Thứ tư, 17/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đã đến lúc doanh nghiệp kiếm ‘tiền tươi, thóc thật’ nhờ dữ liệu

Huyền Trang
- 17:37, 11/10/2023

(DNTO) - Dữ liệu không chỉ giúp các chủ doanh nghiệp đưa ra các quyết định điều hành đúng đắn mà giờ đây nó còn giúp doanh nghiệp tạo thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ thu hút khách hàng.

Dữ liệu là tài nguyên mới của các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay. Ảnh: T.L

Dữ liệu là tài nguyên mới của các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay. Ảnh: T.L

Dữ liệu kiếm bộn tiền cho doanh nghiệp

Hội thảo về sản xuất thông minh trên nền tảng ứng dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo thuộc khuôn khổ MTA Ha Noi 2020 ngày 11/10, các chuyên gia bàn về cách công nghệ mới thay đổi cuộc sống của doanh nghiệp.

TS Trần Tiến Công, Phó Trưởng Lab AI, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI) cho biết,  10-20 năm trước, khi gõ cụm từ tìm kiếm trên Google như “cacao” sẽ chỉ hiển thị các đường link bài viết, tài liệu liên quan đến từ khoá. Nhưng hiện nay, kết quả sẽ cho ra các thông tin như cacao là gì, trồng ở đâu, giá trị dinh dưỡng ra sao, có thể chế biến thành sản phẩm gì?.... Hay khi tìm kiếm thông tin về nghệ sĩ sẽ ra cả thông tin cá nhân, hình ảnh, video... Những dạng thông tin này gọi là thực thể, không còn là tài liệu nữa.

“Con đường này đưa chúng ta đến web 3.0, trước đây đường dẫn liên kết các đường link đến bài báo, ảnh nhưng giờ là dẫn đến những thực thể, để làm được điều đó cần dữ liệu”, ông Công nói.

Theo vị này, cũng nhờ dữ liệu mà Google, một công ty con nhưng “gánh” tới 70% doanh thu của công ty mẹ Alphabet. Nhưng đó là những dữ liệu có cấu trúc. Theo ông Công, tương lai,  thứ mà doanh nghiệp sử dụng là những dữ liệu phi cấu trúc. Ví dụ khi một người post bài viết lên Facebook, bài post đó có thể dạng bài viết, ảnh hay video, như vậy bài viết đó không hề có cấu trúc định sẵn, tuỳ biến theo nhu cầu người sử dụng.

Và đương nhiên, khối lượng dữ liệu đó mỗi ngày tạo ra rất lớn. Ví dụ cơ sở dữ liệu khách hàng và giao dịch của Walmart (nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ) chứa hơn 2,5 petabye dữ liệu. Để dễ hình dung có thể ước tính nguồn dữ liệu của Walmart tương đương tất cả nội dung từ các thư viện nghiên cứu học thuật của nước Mỹ, ước tính hơn 2 petabyte. Câu hỏi mà các doanh nghiệp đặt ra là vậy dữ liệu lớn như vậy có cần lưu trữ hay không?

Để trả lời câu hỏi này, ông Công dẫn chứng về một công ty của Đức đầu tư dự án nông nghiệp ở Ấn Độ giúp nông dân làm sản phẩm chống chịu sâu bệnh. Trong hàng chục năm qua, họ thu được nguồn dữ liệu khổng lồ từ người nông dân. Giờ đây, nhờ nguồn dữ liệu đó mà họ phát triển các phần mềm AI để phát hiện sâu bệnh cây trồng và bán với giá trị rất cao.

“Một doanh nghiêp muốn phát triển vượt bậc phải có chiến lược thu thập và xử lý dữ liệu. Việt Nam hay nói chuyện dựa trên cảm tính, hay những báo cáo, thảo luận cũng vậy. Phải đưa dữ liệu để thảo luận với nhau, dữ liệu đó phải được trích xuất từ nguồn thông tin chuẩn”, ông Công nhấn mạnh.

Một nghiên cứu của Gartner dự đoán rằng năm 2020,  10% tổ chức sẽ có một đơn vị kinh doanh có lợi nhuận đặc biệt để sản xuất và thương mại hoá tài sản thông tin của họ. Đến năm 2021, các công ty sẽ được định giá trên danh mục thông tin của họ. “Những người làm công việc định giá các khoản đầu tư của công ty, bao gồm cả các nhà phân tích vốn cổ phần, sẽ buộc phải xem xét lượng thông tin dồi dào của một công ty trong việc định giá chính xác công ty đó”, Gartner nhận định.

“Các công ty phân tích dữ liệu như Gartner chỉ dựa vào việc phân tích dữ liệu nhưng muốn có các báo cáo của họ thì khách hàng sẽ phải trả tiền rất lớn. Tài sản của doanh nghiệp không phải nằm ở nhà máy, đất đai, máy móc mà còn phải dữ liệu. Vì vậy dữ liệu cũng cần định giá”, TS Trần Tiến Công nói thêm.

Cần đơn vị "bắt  mạch" dữ liệu doanh nghiệp

Dữ liệu doanh nghiệp hiện phân tán, thậm chí nhiều nguồn chưa chính xác. Ảnh: T.L

Dữ liệu doanh nghiệp hiện phân tán, thậm chí nhiều nguồn chưa chính xác. Ảnh: T.L

Là người đã có 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tự động hoá, ông Ngô Hải, Phó Giám đốc Điều hành Advantech Vietnam Technology, vẫn phải thốt lên rằng “công nghệ thay đổi quá nhanh”, vì vậy nếu doanh nghiệp không nhanh chóng thay đổi thì cũng sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi thị trường.

Nói về kinh nghiệm của Advantech, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực IoT và công nghệ công nghiệp trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 41% thị phần máy tính công nghiệp toàn cầu, ông Hải cho biết, công ty liên tục duy trì tăng trưởng, kể cả trong giai đoạn khó khăn nhất nhờ tận dụng tốt dữ liệu.

“Năm 2022,trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu làm gián đoạn nguồn cung vật liệu cho các công ty sản xuất. Chúng tôi đã sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu vật tư sản xuất, nhằm điều chỉnh chuỗi cung ứng linh kiện, tập trung vật tư linh kiện để ưu tiên sản xuất sản phẩm giá trị cao, thay vì linh kiện đó sản xuất cho sản phẩm giá trị thấp. Nhờ vậy, trong giai đoạn khó khăn nhất, chúng tôi vẫn gia tăng doanh thu”, ông Hải chia sẻ.

Trong quá trình tiếp xúc với các lãnh đạo doanh nghiệp, vị này nhận thấy doanh nghiệp đang vận hành rất nhiều phần mềm. Câu hỏi là làm sao giúp họ quản lý tốt nguồn dữ liệu chỉ trên một nền tảng. Các lãnh đạo doanh nghiệp đều mong muốn lựa chọn 1 nền tảng tích hợp tất cả các giải pháp. Yêu cầu của họ là nền tảng phải dễ sử dụng, có khả năng tích hợp các ứng dụng và dễ dàng chuyển giao để các đơn vị có thể sử dụng.

“Các doanh nghiệp đều hỏi bắt đầu từ đâu, như thế nào, thậm chí họ hỏi bao nhiêu tiền là đủ. Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu trong thời gian tới như thế nào và xác định thực tế doanh nghiệp của mình ở đâu. Doanh nghiệp không phải thấy ứng dụng nào hay thì áp dụng. Hiện nay công ty chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực công nghệ công nghiệp nhưng vẫn đang phải kết hợp với Boston để tư vấn cho chúng tôi lộ trình tiếp theo. Vì vậy doanh nghiệp cần tìm đến các tổ chức tư vấn uy tín để “bắt mạch” cho mình, biết cái gì ưu tiên đầu tiên khi chuyển đổi số”, ông Hải nhấn mạnh.

Tin khác

Chuyển đổi số
Chi phí để huấn luyện và vận hành một mô hình AI như ChatGPT có thể lên tới hàng trăm triệu USD, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của mình.
4 tuần
Chuyển đổi số
4 “ông lớn” công nghệ trong nước là Viettel, FPT, VNPT, CMC nỗ lực để xây trung tâm dữ liệu nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp Việt Nam chạy đua với các nước trong khu vực.
4 tuần
Chuyển đổi số
Các nhà sáng lập đang chú ý hơn đến những nhân sự có kĩ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc, đồng thời, họ cũng không ngại chi trả nhiều hơn để thu hút các nhân tài trong lĩnh vực này.
1 tháng
Chuyển đổi số
Sử dụng các dịch vụ sẵn có dựa trên đám mây và các mô hình AI được đào tạo trước giúp doanh nghiệp giảm áp lực chi phí nếu muốn tận dụng AI.
1 tháng
Chuyển đổi số
Khi mọi công ty dịch vụ tài chính bước vào cuộc đua công nghệ thì ai gắn bó nhiều hơn với hành trình khách hàng và trở thành một phần trong đời sống của họ sẽ trở thành người chiến thắng.
3 tháng
Chuyển đổi số
Làn sóng đầu tư của nhiều “đại bàng” sản xuất công nghiệp vào ngành điện tử - bán dẫn Việt Nam sẽ tạo ra một bộ mặt rất khác cho nền kinh tế trong 5 năm tới.
3 tháng
Chuyển đổi số
Thứ trưởng Bộ Tài chính cho hay, đến nay, tất cả các thủ tục hải quan "cốt lõi" hoàn toàn được số hóa với 100% đơn vị hải quan trên toàn quốc, 99% doanh nghiệp tham gia, xử lý hơn 99,6% tờ khai thông quan với thời gian thông quan luồng xanh chỉ từ 1 - 3 giây. 
4 tháng
Chuyển đổi số
Chất lượng không kém hàng ngoại sản xuất, nhưng giá thành cao làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm điện tử, công nghệ Việt Nam.
4 tháng
Chuyển đổi số
Sản phẩm công nghệ Việt Nam được đánh giá đang ở thời kì “chín”, có thể phục vụ cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ Chính phủ để có thể thúc đẩy nền kinh tế số.
4 tháng
Chuyển đổi số
Open Banking (Ngân hàng mở) là xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nhưng sẽ không nên chỉ bó hẹp với các công ty công nghệ tài chính (fintech).
4 tháng
Chuyển đổi số
Các ứng dụng hỗ trợ đầu tư chứng khoán trên thị trường “mọc lên như nấm”, thậm chí áp dụng cả công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data (dữ liệu lớn)…, giúp nhà đầu tư chứng khoán ra quyết định nhanh hơn nhưng cũng khiến họ cân não khi lựa chọn ứng dụng.
5 tháng
Chuyển đổi số
Thế mạnh xuất khẩu phần mềm của Việt Nam là động lực để cung cấp sản phẩm vi mạch được tối ưu hoá ra toàn cầu.
5 tháng
Chuyển đổi số
Chiến lược số ngày nay đã không thể tách rời chiến lược doanh nghiệp. Nhưng xây dựng chiến lược đã khó, tìm ra chiến lược đúng trong thời buổi công nghệ càng khó hơn. Ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng phải đi từ bước rất nhỏ và kiên trì. 
5 tháng
Chuyển đổi số
Báo cáo thường niên năm 2022 của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chuyển đổi số cho biết, gần 50% doanh nghiệp trong nước đã ngừng áp dụng chuyển đổi số. Điều này cho thấy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chưa chuẩn bị chu đáo để chủ động dấn thân vào nền kinh tế số toàn cầu.
5 tháng
Chuyển đổi số
Thay thế vài nhân viên, rút ngắn thời gian vài tiếng mỗi ngày nhưng giúp doanh nghiệp giảm chi phí khổng lồ khi vận hành hệ thống chăm sóc khách hàng.
5 tháng
Xem thêm