Thứ tư, 08/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Hàng loạt dự án bất động sản "trùm mền", khiến nhà thầu xây dựng chưa hết cảnh điêu đứng, càng làm càng lỗ. Việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại với đất không phải là đất ở, được kỳ vọng là "sợi dây chính sách" giúp khơi thông pháp lý, tăng nguồn cung cho thị trường, để doanh nghiệp sớm phục hồi. 
Để giảm bớt khó khăn và hỗ trợ cho thị trường bất động sản, chủ tịch HoREA cho rằng, không nên khống chế chủ đầu tư huy động vốn. Đề nghị các địa phương xem xét cho phép doanh nghiệp được tiếp tục huy động vốn đối với 30-50% sản phẩm của dự án (còn lại) để tạo thanh khoản duy trì hoạt động. 
Trước thực trạng nhiều các dự án được phê duyệt bình dân nhưng "tút" lại và gắn mác cao cấp để trục lợi, các chuyên gia cho rằng, ngoài việc yêu cầu tái cơ cấu, giảm bớt lợi nhuận kỳ vọng từ doanh nghiệp, chỉ khi nguồn cung đủ lớn sẽ là yếu tố quan trọng đưa giá nhà về điểm cân bằng của thị trường. 
Để giảm bớt áp lực, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, doanh nghiệp bất động sản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nới lỏng, tối giản hóa các điều kiện cho vay, đồng thời kéo dài thời gian cho vay lên 24 tháng, thay vì tối đa là 12 tháng như hiện nay.
Nhấn mạnh, trong các khó khăn hiện tại, pháp lý khiến vốn dự án bị "ăn mòn" nặng nề nhất, chuyên gia nhận định thị trường sẽ có cơ hội phục hồi rõ nét từ cuối năm nay và cần cú hích mạnh hơn, đồng bộ hơn đặc biệt là việc "tháo rào" cần kịp thời, hiệu quả.   
"Đoạn trường" trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa qua, khi 7 tháng đầu năm, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu giảm mạnh tới 78% so với cùng kỳ. Nếu không có chính sách đột phá để hỗ trợ thị trường, thì số vụ vỡ nợ trái phiếu sẽ còn gia tăng trong bối cảnh kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp liên tục "cài số lùi".
Hiện các địa phương có hơn 1.000 dự án cần phải tháo gỡ, rất cần các cơ quan chức năng vào cuộc để "vực dậy" được các dự án này. Kỳ vọng thị trường sẽ kích hoạt được thì nguồn cung rất đáng kể.