Thứ bảy, 23/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chuyển đổi số doanh nghiệp: Có nơi tăng trưởng đến 20%, có nơi ‘chết’ vì lãnh đạo

Huyền Trang
- 14:47, 26/07/2023

(DNTO) - Dù đã được truyền thông rất nhiều nhưng việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất nhiều điểm nghẽn.

Doanh nghiệp 60 tuổi Rạng Đông là một đơn vị hiếm hoi thực hiện chuyển đổi số thành công hiện nay. Ảnh: T.L.

Doanh nghiệp 60 tuổi Rạng Đông là một đơn vị hiếm hoi thực hiện chuyển đổi số thành công hiện nay. Ảnh: T.L.

Kỳ tích của Rạng Đông

Là một doanh nghiệp Nhà nước, sau khi cổ phần hóa, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông nhanh chóng bước vào tiến trình chuyển đổi số. Nhờ chuyển đổi số từ sớm, doanh thu Rạng Đông liên tục tăng trưởng 2 con số mỗi năm. Năm 2022, doanh thu tăng 21% và quý 1/2023 vẫn tăng 19,8% so cùng kỳ.

Chia sẻ trong Hội thảo chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước hôm 26/7, ông Nguyễn Đoàn Kết, Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Trưởng ban Chuyển đổi số, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, chuyển đổi số thành công đã giúp Rạng Đông thực hiện chuyển đổi hai vấn đề cốt lõi là: tái cấu trúc chiến lược sản phẩm, dịch vụ và tái cấu trúc mô hình kinh doanh.

Để đạt được thành công trong chuyển đổi số, ông Đoàn Kết cho biết, Rạng Đông tạo ra sự đồng bộ trong hoạt động của tất cả các khâu trong chuỗi, đây là yếu tố quyết định thành công của chuyển đổi số. 6 lần TechDay - Ngày Hội Sáng tạo trong 3 năm qua, toàn công ty đã có 3.355 sáng kiến, cải tiến đề xuất, trong đó 2.260 sáng kiến được áp dụng thực tế có hiệu quả.

Ông Kết lý giải, có được phong trào này là vì công ty coi người lao động là người chủ sở hữu thực sự. Năm 2004 khi cổ phần hóa, 96% nhân viên được mua cổ phần nắm giữ trên 42% cổ phần. Thu nhập của họ không phải là chi phí tiền lương mà là sự chia sẻ giá trị gia tăng do họ tạo ra.

“Đội ngũ nhân viên có khát vọng, có động lực nội sinh bên trong mỗi con người, chứ không phải được thúc đẩy bởi phong trào hình thức”, ông Kết nhấn mạnh.

Thành bại ở lãnh đạo

Tầm nhìn và sự quyết tâm của lãnh đạo rất quan trọng để chiến lược chuyển đổi số có hiệu quả. Ảnh: T.L.

Tầm nhìn và sự quyết tâm của lãnh đạo rất quan trọng để chiến lược chuyển đổi số có hiệu quả. Ảnh: T.L.

Không may mắn như Rạng Đông, rất nhiều doanh nghiệp khác khi bước vào quá trình chuyển đổi số nhưng nhanh chóng thất bại.

Ông Bùi Trung Thành, Giám đốc Tư vấn Chuyển đổi số khu vực miền Bắc – Công ty Cổ phần Base Enterprise cho biết, trong giai đoạn đại dịch Covid-19, số lượng khách hàng của đơn vị này tăng nhanh chóng vì ai cũng nhận ra rằng công nghệ là công cụ cần thiết để giúp doanh nghiệp tăng trưởng. Tuy nhiên, khi truyền thông, doanh nghiệp nhắc đến chuyển đổi số quá nhiều thì gây ra tình trạng fomo (sợ bỏ lỡ cơ hội). Lúc này, người người nhà nhà lao vào chuyển đổi số.

“Quá nhiều doanh nghiệp muốn chuyển đổi số nhưng không hiểu mình cần gì, thấy mọi người làm gì mình làm nấy”, ông Thành nói và thừa nhận trong 8.000 khách hàng doanh nghiệp mà đơn vị này phục vụ, cũng có 20% chưa thành công trong chuyển đổi số.

Theo khảo sát của Base về những thất bại khi chuyển đổi số tại doanh nghiệp, nguyên nhân chủ yếu đến từ lãnh đạo thiếu quyết liệt (30%), ban tiên phong chưa sẵn sàng (30%), khả năng cải tiến quy trình (20%), còn lại là do doanh nghiệp kỳ vọng sai và năng lực truyền thông, quản trị hạn chế.

Ông Thành cho biết, chuyển đổi số trong mỗi doanh nghiệp hoàn toàn không dựa vào một mô hình nào đó trên mạng, mà dựa trên kinh nghiệm triển khai. Do đó sự quyết tâm lãnh đạo doanh nghiệp là rất quan trọng, không chỉ hô hào mà phải là người thực sự tham gia vào quá trình chuyển đổi số.

“Nếu không, anh chị mua một cái phần mềm về cũng không để làm gì cả. Có nhiều trường hợp chúng tôi từ chối cung cấp nếu lãnh đạo quan liêu trong việc mua phần mềm, chỉ mua về và nói các em triển khai và báo cáo cho anh. Xin lỗi như vậy không phải chuyển đổi số”, ông Thành nhấn mạnh.

Cơ chế cản đường chuyển đổi số doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp Nhà nước vướng những quy định nên tốc độ chuyển đổi số thường chậm hơn khối tư nhân. Ảnh: T.L.

Doanh nghiệp Nhà nước vướng những quy định nên tốc độ chuyển đổi số thường chậm hơn khối tư nhân. Ảnh: T.L.

Nêu những thách thức trong quá trình chuyển đổi số, đặc biệt ở những doanh nghiệp nhà nước, ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số, Hội Truyền thông số Việt Nam, cho biết, chuyển đổi số trong các doanh nghiệp Nhà nước gặp thách thức lớn là hành lang quy định. Trong các doanh nghiệp này, các quyết định vẫn phải thông qua Đảng ủy rồi mới đến các phòng ban, không phải thích chuyển đổi gì thì chuyển đổi, đây cũng là hạn chế về khuôn khổ, rào cản thể chế.

Đặc biệt, cách nghĩ, cách làm trong các doanh nghiệp nhà nước thường vẫn chưa linh hoạt. Bởi doanh nghiệp nhà nước rất khó để tuyển dụng một nhân viên về công nghệ thông tin hay sắp xếp lại các phòng ban theo ý của mình, nhất là với những doanh nghiệp vốn nhà nước có tỷ lệ chi phối lớn.

Việc chuyển đổi cách vận hành cũng phát sinh những vấn đề đầu tư rất lớn. Nhưng trong các doanh nghiệp nhà nước, họ kiểm soát chặt chẽ về đầu tư, dẫn đến các dự án đầu tư không thể linh hoạt, nhanh chóng để có thể đảm bảo đáp ứng tiến trình, chớp được thời cơ. Việc đầu tư phải tuân theo những khuôn khổ để đảm bảo không làm sai.

Chuyển đổi số hiện nay yêu cầu những chỉ tiêu tổng thể, nhưng trong các doanh nghiệp nhà nước, họ vừa phải tuân theo chỉ tiêu vừa tổng thể vừa cụ thể, thậm chí những chỉ tiêu theo Nghị quyết điều hành của Chính phủ. Dẫn đến kết quả rất khó để vừa đáp ứng được thực tiễn lại có thể đáp ứng theo các chỉ thị.

“Chúng ta mong muốn có thể đưa ra mô hình bán lẻ điện cạnh tranh. Nhưng thực sự để chuyển đổi được việc đó, công nghệ số có thể giải quyết được, nhưng làm sao mô hình kinh doanh của doanh nghiệp như EVN có thể chuyển đổi được. Tôi nghĩ điều này không dễ, không chỉ về giải pháp công nghệ, mà là về quản lý, làm sao cởi được nút thắt, điểm nghẽn về thể chế”, ông Giang nêu ví dụ.

Báo cáo thường niên Chuyển đổi số doanh nghiệp 2022 cho thấy 48,8% doanh nghiệp đã từng sử dụng một số giải pháp chuyển đổi số, nhưng hiện tại không còn sử dụng. Hiện chỉ có 2,2% doanh nghiệp làm chủ công nghệ, 6,2% đã hoàn thành xác định mục tiêu chuyển đổi số và chỉ 7,6% doanh nghiệp đã từng bước xây dựng kế hoạch trong ngắn và dài hạn để chuyển đổi số.

Tin khác

Chuyển đổi số
Bộ Công Thương nhận định thương mại điện tử tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế internet và có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
1 ngày
Chuyển đổi số
FPT, Viettel, CMC hay VinAI đều cho thấy tham vọng vô cùng lớn của họ với trí tuệ nhân tạo.
1 tuần
Chuyển đổi số
3 “anh lớn” ngành viễn thông nội địa là Viettel, VNPT và MobiFone đang dồn lực triển khai hạ tầng 5G với những tính toán thận trọng và có chọn lọc.
1 tuần
Chuyển đổi số
Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu dự báo Việt Nam là nhân tố quan trọng để có thể giải quyết thách thức của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
2 tuần
Chuyển đổi số
Starbucks, Amazon cho đến các tổ chức tài chính hàng đầu như JPMorgan, Bank of America... đang tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các hoạt động marketing và bán hàng.
2 tuần
Chuyển đổi số
Dữ liệu và AI đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp các lãnh đạo doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu tài chính, quản lý rủi ro, quản lý dòng tiền, phân tích chi phí, hỗ trợ lập ngân sách, gợi ý quyết định đầu tư.
1 tháng
Chuyển đổi số
Việc triển khai 5G được đánh giá là cơ hội bùng nổ cho nền kinh tế số. Tuy nhiên, nguồn lực của doanh nghiệp và nhu cầu thực sự của người dân Việt Nam hiện nay chưa đủ mạnh mẽ để phủ 5G trên diện rộng.  
1 tháng
Chuyển đổi số
GenAI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) đang được nhiều công ty áp dụng trên toàn bộ hành trình khách hàng, từ giai đoạn tiếp cận, thu hút, phát triển, giữ chân đến ủng hộ thương hiệu và cho thấy những hiệu quả bất ngờ.
2 tháng
Chuyển đổi số
Theo Sách trắng Edtech Việt Nam 2024, các sản phẩm phân khúc B2C có tích hợp AI để tăng cường trải nghiệm và hỗ trợ cá nhân hoá người học sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút khách hàng cũng như các nhà đầu tư nhất.
3 tháng
Chuyển đổi số
Các doanh nghiệp đang tiến tới ứng dụng AI để tăng hiệu suất làm việc, đồng nghĩa với việc họ phải “thay máu” toàn bộ quy trình, bộ máy của mình.
3 tháng
Chuyển đổi số
Doanh nghiệp nhà nước do vướng cơ chế nên ngần ngại đầu tư công nghệ hay các giải pháp đổi mới sáng tạo. Doanh nghiệp tư nhân thiếu nguồn lực để đầu tư. Điều này khiến quá trình chuyển đổi số ở nước ta còn chậm.
3 tháng
Chuyển đổi số
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện sinh trắc học chỉ trục trặc trong ngày 1/7; từ ngày 2 - 5/7, hệ thống đã hoạt động bình thường.
4 tháng
Chuyển đổi số
Chuyển đổi số có 2 phần quan trọng là “chuyển đổi” và “số”. Việt Nam đang làm tốt phần “chuyển đổi” nhưng vẫn chậm trong phần “số”.
6 tháng
Chuyển đổi số
Chi phí để huấn luyện và vận hành một mô hình AI như ChatGPT có thể lên tới hàng trăm triệu USD, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của mình.
8 tháng
Chuyển đổi số
4 “ông lớn” công nghệ trong nước là Viettel, FPT, VNPT, CMC nỗ lực để xây trung tâm dữ liệu nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp Việt Nam chạy đua với các nước trong khu vực.
8 tháng
Xem thêm