Thứ sáu, 03/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đã đến lúc nghĩ đến startup trong câu chuyện tiết kiệm điện

Huyền Trang
- 15:24, 13/06/2023

(DNTO) - Tiết kiệm điện sẽ được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, bền vững hơn nhờ các giải pháp của startup, thay vì chỉ hô hào và trông chờ vào ý thức của người dân.

Điện năng dành cho chiếu sáng ở Việt Nam đang chiếm khoảng 35% tổng năng lượng điện cung ứng, trong khi trên thế giới, lĩnh vực này chỉ chiếm 15-17%. Ảnh: T.L.

Điện năng dành cho chiếu sáng ở Việt Nam đang chiếm khoảng 35% tổng năng lượng điện cung ứng, trong khi trên thế giới, lĩnh vực này chỉ chiếm 15-17%. Ảnh: T.L.

Vì sao phải cần startup?

Không năm nào chúng ta không hô hào tiết kiệm điện. Nhưng, tiết kiệm điện chỉ thực sự nóng khi tình trạng cắt điện diễn ra liên tục trong những ngày gần đây, do sản lượng điện thiếu hụt trầm trọng ở khu vực miền Bắc, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ở Việt Nam, tiêu dùng điện cho sản xuất, kinh doanh đều đang ở mức cao, trong khi tăng trưởng kinh tế mới chỉ bằng một nửa. Điều này cho thấy Việt Nam đang sử dụng năng lượng lãng phí so với thế giới.

Thế nhưng, câu chuyện tiết kiệm điện vẫn chỉ xoay quanh việc tuyên truyền, khuyến khích người dân tiết kiệm điện như tắt điện khi không sử dụng, dùng điều hòa ở nhiệt độ 25-28 độ C kèm quạt, vệ sinh thiết bị điện tử…, từ các cơ quan chức năng và các đơn vị truyền thông.

Thậm chí những chiến dịch tuyên truyền tiết kiệm điện rất lớn như “Giờ Trái đất”, tiết kiệm 298.000 kWh điện (tương đương số tiền khoảng hơn 555 triệu đồng), cũng chỉ như ngọn lửa le lói khi tình trạng lãng phí điện đã tồn tại nhiều năm nay.

Đương nhiên, để thay đổi ý thức và thói quen của người dân thành công cũng góp phần chống lãng phí rất lớn. Vì dư địa tiết kiệm điện trong các hộ gia đình vẫn còn khoảng từ 15-30% (theo tính toán của EVN).

Nhưng trong bối cảnh hiện nay, nếu chỉ trông chờ vào ý thức của người dân là chưa đủ. Bởi để “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” tuyên truyền về tiết kiệm điện đã tốn rất nhiều thời gian. Chưa kể, nhiều người dân có thể có ý thức trong việc tiết kiệm điện trong nhà họ, nhưng chưa chắc có ý thức đối với việc tiết kiệm điện ở khu vực công cộng, sinh hoạt chung.

Điển hình là khi chưa thiếu điện, người ta vẫn thấy những bóng đèn ở cầu thang chung cư, văn phòng, công sở…bật xuyên ngày đêm mà không ai mảy may ấn công tắc…Đó là lý do đã đến lúc cần nghĩ đến việc đưa startup vào giải quyết “nỗi đau” này.

Startup có thể giúp gì?

Ứng dụng giải pháp chiếu sáng thông minh có thể tiết kiệm tới 40% năng lượng tiêu thụ. Ảnh: T.L.

Ứng dụng giải pháp chiếu sáng thông minh có thể tiết kiệm tới 40% năng lượng tiêu thụ. Ảnh: T.L.

Năm 2020, AirIoT (sau đổi thành AirWatt) ứng dụng theo dõi thiết bị điện, được lắp thí điểm tại 500 khách sạn, homestay trên cả nước. Giải pháp ghi nhận mức tiết kiệm điện năng từ 25-40%/tháng tại các điểm lắp đặt, bằng cách tắt các thiết bị không cần thiết nhờ ứng dụng học máy. Startup này sau đó nhận giải nhất cuộc thi Việt Nam Startup wheel 2019 và giải thưởng của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP).

Benkon SmartAir, một thiết bị do 20 bạn trẻ sáng lập, gắn cạnh điều hòa, kết nối với các điện thoại thông minh để người dùng tùy chỉnh. Giải pháp đặt mục tiêu tiết kiệm từ 35 - 50% năng lượng tiêu thụ. Năm 2022, giải pháp đạt quán quân cuộc thi Startup Wheels 2022, Top 20 Startup Viet…

Ở quy mô lớn hơn, nhiều giải pháp chiếu sáng đô thị đã được thử nghiệm và ghi nhận kết quả tiết kiệm năng lượng khả thi.

Năm 2020, TP. Bến Tre ứng dụng giải pháp chiếu sáng thông minh của công ty Rạng Đông. 4.000 đèn đường tại 76 tuyến phố được giám sát qua trung tâm điều khiển từ xa. Sau 11g đêm, đèn tự động giảm chiếu sáng để tiết kiệm điện. Việc này đã giúp thành phố giảm 50-60% điện năng tiêu thụ, tiết kiệm 3 tỷ đồng/năm.

Mới đây, hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh cũng được thử nghiệm tại Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM, Khu công nghệ cao TP.HCM, do nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Bách khoa TP.HCM thử nghiệm. Kết quả ban đầu ghi nhận tiết kiệm từ 50-70% điện năng so với đèn thủy ngân cao áp.

Một thống kê của BKAV cho thấy, văn phòng, nơi công cộng có thể tiết kiệm tới 40% tiền điện mỗi tháng nếu lắp đặt hệ thống thông minh tắt/mở tự động. Như vậy có thể thấy, dư địa tiết kiệm điện thông qua công nghệ, giải pháp thông minh của startup, doanh nghiệp là rất lớn.

Tuy vậy, mặc dù giải pháp chiếu sáng thông minh đang được nhiều địa phương áp dụng, nhưng việc thay đổi công nghệ hay chỉ tính riêng việc thay thế toàn bộ đèn LED, cũng đòi hỏi ngân sách đầu tư lớn. Chưa kể khó khăn từ cơ chế, thậm chí cả tư duy “đóng” của các lãnh đạo địa phương cũng có thể cản trở quá trình chuyển dịch này.

Vì vậy, đã đến lúc cần nghĩ đến việc “bật đèn” nhiều hơn cho các startup tham gia cùng các địa phương trong việc tiết kiệm năng lượng. Bởi các giải pháp của startup đều là các giải pháp, sản phẩm mới, thường đi trước thị trường nên còn thiếu người dùng. Bản thân startup cũng thiếu nguồn lực để tung ra chiến dịch marketing, truyền thông đủ hấp dẫn giúp bán hàng nhanh chóng. Nếu các địa phương không cởi mở đón nhận, các startup sẽ rất chật vật để đưa sản phẩm được áp dụng rộng rãi.

Ở chiều ngược lại, nếu địa phương không “mở cửa” cho startup, đồng nghĩa với việc từ chối cơ hội ứng dụng giải pháp mới để giải quyết những vấn đề nhức nhối. Các vấn đề cũ sẽ vẫn chỉ được giải quyết theo cách cũ, tốn nguồn lực, kém hiệu quả.

Thiếu điện và cần phải tiết kiệm điện, chống lãng phí là “đề bài” lớn cần nhiều bên tham gia, từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người dân, và startup. Vì vậy, đây là cơ hội cho startup, nhưng cũng là cơ hội cho các cơ quan, địa phương chuyển dịch cách thức quản lý, vận hành khi trở thành người đặt hàng và mua hàng sản phẩm, dịch vụ của startup.

Tin khác

Start-up
Sự kết hợp giữa công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ chuỗi khối (blockchain) đang là nhân tố khiến dòng vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu dần ấm lên sau “mùa đông” kéo dài.
1 tuần
Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
1 tháng
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
1 tháng
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
1 tháng
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
2 tháng
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
2 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
2 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
2 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
3 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
3 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
4 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
4 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
4 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
5 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
5 tháng
Xem thêm