Chủ nhật, 09/03/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Vội vã mua tín chỉ carbon có thể khiến doanh nghiệp thiệt hại về tài chính

Huyền Trang
- 16:01, 16/09/2024

(DNTO) - Chuyên gia cho biết việc doanh  nghiệp vội vã mua tín chỉ carbon để đáp ứng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), có thể sẽ thiệt hại về tài chính khi những hướng dẫn từ phía EU vẫn chưa rõ ràng.

Thị trường giao dịch tín chỉ carbon ngày càng sôi động để phục vụ nhu cầu giảm thuế carbon của một số nhóm doanh nghiệp. Ảnh: T.L

Thị trường giao dịch tín chỉ carbon ngày càng sôi động để phục vụ nhu cầu giảm thuế carbon của một số nhóm doanh nghiệp. Ảnh: T.L

Doanh nghiệp lúng túng

Thép, nhôm, xi măng, phân bón là 4 ngành hàng được dự báo sẽ chịu nhiều tác động khi Liên minh châu Âu (EU) áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) vào ngày 1/1/2026. Như vậy, các doanh nghiệp sẽ chỉ còn hơn 1 năm nữa để thực hiện chuyển đổi xanh hoặc sẽ phải chịu một mức thuế carbon theo quy định của CBAM khi xuất khẩu vào EU.

Để tuân thủ các quy định của CBAM, nhiều doanh nghiệp nghĩ tới việc mua tín chỉ carbon để bù trừ vào lượng phát thải lớn của mình, nhằm giảm tác động từ thuế carbon. Tuy nhiên, theo chuyên gia, việc này cần cân nhắc kĩ lưỡng.  

Chia sẻ trong tọa đàm “Ứng phó hiệu quả với cơ chế CBAM: Vai trò của cơ quan đầu mối trong hỗ trợ doanh nghiệp”, bà Nguyễn Hồng Loan, Chuyên gia Dự án Hỗ trợ kỹ thuật về đánh giá tác động của CBAM, cho biết, ngay từ 1/10/2023, các doanh nghiệp xuất khẩu sắt thép, nhôm, xi măng và phân bón vào EU đã phải thực hiện Báo cáo kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải khí nhà kính. 

Vị chuyên gia cho rằng với các quy định và yêu cầu chi tiết của CBAM thì doanh nghiệp cần phải có nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Tuy nhiên sau 1 năm triển khai CBAM, nhận thức của doanh nghiệp về chính sách này cũng chưa cải thiện, ngoại trừ một số doanh nghiệp trong lĩnh vực chịu tác động trực tiếp từ chính sách. Doanh nghiệp rất lúng túng để tìm hiểu thông tin và chuẩn bị phản ứng. 

Nếu doanh nghiệp không chuẩn bị báo cáo phát thải khí nhà kính cho sản phẩm, họ sẽ không thể xuất khẩu sản phẩm sang châu Âu. Nhưng nếu họ tìm hiểu mà không có hướng dẫn của cơ quan đầu mối chính thức thì rất khó. Bởi kiểm kê khí nhà kính có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau như ISO 1644, ISO 14067, các hướng dẫn, thông tư về kiểm kê khí nhà kính của Bộ Công thương cho thị trường carbon trong nước.

“Nếu doanh nghiệp không có hướng dẫn của cơ quan chức năng thì họ sẽ mất rất nhiều công sức để chuẩn bị nhưng có thể không hiệu quả, không đáp ứng được nhu cầu của CBAM. Hoặc có doanh nghiệp vội vã mua tín chỉ để đáp ứng CBAM nhưng những hướng dẫn của châu Âu vẫn chưa rõ ràng, chưa có những công nhận liên quan đến cơ chế giá carbon và bù trừ tín chỉ, thì việc chuẩn bị của doanh nghiệp qua các kênh không chính thống có thể sẽ thiệt hại về tài chính”, bà Loan nói.

Theo vị này, việc đại bộ phận các doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ, chưa chính xác về quy định, chính sách dẫn tới những hoạt động phản ứng chưa hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng khi xuất khẩu hàng hóa theo CBAM thì phát thải phải vượt trên ngưỡng EU quy định. Tuy nhiên, thực tế CBAM bao trùm toàn bộ phát thải của sản phẩm.

Có doanh nghiệp lại rất lo lắng sẽ phải chịu theo giá carbon tại châu Âu. Tuy nhiên, giá carbon theo CBAM sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ phân bổ hạn ngạch miễn phí trên thị trường carbon châu Âu và sẽ được điều chỉnh theo lộ trình tăng dần từ 2026-2034. Nếu nước xuất khẩu áp dụng định giá carbon trong nước thì giá carbon theo CBAM sẽ phải điều chỉnh theo giá chứng chỉ carbon trong nước.

Chạy nước rút với CBAM

Chỉ còn hơn 1 năm nữa ngành thép và 3 ngành sản xuất khác sẽ phải chịu tác động chính thức từ cơ chế CBAM. Ảnh: T.L.

Chỉ còn hơn 1 năm nữa ngành thép và 3 ngành sản xuất khác sẽ phải chịu tác động chính thức từ cơ chế CBAM. Ảnh: T.L.

 

Ngày 24/8 vừa qua, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng và triển khai các biện pháp hiệu quả ứng phó với Cơ chế CBAM.

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết bên việc các công việc truyền thông, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, ở phía bên ngoài, cơ quan này cũng đang có những phương án đấu tranh, đàm phán đa phương để các nước có phương án linh hoạt tốt nhất cho doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Khanh cho biết vấn đề đánh thuế carbon với hàng xuất khẩu luôn được cơ quan này nêu ra không chỉ trong khuôn khổ WTO mà còn trong các diễn đàn đa phương khác. Bởi thực tế, không chỉ Việt Nam mà nhiều thành viên WTO khác cũng quan ngại về CBAM, bao gồm cả các nước lớn như Trung Quốc,  Nam Phi, Ấn Độ, Indonesia…

“Chúng tôi đang yêu cầu phía EU làm rõ sự tương thích của quy định CBAM với WTO, với EVFTA. Chúng tôi đang đề nghị EU liệt kê, xác định những tổ chức mà phía họ có thể chấp nhận kết quả tư vấn cho doanh nghiệp. Chẳng hạn doanh nghiệp Việt Nam đã có tổ chức tư vấn nhưng phía EU không chấp nhận kết quả tư vấn thì không ổn. Ngoài ra là đàm phán kéo dài thời gian thực hiện CBAM để đảm bảo lộ trình cho doanh nghiệp Việt Nam có thể chuyển đổi. Chúng tôi cũng phải chuẩn bị tinh thần trao đổi, đàm phán với các đối tác khi các nước như Anh, Hoa Kỳ, Úc, Canada… cũng đang xem xét các chính sách tương tự”, ông Khanh nói.

Trước mắt, Việt Nam đã có những hướng dẫn cho doanh nghiệp để thực hiện kiểm kê, đo đạc, báo cáo khí nhà kính. Đây là tiền đề giúp doanh nghiệp có lộ trình giảm phát thải, đáp ứng quy định quốc tế. Ông Hoàng Văn Tâm, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), khẳng định những hướng dẫn của Việt Nam đã tuân thủ tốt quy định kiểm soát phát thải khí nhà kính.

“Khi doanh nghiệp thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu để tính toán, kiểm soát phát thải của mình thì họ có thể tuân thủ bất kì quy định nào liên quan đến phát thải khí nhà kính, không riêng gì CBAM”, ông Tâm nói. 

Tin khác

Hoạt động Hội
Ngày 28/2, chương trình "Xuân Đoàn viên 2025 - Khởi sắc" do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HANOIBA) tổ chức, đã đem đến ngày hội kết nối cho doanh nhân trẻ cả nước nắm bắt cơ hội, mở rộng thị trường và tạo dựng quan hệ chiến lược, đặc biệt có ý nghĩa tạo đòn bẩy cho "kỷ nguyên vươn mình" của dân tộc.
6 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Nhiều chủ xe trên toàn quốc đã chia sẻ cảm giác hào hứng với cuộc thi cá nhân hóa xe VinFast VF 3 mang chủ đề “Sáng tạo chất riêng, Độc bản cá tính”.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Vinamilk đã đồng hành cùng với hơn 1.000 nhân viên y tế, runner tại giải chạy “Run With Me - Cộng Đồng Khỏe” nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025). Đây là một trong nhiều hoạt động Vinamilk phối hợp cùng ngành y trong suốt thời gian qua hướng đến chăm sóc sức khỏe người Việt.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Nhiều người dùng cho rằng vị trí số 1 thị trường taxi công nghệ trong quý IV/2024 của Xanh SM là thành quả xứng đáng từ chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng luôn được duy trì ở mức cao, kể từ khi hãng taxi điện Việt được thành lập cho đến nay.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Chiều 20/2 tại TP.HCM, Tập đoàn TTC và Tập đoàn Stavian đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên trong các lĩnh vực hoạt động và kinh doanh.
2 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Sáng 20/2, Tạp chí Doanh Nhân Trẻ đã có buổi làm việc với Hiệp hội Trao đổi Kỹ năng nghề thế giới, Hàn Quốc (WVCEA), và Công ty Cổ phần Tập đoàn B2B CALGARY, bàn về cơ hội hợp tác, xúc tiến thương mại giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
2 tuần
Hội địa phương
Dự buổi làm việc, có ông Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, Chủ tịch Hội DNT Việt Nam; ông Nguyễn Ngọc Tấn, Ủy viên UBTƯ Hội, Chủ tịch CLB Du lịch DNT Việt Nam; bà Hàng Phối Quyên, Chủ tịch CLB DNT DN Gia đình Việt Nam, cùng các thành viên Thường trực & BCH của hai CLB.
2 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Theo thông tin từ Công ty CP Acecook Việt Nam, đơn vị này sẽ tổ chức hai đêm nhạc, dùng toàn bộ doanh thu bán ra tại Hà Nội và TP.HCM cho các dự án cộng đồng.
3 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Có thể mọi người chưa quen lắm với cái tên Công ty TNHH Green Is Gold, nhưng doanh nhân Đỗ Đăng Khoa - Khoa Mướp - thương hiệu Mr Mướp không xa lạ gì với người dân Đồng Tháp. Anh đã đoạt giải quán quân trong cuộc thi Khởi nghiệp xanh 2023 với Dự án Kết nối con người với tự nhiên. Đây cũng là mục tiêu theo đuổi của Khoa.
4 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Không chỉ One Mount Group, nhiều tập đoàn trong nước như FPT, Vingroup, Petrovietnam, EVN, VEC... đã được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao nhiều dự án quan trọng. Điều này cho thấy tiềm lực của doanh nghiệp trong nước đang lớn dần, có thể đảm đương các công việc vốn là thế mạnh của các tập đoàn quốc tế.
1 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Voltaire - nhà văn, sử gia và triết gia Pháp đã nói rằng: “The instruction we find in books is like fire. We fetch it from our neighbours, kindle it at home, communicate it to others, and it becomes the property of all”. Tạm dịch: “Những sự chỉ dẫn chúng ta tìm thấy trong sách giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người”.
1 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Balacom không chỉ là ứng dụng mua sắm thông minh, mà còn là công cụ giúp tiết kiệm tài chính, giảm đến 30% chi phí sinh hoạt thông qua các gói thực phẩm sơ chế và nhu yếu phẩm giá ưu đãi; thúc đẩy tiêu dùng bền vững với sản phẩm xanh và chuỗi nông nghiệp tuần hoàn.
1 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Hơn 10 năm đưa giải pháp tiết kiệm năng lượng ra thị trường, Thạc sĩ Bùi Thanh Hùng – một giảng viên của trường Đại học Bách Khoa cùng ECC Bách Khoa, đã hợp tác thành công với hàng loạt doanh nghiệp lớn và đối tác hàng đầu Việt Nam.
1 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Trong xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, Ba Huân - thương hiệu trứng gia cầm hàng đầu Việt Nam đang thể hiện quyết tâm trở thành doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp số.
1 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Là một trong những gương mặt tiên phong trong ứng dụng công nghệ MarTech và thúc đẩy chuyển đổi số, TS. Đinh Lê Đạt, Chủ tịch kiêm Đồng sáng lập Antsomi, không chỉ ghi dấu ấn tại thị trường Việt Nam mà còn khẳng định vị thế trên bản đồ quốc tế.
1 tháng
Xem thêm