Thứ năm, 21/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bí quyết tự sống khỏe của một startup khi các nhà đầu tư ESG ‘sốc ngược’

Huyền Trang
- 16:09, 25/08/2024

(DNTO) - Trước khi bước vào vòng gọi vốn 2 triệu USD đầu tiên sắp tới, AirX Carbon- startup sản xuất nguyên liệu carbon âm tính, cho biết các công ty khởi nghiệp nên gọi vốn khi công ty mong muốn mở rộng quy mô chứ không phải để tiếp tục duy trì việc sống lay lắt.

 

Screen Shot 2024-08-25 at 1.58.15 PM

Phải sống được trên “đôi chân” của mình

Sau 1 năm ra mắt nguyên liệu carbon âm tính từ bã cà phê đầu tiên trên thế giới, AirX Carbon mới tính đến chuyện gọi vốn. Công ty tiết lộ đang làm việc với một số quỹ đầu tư cho vòng gọi vốn hạt giống trị giá khoảng 2 triệu USD. 

AirX Carbon cũng là đơn vị duy nhất trong 3-4 nhà sản xuất nguyên liệu carbon âm tính từ bã cà phê trên thị trường hiện nay có thể thương mại hóa sản phẩm. Thời điểm này, công ty đã có thể tự sống bằng dòng tiền của mình, đã có thêm nhiều dòng sản phẩm nhựa sinh học  từ các phụ phẩm nông nghiệp khác như tre, bã mía, trấu, rơm rạ, vỏ ca cao, vỏ dừa... Nhà máy của AirX Carbon tại Long An dự kến sẽ hoạt động trong thời gian tới với công suất khoảng 500 tấn nguyên liệu/tháng. Đặc biệt, doanh nghiệp đã có khách hàng bao tiêu đầu ra.

Ông Lê Thanh, Nhà sáng lập AirX Carbon, cho biết những nhà đầu tư vào lĩnh vực ESG (công ty đạt yếu tố môi trường – xã hội – quản trị) cũng đang bị “sốc ngược”. Sau trào lưu các quỹ đổ tiền vào lĩnh vực năng lượng, nhưng vướng vấn đề chính sách hoặc các công ty làm ESG chưa có lợi nhuận hoặc lỗ, các nhà đầu tư cũng dè chừng hơn. Mặc dù danh mục của nhiều quỹ hiện tại bắt buộc phải có lĩnh vực xanh hóa, năng lượng tái tạo, nhưng họ cũng vẫn yêu cầu startup phải có lợi nhuận.

“Việc gọi vốn mạo hiểm hiện nay cũng quay về với bài toán đầu tư phải ra tiền. Nếu một công ty hướng tới phát triển bền vững cũng phải bền vững về mặt dòng tiền thì mới tính đến chuyện xanh. Do đó, ban đầu chúng tôi cũng xác định doanh nghiệp phải sống được trên “đôi chân” của mình thì nhà đầu tư sẽ tìm đến”, ông Thanh nói.

Do đó, việc sử dụng nguồn vốn và xoay chuyển dòng tiền rất quan trọng khi công ty khởi nghiệp tăng trưởng hay cần mở rộng quy mô. Ban đầu, cách tiếp cận của AirX Carbon là phải “đứng trên vai người khổng lồ”. Thay vì phải đầu tư rất nhiều tiền để mua máy móc, thiết bị cho sản xuất, công ty này tận dụng phần công suất dư thừa của các nhà máy khác trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.  

“Chúng tôi tìm kiếm những nhà máy có máy móc phù hợp, có thể gia công được nguyên liệu của chúng tôi. Sau đó chúng tôi sẽ thuê máy để sản xuất hoặc trực tiếp hướng dẫn kĩ thuật. Dần dần thiết lập một mạng lưới các nhà máy vệ tinh để có thể sản xuất các đơn hàng từ nguyên liệu đến thành phẩm cho công ty. Khi đơn hàng ổn định, chúng tôi bắt đầu đầu tư máy móc tốt hơn theo yêu cầu của đối tác”, ông Thanh nói. 

Bước vào cuộc chơi của các “ông lớn”

Thách thức của nhà sản xuất nguyên liệu sinh học là phải tăng quy mô để giảm giá bán, giúp nhiều người tiêu dùng có thể tiếp cận. Ảnh: T.L.

Thách thức của nhà sản xuất nguyên liệu sinh học là phải tăng quy mô để giảm giá bán, giúp nhiều người tiêu dùng có thể tiếp cận. Ảnh: T.L.

Vị founder của AirX Carbon cho biết ở Bắc Mỹ, người tiêu dùng sẵn sàng bỏ thêm 15% để chi trả cho sản phẩm có nguồn gốc sinh học hay organic. Đây cũng là tiền đề cho việc chuyển đổi. Nhưng ở Việt Nam hay trên thế giới vẫn có định kiến là dùng nhựa sinh học hay các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên là rất đắt, điều này trái ngược với mong muốn thắt chặt chi tiêu trong giai đoạn kinh tế khó khăn.

Để có thể hạ giá thành cho sản phẩm nhựa sinh học, buộc nhà sản xuất phải gia tăng quy mô sản xuất. Nhưng muốn tăng quy mô sản xuất, phải có những đơn hàng đủ lớn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc dùng loại nhựa mới và tái chế chúng vẫn đang ở giai đoạn “bình minh của nhu cầu”, nên các nhà máy, cơ sở chưa đủ kiến thức, tự tin và kinh nghiệm để đưa nguyên liệu này vào vận hành. Bên cạnh đó, nếu sử dụng nguyên liệu mới, các nhà máy cũng phải tinh chỉnh rất nhiều về máy móc, đào tạo nhân sự, thậm chí hư hao vật tư, thiết bị nếu không dùng đúng, dẫn tới họ ngại chuyển đổi.

Một nguyên nhân sát sườn hơn là chính sách. Ví dụ ở Nhật Bản, họ định nghĩa 1 chiếc ly nếu có thành phần sinh học trên 50% sẽ là sản phẩm thân thiện môi trường và được hưởng ưu đãi thuế. Ở Việt Nam chưa có chế tài cụ thể cho nhựa sinh học nên không khuyến khích được các doanh nghiệp gia tăng sử dụng nguyên liệu sinh học.  

Vì vậy, để có thể tăng quy mô sản xuất và hạ giá thành, AirX Carbon chọn con đường xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và bán cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Bởi theo ông Thanh, vấn đề lợi nhuận của các doanh nghiệp sắp tới sẽ gắn liền với thuế carbon và tín chỉ carbon. Những doanh nghiệp nào tham gia sâu hơn vào câu chuyện dùng năng lượng tái tạo, nguyên vật liệu tái tạo sẽ ít bị đánh thuế carbon hoặc có thể bán tín chỉ carbon và ngược lại. Nếu ai đón đầu được nhu cầu này sẽ có nhiều cơ hội.

Mặc dù lợi nhuận từ việc sản xuất và bán sản phẩm cuối cùng sẽ cao hơn việc chỉ bán nguyên liệu và cũng giúp doanh nghiệp đi dài hơn trong chuỗi giá trị. Tuy nhiên, nếu đi theo hướng này, công ty sẽ khó chuyên môn hóa, ổn định nguyên liệu và sản xuất quy mô lớn. Vì vậy, về lâu dài, ông Thanh cho biết sẽ chỉ sản xuất một vài sản phẩm chính về nhựa sinh học, còn lại là tập trung việc cung cấp nguyên liệu.

Nhà sáng lập cho biết kể cả trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu sinh học cũng sẽ gây ra phát thải, ví dụ từ bã cà phê để tạo ra nhựa phải qua quá trình phơi khô, loại nước, nghiền mịn và phối trộn với loại nhựa khác... và đều phát thải.

Do đó nếu muốn tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI hay các doanh nghiệp lớn, bản thân startup và doanh nghiệp nhỏ cũng phải thay đổi mô hình sản xuất theo hướng giảm phát thải. 

Ví dụ chọn nguồn năng lượng để vận hành cho chuỗi này là năng lượng tái tạo hay nhiệt điện, nguồn nước làm mát máy móc sẽ thải bỏ hay tái sử dụng. Đó là lý do cùng một sản phẩm trên tay nhưng các nhà cung cấp khác nhau sẽ có kết quả phát thải khác nhau.

“Công nghệ của chúng tôi hiện tại không cần dùng đến nước, chỉ dùng năng lượng. Chúng tôi cũng hi vọng có thể sử dụng 100% năng lượng mặt trời nhưng chi phí đầu tư ban đầu khá lớn, vì vậy chúng tôi cố gắng duy trì mức độ 50% điện mặt trời, 50% điện lưới quốc gia”, ông Thanh nói.

“Thay vì mua sản phẩm tái tạo từ nước ngoài với giá đắt đỏ, thời gian vận chuyển lâu hơn và tốn kém hơn thì các doanh nghiệp FDI có thể mua ngay tại Việt Nam. Chúng ta là nước có phế phẩm nông nghiệp rất lớn và nếu tái sử dụng được có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của họ. Rất nhiều công ty FDI cần điều này”, ông Thanh nói.

Theo vị này, nguyên liệu nhựa sinh học muốn được thị trường chấp nhận phải có các yếu tố như giá thành phù hợp, tính tương đồng về mặt gia công, có thể sử dụng trên hệ thống máy móc truyền thống, tức nhà máy sẽ không phải mua máy móc mới dùng nguyên liệu này. Đặc biệt đảm bảo tiêu chí bảo vệ môi trường, giảm phát thải. Thực tế, có những loại nhựa sinh học tạo ra sản phẩm cuối cùng nhưng không thể sử dụng được. Nhưng cũng có loại đáp ứng các yếu tố trên thì tất nhiên sẽ trụ được trên thị trường

“Nhiều khách hàng gõ cửa và muốn đem giải pháp đó về để có thể sử dụng ngay. Do đó động lực phải đến từ phía khách hàng chứ không phải việc chúng tôi gõ cửa họ và kêu họ mua hàng là được. Tôi thích việc làm ra một sản phẩm thay thế cho lựa chọn hiện tại của họ với giá thấp hơn, xanh hơn để họ tự chuyển đổi”, vị founder nhấn mạnh.

Tin khác

Tiếng nói doanh nhân
Vì mức đầu tư ban đầu với phương tiện xe bus điện khá lớn nên chuyên gia cho rằng thành phố Hà Nội cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tháo bỏ rào cản cơ chế để doanh nghiệp yên tâm đầu tư.
2 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.
1 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Làn sóng doanh nhân Việt kiều lần lượt về nước lập nghiệp thời gian qua đã chứng minh một điều: Khi Việt Nam duy trì sự ổn định chính trị - xã hội, nền kinh tế tăng trưởng tốt, môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ thu hút được nhiều chất xám từ các nơi trên thế giới, trong đó có đội ngũ kiều bào.
1 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Nhiều doanh nhân đã 65 tuổi nhưng không có lộ trình chuyển giao cho thế hệ F2, không tin tưởng người kế nhiệm, dẫn tới thế hệ F2 gặp áp lực lớn khi nhận nhiệm vụ, khiến việc chuyển giao kém hiệu quả.
1 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Không mua nhà và xe dù kiếm được rất nhiều tiền, TS Ngô Công Trường liên tục dùng tiền để đầu tư đi học, thậm chí vay nợ với lãi suất 25/năm. Sau hơn chục năm, ông đã có thể mua bất cứ căn nhà nào mình muốn.
1 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Doanh nghiệp vẫn còn dè dặt và chưa thực sự đầu tư chuyển đổi sang năng lượng xanh. Các khó khăn về vốn chỉ là một phần, “phần lớn vướng mắc đến từ chính sách". Theo đó, các doanh nghiệp ngành năng lượng xanh rất mong chính sách được khơi thông để yên tâm đầu tư sản xuất…
1 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Ngành da giày Việt đặt kỳ vọng rất lớn để xây dựng các thương hiệu có tầm cỡ khu vực, nhưng để làm điều đó không đơn giản, vì đa số công ty da giày trong nước vẫn là gia công.
1 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Việc Việt Nam chưa công nhận rác thải, nước thải là tài nguyên và thiếu chính sách cho kinh tế tuần hoàn khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi tái chế rác thải, nước thải, phế phẩm từ sản xuất.
1 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Việt Nam đang có một số doanh nghiệp tạm coi là “sếu đầu đàn” nhưng số lượng vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay, khiến ngành công nghiệp nội địa vẫn đang phụ thuộc lớn vào khối FDI. Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần có những doanh nghiệp nội địa đủ lớn, có năng lực cạnh tranh, vươn tầm quốc tế.
1 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Những tấm bạt từng che mái hiên, từng làm biển quảng cáo sẽ không bao giờ nghĩ rằng chúng có thể trở thành những chiếc balo, túi xách thời trang, cho đến khi gặp Trần Kiều Anh.
1 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Theo chuyên gia, việc thực thi chính sách hoàn toàn có thể cải thiện mà không sai về luật. Ví dụ chỉ cần giải quyết thủ tục hành chính sớm hơn cũng giúp doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội hơn.
2 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Theo phản ánh, đa phần các doanh nghiệp xăng dầu ở miền Bắc, những nơi chịu tác động của bão đều gặp khó khăn về kinh doanh. Một số thương nhân đầu mối đề xuất điều chỉnh giảm mức tổng nguồn xăng dầu được phân giao cho cả năm 2024.
2 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Trung bình mỗi tháng, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với khoảng 1,5 vụ điều tra liên quan đến chống bán phá giá, chống lẩn tránh xuất xứ hàng hóa, và các biện pháp thuế quan. Điều này không chỉ gây gián đoạn đến chuỗi cung ứng mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.
2 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Hành trình “biến rác thành vàng” không chỉ mang lại cơ hội cho một doanh nghiệp, cho người dùng, mà còn giảm tải gánh nặng cho môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
2 tháng
Tiếng nói doanh nhân
Một chiếc camera của Iphone muốn xuất xưởng cần được kiểm thử tới 200.000 lần. Điều này cho thấy nhu cầu kiểm thử của các tập đoàn bán dẫn đang rất lớn và kéo theo nhu cầu tìm kiếm nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này.
2 tháng
Xem thêm