Thứ bảy, 17/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chuyện Shark Linh chưa giải ngân sau 4 mùa Shark Tank: Hỗ trợ khởi nghiệp có chăng mới chỉ là phong trào?

Huyền Trang
- 15:15, 27/05/2022

(DNTO) - Con số giải ngân thực tế sau chương trình Shark Tank mùa 4 quá thấp so với cam kết, cùng với thông tin Shark Thái Vân Linh ngồi 4 mùa nhưng chưa giải ngân cho startup nào, dấy lên nhiều suy nghĩ về việc chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam liệu đã đi vào thực chất?

Ngồi 'ghế nóng' Shark Tank 4 mùa, cam kết rót hơn 57 tỷ đồng, nhưng hiện tại Shark Linh chưa thực rót vốn cho startup. Ảnh:T.L.

Ngồi 'ghế nóng' Shark Tank 4 mùa, cam kết rót hơn 57 tỷ đồng, nhưng hiện tại Shark Linh chưa thực rót vốn cho startup. Ảnh:T.L.

Đầu tư đâu dễ như ‘cái bắt tay’

Sau Shark Tank Việt Nam mùa 4, số vốn thực rót cho các startup chỉ khoảng hơn 21 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% so với cam kết trên truyền hình. Chưa dừng lại ở đó, dư luận còn xôn xao khi Shark Thái Vân Linh dù ngồi ở vị trí nhà đầu tư trong 4 mùa Shark Tank nhưng đến hiện tại chưa giải ngân cho startup nào.

Trong khi đó, tổng cam kết của Shark Linh sau các mùa là 57,9 tỷ đồng cho các startup (mùa 1 là 26,8 tỷ đồng; mùa 2 là 25,1 tỷ đồng, mùa 3 không có thỏa thuận và mùa 4 là 6 tỷ đồng ).

Giới đầu tư đều hiểu rằng, không bao giờ có chuyện một thương vụ đầu tư có thể quyết định chỉ sau vài phút thương thảo trên sóng truyền hình. Bên cạnh đó, việc rót vốn đầu tư cho startup nào còn tùy thuộc vào đặc tính ‘săn mồi’ của mỗi ‘cá mập’.

Với nhà đầu tư được xếp vào nhóm nhà đầu tư thiên thần như Shark Đỗ Thị Kim Liên, Shark Nguyễn Hòa Bình, Shark Nguyễn Thanh Việt hay Shark Nguyễn Xuân Phú, Shark Nguyễn Thanh Hưng…, là những người đứng đầu tập đoàn lớn, họ sẽ có xu hướng đầu tư, thâu tóm các startup có sản phẩm, dịch vụ có thể hỗ trợ cho hệ sinh thái của họ, để “làm giàu” cho tập đoàn họ.

Vì vậy, những startup được xem không hỗ trợ được gì cho hệ sinh thái của họ, đương nhiên sẽ không được đầu tư. Tuy vậy, các “cá mập” này dễ dàng xuống tiền hơn bởi tiền đầu tư một phần là tiền cá nhân, không phải thông qua hội đồng đầu tư.

Còn với các ‘cá mập’ là đại diện của các quỹ đầu tư mạo hiểm, như Shark Thái Vân Linh, Shark Louis Nguyễn, Shark Nguyễn Mạnh Dũng… sẽ khá ‘nhạy’ khi ‘đánh hơi’ startup tiềm năng vì họ đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành đầu tư khởi nghiệp.

Tuy nhiên, bản thân các quỹ đều mong muốn đầu tư startup có khả năng tăng trưởng hàng chục, hàng trăm lần. Nhưng theo một vị chuyên gia, khi các startup chọn cách lên truyền hình để gọi vốn thì đa số mô hình kinh doanh không có nhiều đột phá, khả năng tăng trưởng không cao. Vì vậy rất khó gọi vốn được từ quỹ mạo hiểm.

Một khía cạnh khác là bản thân các quỹ đầu tư mạo hiểm thường có quy trình thẩm định khá khắt khe, các quyết định rót vốn phải thông qua hội đồng đầu tư. Vì vậy, khi cử một đại diện của quỹ lên truyền hình thương thảo cũng chỉ là bước tiếp nhận thông tin từ startup, ngay cả cam kết đầu tư cũng chỉ là bắt đầu giai đoạn tìm hiểu. Do vậy, từ truyền hình ra thực tế là câu chuyện rất dài.

Còn về khía cạnh các startup, ngay cả với nhiều startup lên chương trình gọi vốn, họ đương nhiên mong muốn được đầu tư, nhưng cũng không quá kỳ vọng vào việc được rót vốn. Đặc biệt với những startup tiềm năng, họ thừa hiểu rằng không thể “dễ dãi” trong việc chọn nhà đầu tư. Tuy vậy, nhiều startup vẫn lựa chọn tham gia gọi vốn, vì những hiệu ứng truyền thông mang lại sau chương trình.

Ông Nguyễn Ngọc Luận, founder và CEO thương hiệu cà phê trái cây Meet More, (startup tham gia Shark Tank mùa 4, kêu gọi 30 tỷ đồng cho 20% cổ phần công ty) từng chia sẻ, mặc dù chưa chưa thành công gọi vốn trong, nhưng nhờ chương trình mà thương hiệu, sản phẩm của Meet More được biết đến nhiều hơn, điều này giúp startup mở rộng thị trường.

Cần bước qua thời kì ‘chỉ tạo phong trào’

Startup Việt Nam có đủ năng lực cạnh tranh toàn cầu nếu được hỗ trợ nhiều hơn từ hệ sinh thái khởi nghiệp. Ảnh: T.L.

Startup Việt Nam có đủ năng lực cạnh tranh toàn cầu nếu được hỗ trợ nhiều hơn từ hệ sinh thái khởi nghiệp. Ảnh: T.L.

Không thể phủ nhận những chương trình khởi nghiệp trong thời gian qua là một trong những động lực thúc đẩy thị trường khởi nghiệp Việt Nam thêm phần năng động. Ngay cả trong chương trình Shark Tank, nhiều startup nhận được đầu tư đã ghi nhận sự phát triển vượt bậc, như Coolmate (startup thời trang nam), Vua Cua (startup thực phẩm).

Tuy vậy, nhìn vào tỷ lệ rót vốn hậu Shark Tank cũng đủ thấy, những chương trình như vậy cũng chỉ được xem là những cuộc trải nghiệm startup, chứ chưa thể kỳ vọng quá nhiều hơn thế.

Chính bà Lê Hạnh, Tổng Giám đốc TV Hub, Nhà sản xuất chương trình Shark Tank cũng thừa nhận “cái bắt tay” trên truyền hình mới chỉ là bắt đầu tìm hiểu nahu, nếu nghĩ là đưa tiền thì là lầm tưởng. “Có được cái bắt tay của Shark trên TV cũng là một phần thưởng đối với startup rồi”, bà Lê Hạnh nói.

Thế nhưng, trong một hội nghị mới đây, ông Nguyễn Đình Thắng Chủ tịch CLB Đầu tư Công nghệ số (VDI), Chủ tịch CLB Công nghệ tài chính Việt Nam (Vina Fintech) từng nêu một quan điểm khiến những ai đang quan tâm đến phong trào hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam phải suy nghĩ:

“Theo sát phong trào của SV Startup hay Techfest thời gian qua, chúng tôi nhận thấy rằng, chúng ta vẫn đang cố gắng để làm phong trào là nhiều, chứ đi vào hỗ trợ thực chất tức từ ý tưởng sáng tạo, hỗ trợ tư vấn, định hướng, nguồn lực để thành khả thi, thành công còn rất nhiều giới hạn”.

Quan điểm này không sai, bởi lẽ hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam đã hình thành được 6-7 năm. Chúng ta đã có tới 3.800 startup, 217 quỹ đầu tư trong và ngoài nước đang hoạt động, 119 tổ chức thúc đẩy kinh doanh/cơ sở ươm tạo cùng 138 trường đại học, cao đẳng tổ chức hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam cũng được đánh giá khá hoàn thiện khi có sự góp mặt của các thành phần như cơ quan hỗ trợ khởi nghiệp, quỹ đầu tư, mạng lưới chuyên gia cố vấn, trường đại học và bắt đầu có sự tham gia của các tập đoàn lớn.

Thế nhưng, nhìn vào nhiều cuộc thương thảo trên chương trình Shark Tank Việt Nam, cho thấy nhiều startup vẫn còn khá “ngô nghê”, thậm chí bị đánh giá “ngáo giá”. Những thiếu sót của startup như định giá sai, founder không nắm vững số liệu tài chính doanh nghiệp, thiếu kĩ năng trình bày, đàm phán… không chỉ xảy ra ở mùa 1, mùa 2, mà tới mùa 4 vẫn tồn tại.

Điều này chỉ ra hai vấn đề: Một là bản thân nhiều startup chưa có ý thức chuẩn bị cho mình hành trang kĩ lưỡng để bước vào vòng gọi vốn. Hai là các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp chưa “thấm” đến cộng đồng các startup.

Sau 6-7 năm hình thành, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam ngày nay đang bước vào chu kỳ mới. Ở chu kỳ này, chúng ta không còn tham vọng "người người khởi nghiệp, nhà nhà khởi nghiệp", mà cần đặt mục tiêu có thêm nhiều startup đạt ngưỡng "kỳ lân" (giá trị tỷ đô). Vì vậy, các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp giai đoạn mới không nên chỉ làm phong trào bề nổi để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, mà phải đi vào thực chất hơn, tức các hỗ trợ cho khởi nghiệp cần đi vào chiều sâu hơn.

Trong đó, hỗ trợ lớn nhất mà cộng đồng startup mong muốn là sớm có khung khổ pháp lý cho các lĩnh vực mới như blockchain, fintech... Ngoài ra, sự kết nối chặt chẽ hơn giữa các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp, bởi nguồn lực lớn nhất không nhất thiết phải là nguồn vốn, mà là từ mạng lưới gồm các chuyên gia, cố vấn, nhà đầu tư, tập đoàn... 

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tinh thần sống xanh cùng khả năng sáng tạo và truyền cảm hứng của thế hệ trẻ đang thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết trong cuộc thi “Green It Loud – Khuếch Đại Chất Xanh” do Gen Green - nền tảng số dành cho thế hệ sống xanh – phát động.
20 phút
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 14/5, Tập đoàn TTC và Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã ký kết thỏa thuận hợp tác, nhằm phát huy sức mạnh và tiềm lực của mỗi bên, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
31 phút
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 68-NQ/TW, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành.
8 giờ
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Cuộc gặp gỡ lần này đặt nền tảng cho việc xây dựng những chương trình hợp tác sâu rộng, mang tính ứng dụng cao, nhằm đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho cộng đồng nữ doanh nhân Việt Nam.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tham gia chương trình Tick xanh trách nhiệm, nhà sản xuất phải giám sát chặt chẽ nguồn nguyên liệu; nhà phân phối tham gia kiểm soát hàng hóa theo quy trình; còn người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm và có lựa chọn mua sắm đúng đắn.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vận hành mạnh mẽ, trang bị, tiện nghi không xe cỡ C nào so được trong khi chi phí nhàn tênh là động lực lớn để cộng đồng chủ xe VinFast VF 7 đang háo hức lên kế hoạch tổ chức các chuyến xuyên Việt trong mùa hè này.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Viettel dẫn đầu về tốc độ mạng di động trong tháng 4/2025 trong bối cảnh chất lượng mạng di động băng rộng cả nước ghi nhận mức cải thiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 2/2024.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Sơn La”, được tỉnh chú trọng, sản phẩm quả thanh long ngày càng được thị trường trong và ngoài nước đón nhận, tạo sự liên kết các doanh nghiệp, hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Kỹ thuật bao quả xoài bằng túi chuyên dụng đã trở thành biện pháp canh tác phổ biến tại huyện Yên Châu, Sơn La, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường xuất khẩu.
1 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Xử lý vi phạm kinh tế theo hướng phân định rõ trách nhiệm, tránh hình sự hóa không cần thiết, không hồi tố gây bất lợi... là những điểm mới tại Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ đây, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Gần một tháng nữa, xoài tròn Yên Châu vào vụ thu hoạch. Những ngày này, vùng xoài tròn được cấp chỉ dẫn địa lý tại các xã Chiềng Pằn, Sặp Vạt, bà con nông dân đang tích cực thăm vườn, chăm bón, phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp sản xuất an toàn, đảm bảo năng suất, chất lượng, đạt hiệu quả kinh tế cao.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Trong 10 năm qua, chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc đã tạo nên cuộc “cách mạng xanh” ở Mường La, Sơn La, người nông dân đã chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
1 tuần
Trung ương hội
Với sự chủ động, sáng tạo và tinh thần tiên phong, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đang khẳng định vai trò là lực lượng xung kích trong thực hiện Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị – góp phần xây dựng nền kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, bền vững và vươn tầm khu vực, thế giới.
1 tuần
Hoạt động Hội
Trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Việt Nam đang từng bước chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu… Làm được điều đó, chính là nhờ một thế hệ doanh nhân không chỉ giỏi giang mà còn giàu lòng yêu nước.
1 tuần
Xem thêm