Thứ hai, 07/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

HoREA: 'Cần siết mức trần doanh thu kinh doanh bất động sản không vượt quá 15% tổng doanh thu của tổ chức tín dụng'

Hồng Gấm
- 17:22, 12/11/2023

(DNTO) - Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đang tồn tại nhiều lỗ hổng được xem là tiếp tay cho các nhà băng "đi buôn" bất động sản không khác một công ty địa ốc chuyên nghiệp. Theo đó HoREA kiến nghị, cần siết tỷ lệ mức trần doanh thu kinh doanh bất động sản không vượt quá 15% doanh thu của tổ chức tín dụng. 

Việc các ngân hàng xây các tòa nhà vừa làm trụ sở, vừa cho thuê khá phổ biến. Ảnh: TL.

Việc các ngân hàng xây các tòa nhà vừa làm trụ sở, vừa cho thuê khá phổ biến. Ảnh: TL.

Thực tế cho thấy, đã có không ít tổ chức tín dụng (TCTD), ngân hàng thương mại cho thuê tài sản là các tòa nhà hoặc cụm tòa nhà... Đơn cử, gần đây, trong một thông báo gây nhiều chú ý, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank) cho biết đang có nhu cầu cho thuê các tài sản của rất nhiều căn nhà có diện tích lớn, nằm trải rộng tại nhiều quận nội thành của TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác như Bình Phước, Sóc Trăng, An Giang, Quảng Ninh...

Theo thông tin từ Saigonbank, ngân hàng mày mời cả tổ chức và cá nhân vào thuê các bất động sản trên. "Ngân hàng sẽ lựa chọn tổ chức, cá nhân có giá đề nghị thuê cao nhất tại mỗi tài sản để thương thảo cho thuê".

Việc Saigonbank cho thuê hàng loạt tài sản là bất động sản gồm các căn nhà, cụm tòa nhà hay các tầng còn lại của các căn nhà gây nhiều "xôn xao", bởi theo Điều 132 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định “Tổ chức tín dụng không được phép kinh doanh bất động sản".

Tuy nhiên, hiện dự thảo Luật đã nêu ra một số trường hợp ngoại lệ. Cụ thể, các ngân hàng vẫn được mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của TCTD.

Lo ngại Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đang có nhiều quy định tạo kẽ hở cho các ngân hàng "đi buôn" bất động sản. Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị gửi Quốc hội liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản của các TCTD.

"Chính những quy định "ngoại lệ" này đã "bật đèn xanh" dẫn đến tình trạng các TCTD có xu hướng mở rộng mạng lưới chi nhánh, địa điểm làm việc, cơ sở kho tàng, nhất là xây dựng các tòa nhà cao ốc văn phòng hoành tráng để vừa làm trụ sở, vừa có một phần không nhỏ để kinh doanh bất động sản cho thuê", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nêu rõ. 

Ngoài ra, với quy định "cho phép nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay", theo HoREA cũng là kẽ hở cho các ngân hàng kinh doanh bất động sản. Cụ thể, Luật các tổ chức tín dụng 2010 cho phép ngân  hàng nắm giữ bất động sản liên quan việc xử lý nợ vay trong thời hạn 3 năm mới phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại. Quy định này vốn đã tạo "đất" cho các TCTD thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản. Nay, Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) lại tăng thời hạn cho phép nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay lên 5 năm.

"Điều này càng rộng đường cho các TCTD hoạt động không khác gì một công ty địa ốc chuyên nghiệp", HoREA cho hay.

Từ thực trạng trên, ông Châu đề nghị quy định TCTD không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng, trừ hoạt động kinh doanh khác ghi trong giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp. Đồng thời, xem xét chặt chẽ việc cho phép thực hiện hoạt động kinh doanh, nhất là bất động sản cho thuê văn phòng tùy thuộc năng lực của từng TCTD.

"Ngân hàng Nhà nước cần quản lý chặt chẽ tình trạng các ngân hàng mở rộng mạng lưới, trụ sở, chi nhánh, kho tàng để kinh doanh bất động sản. Ngoài ra, thời hạn cho phép giữ bất động sản nên giữ như luật cũ là ba năm, thay vì 5 năm như dự thảo Luật", HoREA đề xuất, đồng thời nhấn mạnh, để giải quyết căn cơ, cần thiết phải bổ sung quy định doanh thu kinh doanh bất động sản không vượt quá 15% tổng doanh thu của TCTD. 

Các chuyên gia nhận định, lúc này chưa nên đặt vấn đề tổ chức tín dụng được kinh doanh bất động sản, mà nên giữ quy định như trước nay. Ảnh: TL.

Các chuyên gia nhận định, lúc này chưa nên đặt vấn đề tổ chức tín dụng được kinh doanh bất động sản, mà nên giữ quy định như trước nay. Ảnh: TL.

Đánh giá về điều này, theo các chuyên gia, nên giữ quy định như trước kia, không nên để ngân hàng thương mại kinh doanh bất động sản, bởi bản chất của tài sản bất động sản là tính cố định, tính thanh khoản không cao như tiền mặt, nên khi dùng vốn huy động để đầu tư vào dự án bất động sản, lúc cần lấy lại số vốn này trong một thời gian ngắn sẽ rất khó. 

"Điều này khiến nguy cơ mất khả năng thanh toán là rất cao, gây rủi ro cho hệ thống. Vì những lý do đó mà pháp luật nghiêm cấm các ngân hàng thương mại được đầu tư kinh doanh địa ốc, trừ những trường hợp đầu tư vào trụ sở kinh doanh phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, xử lý nợ xấu thế chấp từ doanh nghiệp, cho thuê lại mặt bằng…nhằm đảm bảo lợi ích của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, và đảm bảo trật tự quản lý của ngân hàng Nhà nước", LS. Phạm Liền, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam cho hay. 

Nêu quan điểm, theo ông Huỳnh Phước Nghĩa, Phó viện trưởng Viện Đổi mới sáng tạo (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), ở các nước cũng không khuyến khích điều này. Nhiệm vụ chính của TCTD là ưu tiên để cấp vốn cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế. Nếu tạo lỗ hổng cho TCTD "đổ xô" đi kinh doanh bất động sản thì vai trò kinh doanh tín dụng sẽ bị ảnh hưởng, nhất là khi lĩnh vực bất động sản thường trực nhiều rủi ro, thường xuyên có các khủng hoảng, tiền sẽ bị "ngâm" trong bất động sản...

"Bài học nhãn tiền từ ngân hàng SCB cho thấy, vốn chôn vào bất động sản khiến hiệu quả sử dụng vốn giảm. Khi ngân hàng gặp rủi ro, nhà nước lại phải tham gia tái cơ cấu", ông Nghĩa nhận định. 

Tin khác

Bất động sản
Việc sắp xếp các đơn vị hành chính đang tạo ra một thực tế khi rất nhiều trụ sở, mảnh đất công trở nên dôi dư trong cùng một thời điểm.
1 tuần
Bất động sản
Ngày 22/6, Công ty CP Vinpearl chính thức khởi công Khu phức hợp Du lịch và Đô thị Nghỉ dưỡng Làng Vân. Với tổng diện tích 512,2 ha và hệ sinh thái đặc biệt, dự án có quy mô và đẳng cấp vượt trội bậc nhất trung bộ; đồng thời là bước tiến tiếp theo trong hành trình kiến tạo mô hình đô thị biển, nơi phát triển hài hòa giữa con người - thiên nhiên và công nghệ của Vingroup.
1 tuần
Bất động sản
Trong bối cảnh bất động sản công nghiệp phục hồi, GDP 2024 tăng 7,09%, FDI đạt 38,23 tỷ USD. Niên giám Bất động sản Công nghiệp – Quy hoạch đến 2030 ra mắt, là công cụ chiến lược giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư định hướng phát triển hạ tầng và thu hút vốn hiệu quả.
2 tuần
Bất động sản
D-Homme - căn hộ cao cấp trung tâm khu Tây TP.HCM đã chính thức được bàn giao, khẳng định sự hiện diện của chuẩn sống cao cấp với giá trị thực.
3 tuần
Bất động sản
Thị trường bất động sản sẽ bước vào chu kỳ hồi phục mới giai đoạn 2025 -2026, trong đó phân khúc đất nền, biệt thự, nhà riêng được cho sẽ lần lượt hồi phục đi sau phân khúc chung cư, theo Agriseco Research.
3 tuần
Bất động sản
Ngày 10/5/2025, tại công trường dự án cao ốc phức hợp TTC Plaza Đà Nẵng (số 46 Điện Biên Phủ, phường Chính Gián, quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng) đã diễn ra lễ cất nóc dự án và bàn giao khối đế thương mại cho AeonMall Việt Nam.
1 tháng
Bất động sản
Bất động sản tại các tỉnh phía Nam đang hồi phục mạnh mẽ, đặc biệt là tại Bình Dương, Long An, với vai trò dẫn dắt của TP Hồ Chí Minh, mang lại cơ hội cho cả người mua ở thực và nhà đầu tư dài hạn.
1 tháng
Bất động sản
Trong bối cảnh kênh trái phiếu "đóng băng" và áp lực tài chính đè nặng, nhiều doanh nghiệp bất động sản chuyển hướng sang phát hành cổ phiếu để tìm vốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng thành công, khi niềm tin thị trường vẫn còn mong manh. 
2 tháng
Bất động sản
Ngay sau khi Quyết định 26/2025/QĐ-UBND TP Hồ Chí Minh chính thức có hiệu lực từ ngày 27/2, trong đó cấm sử dụng căn hộ chung cư để kinh doanh lưu trú ngắn ngày, hàng loạt chủ nhà cho thuê Airbnb đã bị hủy hợp đồng, mất dòng tiền và rơi vào thế tài chính nguy hiểm. Đáng chú ý, đây lại chính là phân khúc được các hộ gia đình và nhà đầu tư cá nhân sử dụng nhiều nhất trong nền tảng lưu trú chia sẻ này.
2 tháng
Bất động sản
Ngày 19/4, chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise. Với quy mô 2.870 ha và lợi thế sinh thái đặc biệt, dự án có tầm nhìn trở thành khu đô thị ESG hàng đầu thế giới, thể hiện đẳng cấp về ESG của Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.
2 tháng
Bất động sản
Thị trường bất động sản Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch đáng kể khi nhu cầu thuê nhà tăng mạnh, đặc biệt trong giới trẻ. Sự thay đổi này không chỉ phản ánh thực trạng kinh tế mà còn mở ra cơ hội lớn cho lĩnh vực cho thuê bất động sản.
2 tháng
Bất động sản
Trận động đất tại Myanmar và dư chấn tới Hà Nội, TP HCM đã dấy lên lo lắng về sự an toàn của người dân sống tại các chung cư cao tầng. Điều này tác động đến thị trường bất động sản, đặc biệt là giá nhà chung cư. Tại Hà Nội, giá chung cư có giảm sau cơn "địa chấn" này hay không?
3 tháng
Bất động sản
Thị trường bất động sản vùng ven khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam. Phân khúc này không chỉ mang lại tiềm năng sinh lợi cao mà còn có nhiều ưu điểm về tính ổn định và khả năng phát triển trong tương lai.
3 tháng
Bất động sản
Ngày 26/3, Tập đoàn Vingroup đã khởi công Vinhomes Green City - khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần kiến tạo sự phát triển thịnh vượng cho cả khu vực.
3 tháng
Bất động sản
Khi các kênh đầu tư đều có nhiều yếu tố hấp dẫn nhưng cũng có không ít rủi ro đi kèm, việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp trở nên khó hơn với nhà đầu tư.
3 tháng
Xem thêm