Thứ bảy, 27/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Phát huy lợi thế khí hậu, đất đai màu mỡ, nguồn nước ổn định, những năm qua, nhân dân xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, đã tích cực triển khai mô hình trồng rau sạch theo quy trình VietGAP, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Thời gian qua, tỉnh Sơn La mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng vùng trồng mắc ca. Đồng thời, chỉ đạo xây dựng nhãn hiệu “Mắc ca Sơn La”, tạo động lực để người trồng mắc ca, các doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh sản xuất, tiếp tục đưa loại hạt này chinh phục thị trường.
Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành thu hoạch các loại cây ăn quả, như mận hậu, xoài, nhãn chín sớm và đang tích cực chăm sóc, nhằm phục hồi, bảo đảm cây sinh trưởng, phát triển tốt cho vụ sau.
Những năm qua, cây nhãn đã trở thành cây trồng chủ lực, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, mang lại việc làm, thu nhập cho nông dân huyện Sông Mã. Đặc biệt, nhãn Sông Mã đã tạo được thương hiệu, từng bước vươn ra thị trường thế giới.
Hiện nay, huyện Mai Sơn đang có 3 sản phẩm đạt OCOP 4 sao chế xuất từ sâm, gồm: Cao sâm, rượu cao sâm và rượu sâm Ngọc Linh của Công ty TNHH một thành viên đầu tư xây dựng Thành Long. Sâm Ngọc Linh là cây dược liệu quý, có giá thành cao đang được trồng tại huyện Mai Sơn.
Tỏi là một trong những cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông ở huyện Yên Châu. Với thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, cây tỏi nơi đây có năng suất, chất lượng cao. Các hợp tác xã trên địa bàn huyện đã nghiên cứu, sản xuất sản phẩm tỏi đen Yên Châu, từng bước tạo dựng thương hiệu, nâng cao giá trị kinh tế từ cây tỏi.
Việc liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã mang lại thu nhập cao cho các bên tham gia, góp phần nâng cao đời sống người dân. Đồng thời, người tiêu dùng tiếp cận nông sản, thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả phù hợp. Tuy nhiên, việc liên kết chuỗi nông sản còn gặp khó khăn, cần có giải pháp tháo gỡ, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức sản xuất.
Sàn thương mại điện tử là phương thức kinh doanh trực tuyến hiệu quả, giúp nâng cao giá trị sản xuất, mở thêm đầu ra cho các mặt hàng nói chung, nông sản nói riêng. Hiện nay, huyện Yên Châu đang tích cực hỗ trợ các hộ sản xuất đưa các sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử, giới thiệu, nâng cao giá trị sản phẩm.
Trong những năm qua, huyện Sông Mã luôn được quan tâm, triển khai nhiều giải pháp thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư ứng dụng công nghệ, tạo vùng cây ăn quả chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được xem là “chìa khóa” để các sản phẩm nông sản của tỉnh Sơn La tham gia vào chuỗi cung ứng của các hệ thống phân phối lớn trong nước và xuất khẩu.
Khai thác thế mạnh của địa phương gắn với thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, đến nay, huyện Mường La đã xây dựng được 6 sản phẩm OCOP, gồm: Tinh dầu sả java, thịt bò hun khói, gạo nếp tan xã Ngọc Chiến, gạo tẻ nương xã Chiềng Ân, cá sấy sông Đà xã Chiềng Hoa, táo đại và xoài xã Mường Bú. Các sản phẩm có chất lượng tốt được thị trường ưa chuộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh, những năm qua, huyện Thuận Châu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiều mô hình hiệu quả, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn.
Cùng với đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, huyện Phù Yên chú trọng phát triển nhãn hiệu, thương hiệu các sản phẩm chủ lực của địa phương. Đến nay, nhiều sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu Phù Yên đã khẳng định vị thế trên thị trường, được người tiêu dùng đón nhận, đánh giá cao về chất lượng.
Sơn La có trên 84.700 ha cây ăn quả. Với mục tiêu tránh tình trạng được mùa mất giá, giải pháp rải vụ đang được nông dân nhân rộng để giảm áp lực tiêu thụ, nâng cao giá bán, gia tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích và tăng thu nhập cho người sản xuất.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV đã xác định: “Thúc đẩy tăng trưởng xanh, xây dựng tỉnh Sơn La phát triển nhanh và bền vững; trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của vùng Tây Bắc”.