Thứ ba, 24/09/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chiềng La nhân rộng các mô hình kinh tế

Bài, ảnh: Trần Hiền
- 10:36, 24/09/2024

(DNTO) - Để nâng cao thu nhập cho nhân dân, xã Chiềng La, huyện Thuận Châu, đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; triển khai thí điểm và nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.

Mô hình trồng nấm của nông dân xã Chiềng La, huyện Thuận Châu.

Mô hình trồng nấm của nông dân xã Chiềng La, huyện Thuận Châu.

Chiềng La có 701 hộ, thuộc 5 dân tộc Thái, La Ha, Khơ Mú, Kinh, sinh sống ở 6 bản. Cuối năm 2023, xã đã đạt chuẩn nông thôn mới. Ông Lò Văn Hỏa, Chủ tịch UBND xã, thông tin: Thời gian qua, xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho nông dân; xây dựng mô hình kinh tế điểm để nhân rộng. Các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên tham gia phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.

Đến nay, xã có 180 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả được nhân rộng, như: Trồng cây cà phê ở bản Lả Lốm, bản Song; trồng lúa theo hướng hữu cơ tại bản Nưa, Chiềng La, Chiềng Cang, Lả Lốm; trồng nấm, nuôi gia cầm ở bản Chiềng La, Chiềng Cang. Hằng năm, nhân dân đã gieo trồng hơn 250 ha cây lương thực có hạt; chăm sóc 252 cây ăn quả, cây công nghiệp; duy trì chăn nuôi trên 19.000 con gia súc, gia cầm; khai thác 13 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, sản lượng đạt 40 tấn cá các loại/năm.

Sản phẩm cá trắm hun khói của HTX nông nghiệp Chiềng La.

Sản phẩm cá trắm hun khói của HTX nông nghiệp Chiềng La.

Với lợi thế về diện tích ao hồ, nghề nuôi cá đã được người dân Chiềng La duy trì nhiều năm nay. Năm 2018, HTX nông nghiệp Chiềng La được thành lập gồm 11 thành viên, quy mô trên 2,5 ha nuôi cá theo quy trình VietGAP, chủ yếu là cá trắm cỏ. Từ năm 2019 đến nay, ngoài kinh doanh cá thương phẩm, HTX đã sản xuất, chế biến thành công sản phẩm “Cá trắm hun khói Chiềng La” và được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.

Anh Quàng Văn Xoàn, Giám đốc HTX, cho biết: Cung cấp sản phẩm “Cá trắm hun khói Chiềng La” đạt chất lượng tốt cho người tiêu dùng, HTX luôn chú trọng kiểm soát nghiêm ngặt khâu chọn giống và thức ăn cho đàn cá. Hướng dẫn các thành viên cách quản lý chất lượng nước, phòng trừ dịch bệnh; thức ăn cho cá hoàn toàn tự nhiên, như lá chuối, cỏ voi, bột ngô.

Đến thăm mô hình trồng nấm của anh Tòng Văn Xuấn, bản Chiềng Cang. Anh Xuấn cho biết: Nhận thấy nấm là sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, năm 2018, gia đình tôi đầu tư trồng 3.000 bịch nấm sò; đến nay phát triển lên 5.000 bịch, sản lượng đạt hơn 3 tấn/năm, giá bán trung bình 35 nghìn đồng/kg. Hiện nay, toàn bộ nấm thương phẩm của gia đình được thương lái đến tận nơi thu mua. Trồng nấm chi phí sản xuất thấp, không tốn công chăm sóc, đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, gia đình còn nuôi 10 con lợn thịt, 2 con bò; chăm sóc 3.000 cây cà phê.

Nông dân xã Chiềng La chăm sóc diện tích cây cà phê.

Nông dân xã Chiềng La chăm sóc diện tích cây cà phê.

Đầu năm 2024, xã Chiềng La đã triển khai thí điểm mô hình nuôi vịt cổ xanh và thành lập nhóm “Hỗ trợ kết nối và tiêu thụ sản phẩm nông sản Chiềng La”. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện chuyển giao khoa học kỹ thuật; giám sát quá trình nuôi; quảng bá giới thiệu sản phẩm trên mạng xã hội như zalo, facebook. Theo đánh giá của UBND xã, mô hình phù hợp với điều kiện tự nhiên, chất lượng sản phẩm thơm ngon, được khách hàng đón nhận. Theo tính toán, khi nuôi 100 con vịt cổ xanh, sau khi trừ chi phí thu lãi 3 triệu đồng.

Việc phát triển đa dạng các mô hình kinh tế ở Chiềng La đã góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Chính quyền xã đang tiếp tục huy động các nguồn vốn hỗ trợ nhân dân mở rộng quy mô sản xuất; duy trì và nhân rộng các mô hình hiệu quả, tăng cường phối hợp chuyển giao khoa học, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân.

Tin khác

Đồng hành cùng doanh nghiệp
Để nâng cao thu nhập cho nhân dân, xã Chiềng La, huyện Thuận Châu, đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; triển khai thí điểm và nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.
6 phút
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng tái thiết sau bão Yagi, VCCI kiến nghị Thủ tướng tiếp tục gia hạn thời điểm nộp thuế GTGT, TNDN, tiền thuê đất; giãn thời điểm nộp các khoản nộp cho bảo hiểm xã hội từ 4 đến 6 tháng cho các doanh nghiệp tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão lũ...
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Mặc dù thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam bắt đầu khởi động nhưng theo chuyên gia bối cảnh còn nhiều khó khăn và các doanh nghiệp còn khá thụ động.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Đảm bảo các sản phẩm nông nghiệp được kết nối tiêu thụ trên các thị trường nội, ngoại tỉnh và nước ngoài, Ban Chỉ đạo tỉnh về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp tỉnh (BCĐ 598 tỉnh) đã chỉ đạo các thành viên đẩy mạnh mở rộng giao thương, xúc tiến thương mại, hỗ trợ kỹ thuật trồng, chế biến, bảo quản, nâng cao giá trị nông sản.
6 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Chuyên gia cho biết việc doanh  nghiệp vội vã mua tín chỉ carbon để đáp ứng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), có thể sẽ thiệt hại về tài chính khi những hướng dẫn từ phía EU vẫn chưa rõ ràng.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Đặt hạn mức tín dụng cho từng phân khúc khách hàng, thưởng cho nhân viên thu hồi nợ và chiết khấu nếu thanh toán sớm… sẽ giúp doanh nghiệp giảm tỷ trọng công nợ phải thu của mình.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết đường nhập lậu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành mía đường trong nước, khiến 16 trên tổng số 41 nhà máy sản xuất đường phải đóng cửa.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Doanh nghiệp dệt may cho biết đang rất khó khăn tuyển dụng lao động trong nước nhưng lại đang nhận được sự quan tâm của người lao động từ một số thị trường quốc tế.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Đến nay chưa có dự án điện gió ngoài khơi nào được quyết định chủ trương và giao chủ đầu tư. Một số nhà đầu tư nước ngoài không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi cơ hội từ Việt Nam.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Chủ tịch Quỹ đầu tư A+ cho biết có hàng tỷ USD sẵn sàng đầu tư vào các dự án xanh ở Việt Nam nhưng thị trường đang thiếu dự án trong lĩnh vực phát triển bền vững, giảm phát thải; nếu có thì quy mô cũng rất nhỏ.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sau số hóa, áp lực xanh hóa đang khiến thách thức của công ty logistics nội địa (chủ yếu là các công ty vừa và nhỏ) lớn dần khi phải đương đầu với nguồn lực hùng hậu của những công ty ngoại.
2 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Với tổng diện tích gần 3.500 ha, Mộc Châu là địa phương có diện tích trồng mận hậu lớn nhất tỉnh; trong đó có 3.000 ha cho thu hoạch. Thời gian này, các HTX, nhà vườn, hộ trồng mận hậu trên địa bàn huyện đang tập trung chăm bón sau thu hoạch để cây mận nâng cao tỷ lệ ra hoa, đậu quả.
2 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Theo Ban Tổ chức triển khai Cuộc vận động xây dựng Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam, “Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài” với chủ đề “Văn hóa kinh doanh Việt Nam và châu Âu: Góc nhìn đan xen”, sẽ diễn ra lần đầu tiên tại Pháp, vào ngày 13/9 tới.
2 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Thiếu người bán và kẻ mua dẫn tới việc Việt Nam tới nay chưa có các trung tâm nguyên phụ liệu dệt may, da giày phục vụ sản xuất trong nước.
2 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Việc Trung tâm Phân phối Satra (TTPP Satra) tiếp nhận thêm kho hàng Bình Đường (Bình Dương) từ đầu năm nay đã giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh nhất nguồn hàng cho toàn bộ hệ thống bán buôn và bán lẻ, đồng thời góp phần phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2 tuần
Xem thêm