Thứ bảy, 23/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

AI tăng 50% doanh thu cho ngành tài chính, ngân hàng

Huyền Trang
- 09:22, 23/09/2022

(DNTO) - Nhiều ngân hàng, startup fintech (công nghệ tài chính) đã ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc khi ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) trong nhiều hoạt động của mình.

Trí tuệ nhân tạo giúp ngân hàng tăng

Trí tuệ nhân tạo giúp ngân hàng tăng "điểm chạm" với khách hàng. Ảnh: T.L.

AI đi vào ngành tài chính

Chia sẻ trong Hội thảo "Giải pháp AI trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng" thuộc Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Quốc gia (AI4VN), chiều 22/9, ông Phạm Quang Vinh, Giám đốc Giải pháp doanh nghiệp, Trung tâm Không gian mạng Viettel dẫn báo cáo của Accenture mới đây cho thấy, hơn 60% công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có đang thử nghiệm AI và ghi nhận doanh thu cao hơn 50% so với các đối thủ nhờ ứng dụng AI. Một số ngân hàng quốc tế và Việt Nam ứng dụng trí tuệ nhân tạo và ghi nhận mức tăng trưởng rõ nét từ năm 2019 như JP Morgan, Tokyo, ING, TP Bank, MB Bank...

Tại một số startup fintech (công nghệ tài chính) như MoMo, trí tuệ nhân tạo cũng được ứng dụng rộng rãi tại khắp các điểm chạm với người dùng như: tìm kiếm, hiển thị dịch vụ, phân phối quảng cáo, khuyến mãi. Trong mảng tài chính, AI được ứng dụng trong 3 khâu chính là đánh giá rủi ro tín dụng, tự động hoá quy trình phê duyệt và xác định nhu cầu của khách hàng.

Ông Đặng Hoàng Vũ, Giám đốc AI mảng Tăng trưởng Kinh doanh của MoMo cho biết, nhờ ứng dụng AI, kết quả kinh doanh của kỳ lân này tăng vượt bậc chỉ sau 6 tháng.

Cụ thể, về hiệu quả kinh doanh, mảng vay nhanh của MoMo đã tăng 260%, tỷ lệ rủi ro giảm 15%; mảng ví trả sau tăng 42%, tỷ lệ rủi ro giảm 64%. Về mặt người dùng, AI giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng. Quy trình phê duyệt với sản phẩm vay nhanh hiện chỉ mất khoảng 3 phút, tỷ lệ được duyệt chiếm khoảng 60%.

"Chúng tôi rút ngắn được thời gian khoảng 6 lần, tỷ lệ được duyệt tăng gấp 1,5 lần nếu so sánh với sản phẩm tín dụng online. Kết quả này có được là do sự kết hợp giữa AI kết hợp với các bộ phận khác”, ông Vũ cho hay.

‘Không có dữ liệu, AI chỉ là phép toán vô tri’

Nhiều ngân hàng tại Việt Nam đang nỗ lực ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ. Ảnh: T.L.

Nhiều ngân hàng tại Việt Nam đang nỗ lực ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ. Ảnh: T.L.

Theo chuyên gia từ Viettel, thực tế hiện nay, ứng dụng phổ biến nhất của AI là số hóa văn bản, trợ lý ảo. AI hiện nay mới đang được đưa vào ngân hàng để thử nghiệm hỗ trợ xử lý các dữ liệu lớn, thay cho lượng lớn nhân viên ngân hàng phải sàng lọc, giải quyết hồ sơ như trước kia. Như vậy, AI hiện đang hỗ trợ các ngân hàng hạn chế rủi ro về số liệu, hồ sơ, chưa thay thế được các bước quản trị rủi ro trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Đặc biệt, trí tuệ nhân tạo không thể đứng một mình mà cần tích hợp với các giải pháp khác như quản trị dữ liệu (big data), cơ sở hạ tầng (cloud), blockchain, ứng dụng trên tầng platform…để đạt hiệu quả cao nhất.

“Nếu không có big data thì AI chỉ là phép toán vô tri”, ông Phạm Quang Vinh nói và cho biết điểm mấu chốt để ứng dụng AI thành công trong doanh nghiệp là phải chọn quy trình nghiệp vụ phù hợp, có bước ứng dụng AI an toàn.

Trước câu hỏi làm sao để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ khách hàng tốt nhất, đại diện MoMo cho biết đây vẫn là vấn đề đau đầu của ngành tài chính, ngân hàng. Bởi lẽ, dữ liệu dù có tăng lên nhưng các doanh nghiệp tài chính – ngân hàng vẫn phải cá nhân hóa để phục vụ tốt nhất. Vì vậy, cách giải quyết của MoMo là tìm ra các điểm chạm, giải quyết từng phần rồi rút ra bài học để tiếp tục giải quyết những vấn đề tiếp theo.

“MoMo duyệt trước lớp người dùng và sẽ tiến hành thu thập, phân loại người dùng đó. Dù không phải 100% người dùng duyệt trước có thể tiếp cận với nguồn vay nhưng chúng tôi luôn cố gắng tìm nguồn thông tin để đánh giá, mở rộng số lượng người dùng. Với những người chưa thể tiếp cận được nguồn vay do không đủ điều kiện, tạm thời chúng tôi cũng chưa đưa ra được lợi ích cho họ", ông Đặng Hoàng Vũ chia sẻ.

Tin khác

Chuyển đổi số
Bộ Công Thương nhận định thương mại điện tử tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế internet và có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
1 ngày
Chuyển đổi số
FPT, Viettel, CMC hay VinAI đều cho thấy tham vọng vô cùng lớn của họ với trí tuệ nhân tạo.
1 tuần
Chuyển đổi số
3 “anh lớn” ngành viễn thông nội địa là Viettel, VNPT và MobiFone đang dồn lực triển khai hạ tầng 5G với những tính toán thận trọng và có chọn lọc.
1 tuần
Chuyển đổi số
Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu dự báo Việt Nam là nhân tố quan trọng để có thể giải quyết thách thức của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
2 tuần
Chuyển đổi số
Starbucks, Amazon cho đến các tổ chức tài chính hàng đầu như JPMorgan, Bank of America... đang tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các hoạt động marketing và bán hàng.
2 tuần
Chuyển đổi số
Dữ liệu và AI đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp các lãnh đạo doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu tài chính, quản lý rủi ro, quản lý dòng tiền, phân tích chi phí, hỗ trợ lập ngân sách, gợi ý quyết định đầu tư.
1 tháng
Chuyển đổi số
Việc triển khai 5G được đánh giá là cơ hội bùng nổ cho nền kinh tế số. Tuy nhiên, nguồn lực của doanh nghiệp và nhu cầu thực sự của người dân Việt Nam hiện nay chưa đủ mạnh mẽ để phủ 5G trên diện rộng.  
1 tháng
Chuyển đổi số
GenAI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) đang được nhiều công ty áp dụng trên toàn bộ hành trình khách hàng, từ giai đoạn tiếp cận, thu hút, phát triển, giữ chân đến ủng hộ thương hiệu và cho thấy những hiệu quả bất ngờ.
2 tháng
Chuyển đổi số
Theo Sách trắng Edtech Việt Nam 2024, các sản phẩm phân khúc B2C có tích hợp AI để tăng cường trải nghiệm và hỗ trợ cá nhân hoá người học sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút khách hàng cũng như các nhà đầu tư nhất.
3 tháng
Chuyển đổi số
Các doanh nghiệp đang tiến tới ứng dụng AI để tăng hiệu suất làm việc, đồng nghĩa với việc họ phải “thay máu” toàn bộ quy trình, bộ máy của mình.
3 tháng
Chuyển đổi số
Doanh nghiệp nhà nước do vướng cơ chế nên ngần ngại đầu tư công nghệ hay các giải pháp đổi mới sáng tạo. Doanh nghiệp tư nhân thiếu nguồn lực để đầu tư. Điều này khiến quá trình chuyển đổi số ở nước ta còn chậm.
3 tháng
Chuyển đổi số
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện sinh trắc học chỉ trục trặc trong ngày 1/7; từ ngày 2 - 5/7, hệ thống đã hoạt động bình thường.
4 tháng
Chuyển đổi số
Chuyển đổi số có 2 phần quan trọng là “chuyển đổi” và “số”. Việt Nam đang làm tốt phần “chuyển đổi” nhưng vẫn chậm trong phần “số”.
6 tháng
Chuyển đổi số
Chi phí để huấn luyện và vận hành một mô hình AI như ChatGPT có thể lên tới hàng trăm triệu USD, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của mình.
8 tháng
Chuyển đổi số
4 “ông lớn” công nghệ trong nước là Viettel, FPT, VNPT, CMC nỗ lực để xây trung tâm dữ liệu nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp Việt Nam chạy đua với các nước trong khu vực.
8 tháng
Xem thêm