Thứ ba, 19/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Việt Nam và những việc phải làm trước ‘thập kỷ mất mát’ của kinh tế thế giới

Huyền Trang
- 13:36, 26/10/2024

(DNTO) - Chuyên gia cho biết biến động và thay đổi của thế giới hiện đang tạo nhiều áp lực cho doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước cần giảm thiểu áp lực cho doanh nghiệp ngay từ chính thị trường nội địa.

Sau đại dịch, kinh tế, chính trị thế giới biến động nhanh hơn. Ảnh: NBC News

Sau đại dịch, kinh tế, chính trị thế giới biến động nhanh hơn. Ảnh: NBC News

Thế giới ‘hắt hơi’, Việt Nam cũng sẽ ‘sổ mũi’

TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho biết những nhận định của các tổ chức như IMF, Woldbank, ADB, Liên Hợp quốc..., đều đánh giá kinh tế thế giới hiện đang ở trong một “thập kỷ mất mát”, sau 3 thập kỷ tăng trưởng thành công và yên ổn.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, chỉ bằng 1/2 của thập kỷ trước và 1/3 của thập kỷ trước nữa. Thậm chí năm 2024, còn hàng chục nước chậm phát triển chưa thể phục hồi so với thời điểm trước đại dịch Covid-19. 

Sự sụt giảm kinh tế thế giới trong những năm gần đây gắn liền với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cuộc xung đột địa chính trị, biến đổi khí hậu, thiên tai và sự giảm sút cung cầu và những thay đổi chính sách của các nước lớn. Điều này tạo ra khó khăn chung cho nền kinh tế thế giới: lạm phát, chi phí tăng lên, tổng cầu giảm xuống, chuỗi cung ứng đứt gãy... và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.

“Việt Nam nằm trong Top 5 nước có độ mở nền kinh tế lớn nhất thế giới, tổng xuất nhập khẩu bằng khoảng hơn 200% GDP. Trong khi đó, nhiều năm qua, xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn phụ thuộc vào một số thị trường lớn, một số sản phẩm chủ lực và một số nhà đầu tư quan trọng. Vì vậy, khi đối tác bên ngoài ‘hắt hơi’, chúng ta cũng ‘sổ mũi’”, ông Phong nói.  

Mới đây, Mỹ đã ban hành chính sách điều tra chống trợ cấp xuyên quốc gia. Chính sách này nhắm vào những ngành gia công mua nhiều nguyên liệu đầu vào từ bên ngoài. Hiện nay, áp lực điều tra phòng vệ thương mại gắn liền với tranh chấp địa chính trị, đặc biệt cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Các thị trường liên quan dù là thị trường “đệm” hay đối tác liên quan cũng dễ bị vạ lây. Bên cạnh đó, yêu cầu truy xuất nguồn gốc, truy xuất minh bạch chuỗi cung ứng đặt ra áp lực cho ngành sản xuất Việt Nam.

“Nếu Việt Nam nhập khẩu nhiều nguyên liệu sản xuất từ những nước bên ngoài, ví dụ Trung Quốc, mà họ đang bị điều tra phòng vệ thương mại thì ngành hàng của ta có thể bị trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng. Hay nước Nga có 16.000 lệnh cấm vận quốc tế đang áp vào, doanh nghiệp Việt Nam không nắm được thì có thể trở thành nạn nhân của các cuộc xung đột đó. Nhưng để giảm thiểu rủi ro này thì phải có giải pháp tầm vĩ mô từ cấp Chính phủ”, ông Phong nói.

Từ năm 2024 cũng xuất hiện những tình huống mới rất quan trọng, đó là yêu cầu tuân thủ thuế tối thiểu toàn cầu (15% áp dụng đối với các công ty đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất toàn cầu từ 750 triệu EUR). Do đó, những ưu đãi thuế bằng 0% hay miễn tới 95% thuế trong những năm đầu sẽ không còn. Vì vậy, chính phủ phải tìm cách bù lại cho doanh nghiệp những cơ chế hấp dẫn hơn như nguồn lao động, môi trường đầu tư kinh doanh, thể chế khác... 

Việc công bố bắt buộc và chuẩn hóa các thông tin về môi trường, đặc biệt liên quan đến chỉ thị về Báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp (CSRD) của EU và Ủy ban Chứng khoán Mỹ. Yêu cầu về mở rộng môi trường đang mở rộng sang giai đoạn 3, tức đánh giá lượng phát thải đến cả những sản phẩm cần thu hồi. Ví dụ nếu không có chính sách thu hồi các loại pin năng lượng mặt trời sau khi sử dụng thì đối tác sẽ không mua.

Chưa kể, người tiêu dùng thế giới yêu cầu cao hơn về mẫu mã, chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn xanh, sạch nhưng lại yêu cầu giá thành hợp lý. Tất cả những yếu tố trên tạo sức ép cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh tính liên kết thấp, khả năng tài chính yếu và năng lực còn hạn chế.

Luôn chuẩn bị nhiều hơn 1 kịch bản

Việt Nam đang có nhiều lợi thế phát triển kinh tế từ việc duy trì ổn định chính trị xã hội. Ảnh: T.L.

Việt Nam đang có nhiều lợi thế phát triển kinh tế từ việc duy trì ổn định chính trị xã hội. Ảnh: T.L.

Trước bối cảnh thế giới biến động, theo TS Nguyễn Minh Phong, các cơ quan xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư cần xây dựng các kế hoạch thích ứng theo nhiều kịch bản để có các biện pháp chủ động, phân bổ nguồn lực hợp lý.

“Giống như chỉ huy quân đội trong các trận đánh, luôn có phương án A, B, C. Trong các phương án này giao việc rõ cho các cơ quan, tổ chức, người thực hiện, thời hạn hoàn thành, kết quả đánh giá. Điều này giúp tránh tư duy nhiệm kỳ, tránh việc đùn đẩy, né tránh và cũng là căn cứ để đánh giá cán bộ”, ông Phong nhấn mạnh.

Ngoài ra, vị chuyên gia kinh tế cho rằng cần giảm thiểu áp lực, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp ngay tại thị trường nội địa bằng việc tiếp tục nỗ lực cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi trong đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, cần chú trọng phát triển hạ tầng logistics để giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng việc đẩy mạnh liên minh, liên kết là rất quan trọng. Việt Nam có rất nhiều hiệp hội doanh nghiệp theo từng ngành nghề, lĩnh vực, tuy nhiên tính liên kết chưa cao, khả năng quy tụ, tập hợp còn hạn chế. 

“Theo khảo sát của chúng tôi, các hiệp hội chỉ thu hút không quá 1% số doanh nghiệp trong thành phần của mình, 3% đã là lý tưởng rồi. Việt Nam có 930.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ thu hút vài chục nghìn doanh nghiệp tham gia. Các Hiệp hội cũng liên kết chặt chẽ với các cơ quan nhà nước để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, có những hỗ trợ mang tính làm được ngay”, ông Phong nhấn mạnh. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên tính đến phương án cổ phần hóa. Trước đây, Mác và Ăng-ghen cũng nhận định hình thức tổ chức doanh nghiệp trong tương lai là công ty cổ phần. Nhưng ở Việt Nam, chủ yếu là công ty nhỏ một thành viên, tính cổ phần kém hoặc cổ phần mang tính hình thức. Như vậy sẽ khó cộng hưởng nguồn lực, khó giảm thiểu rủi ro hay tăng cơ hội đầu tư.

“Chính sách cũng cần tính đến phát triển các công ty cổ phần lớn, cả Nhà nước và tư nhân để hình thành các đối tác đủ mạnh. Nếu đứng trước các hợp đồng lớn nhưng không làm được thì mãi mãi bé”, ông Phong nhấn mạnh.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Tối 15/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”, tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
GS. Andreas Hauskrecht của Đại học Indiana, cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế nhà nước. Bởi việc dựa vào khối FDI như những năm qua sẽ không bền vững.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều 13/11, với 100% số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ chủ trương: Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Hôm nay, 13/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tập trung huy động nguồn lực để đầu tư cho các công trình lớn tầm quốc gia, phải tạo ra sự đột phá về hạ tầng chiến lược, những công trình mang tính chiến lược, xoay chuyển tình thế, xoay chuyển trạng thái...
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, cho biết tin giả ảnh hưởng tới phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán, tài chính, bất động sản. Có những thông tin gây thiệt hại vốn hoá nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, khi sửa Luật Báo chí sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, về truyền thông.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ hướng tới tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy hàng Việt vào Mỹ cần minh bạch nguồn gốc xuất xứ, tăng kiểm định chất lượng sản phẩm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Doanh nghiệp nói rằng họ đã nỗ lực để giảm thời gian vận chuyển hàng hóa nhưng thủ tục thông quan còn phức tạp khiến thời gian bị kéo dài.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Báo cáo thẩm tra tờ trình dự án Luật Quảng cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh, cho rằng Ủy ban tán thành với quan điểm tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí để giúp cơ quan báo chí tăng nguồn thu, thực hiện tốt hơn cơ chế tự chủ tài chính.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Fed đã cắt giảm lãi suất cho vay tại Mỹ 0,25 điểm phần trăm, theo lịch trình đã được dự đoán. Tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách cũng đang chuẩn bị để đón chờ sự trở lại của Trump tại Nhà trắng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu vốn điều lệ không được xác định chính xác thì đó là sự đánh tráo đối với các nhà đầu tư ngay từ lần mua đầu đến những lần mua tiếp theo. Bởi thực tế, nhiều đơn vị đã phù phép, bơm tiền để nâng vốn điều lệ.
1 tuần
Xem thêm