
Dòng tiền doanh nghiệp đã "trơn tru" hơn trong những tháng đầu năm 2024, nhưng vẫn đối diện với thách thức về thanh khoản và áp lực huy động vốn mới. Để giải bài toán huy động vốn bền vững đòi hỏi doanh nghiệp cần tăng vốn chủ sở hữu để gia cố nội lực 
Thị trường địa ốc dự báo phục hồi nửa cuối năm 2024 khi nhu cầu mua nhà để ở và đầu tư tài sản tăng trở lại, cùng với đó là lãi suất giảm đáy, kỳ vọng hoạt động cho vay mua nhà sẽ dẫn dắt tăng trưởng tín dụng ở cả lĩnh vực bán lẻ lẫn cho vay chủ đầu tư, doanh nghiệp thời gian tới. 
Ngân hàng Nhà nước vừa thông tin, dư địa tín dụng còn lại từ nay đến hết năm là rất lớn, còn dư gần 6,2%, tương đương với 735.000 tỷ đồng để chờ người vay. Trong đó, tín dụng cho nông nghiệp và bất động sản đang là 2 lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tín dụng hiện nay.
Để giảm bớt áp lực, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, doanh nghiệp bất động sản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nới lỏng, tối giản hóa các điều kiện cho vay, đồng thời kéo dài thời gian cho vay lên 24 tháng, thay vì tối đa là 12 tháng như hiện nay.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại nghiên cứu, có chính sách khuyến mại tín dụng đặc biệt dành cho các dự án bất động sản khả thi và đẩy mạnh giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng...
Hiện tại, nhiều lo ngại về lãi suất, pháp lý và loạt Nghị định, Thông tư vẫn còn "bỏ ngỏ" chờ hoàn thiện sẽ làm "nóng" hơn con số hàng tồn kho trong ngành bất động sản. Theo các chuyên gia, để xử lý những điểm nghẽn của thị trường bất động sản một cách căn cơ, còn nhiều biện pháp lớn cần phải làm...
Sau Nghị định 08 "giải vây" cho trái phiếu doanh nghiệp, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33 với một loạt giải pháp tiếp tục gỡ khó cho thị trường bất động sản. Hàng loạt tin vui ồ ạt như liều thuốc thuốc bổ vực dậy lòng tin cho cả thị trường.
Các chuyên gia đánh giá, hai gói tín dụng 110.000 tỷ đồng và 120.000 tỷ đồng dự định dành cho thị trường bất động sản sẽ mang tính "hỗ trợ", chứ không mang ý nghĩa nhiều với thị trường bất động sản nói chung.
Việc thiếu hụt nhà ở khiến phần lớn người thu nhập thấp phải sinh sống trong điều kiện không đảm bảo. Chính vì vậy đề xuất về 2 gói tín dụng để phát triển nhà ở xã hội nhanh chóng nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận với kỳ vọng có thể mở ra giấc mơ an cư cho người nghèo.
Nhiều kiến nghị "nóng" liên quan đến cơ chế, tín dụng, lãi suất, nguồn cung…được các doanh nghiệp bất động sản lớn đưa ra, trong đó việc cần thiết phải cho gia hạn các trái phiếu bất động sản để xoa dịu áp lực thanh toán cho các công ty phát hành nhận được nhiều sự quan tâm.