Thứ sáu, 20/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Việt Nam liệu có trở thành số ít quốc gia vượt ‘bẫy’ thu nhập trung bình?

Huyền Trang
- 16:22, 01/03/2023

(DNTO) - Trong 101 quốc gia, chỉ có 13 nước vượt mức thu nhập trung bình ở thập niên 1960, đạt thu nhập cao vào năm 2008. Tỷ lệ này là rất nhỏ và Việt Nam sẽ cần nỗ lực thay đổi thể chế để tránh bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình.

Đa số các quốc gia khi chạm đến ngưỡng thu nhập trung bình cao thì tốc độ tăng trưởng chậm dần. Đây là tín hiệu cho Việt Nam cần có bước đi chiến lược để chạm đến mức thu nhập cao. Ảnh: T.L.

Đa số các quốc gia khi chạm đến ngưỡng thu nhập trung bình cao thì tốc độ tăng trưởng chậm dần. Đây là tín hiệu cho Việt Nam cần có bước đi chiến lược để chạm đến mức thu nhập cao. Ảnh: T.L.

Tốc độ tăng trưởng chậm dần

Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người (GNI/đầu người) của Việt Nam ước đạt 3.590 USD, tiến sát đến ngưỡng khởi đầu của nhóm các nước thu nhập trung bình cao, theo Ngân hàng Thế giới (WB).

Tuy nhiên, kinh nghiệm thế giới cho thấy chỉ có 13/101 quốc gia có mức thu nhập trung bình trong thập niên 1960, đạt thu nhập cao vào năm 2008. Đa số các quốc gia khi chạm đến ngưỡng thu nhập trung bình cao thì tốc độ tăng trưởng chậm dần, nhiều bất ổn kinh tế xuất hiện mang tính cơ cấu rất khó giải quyết dứt điểm, trong khi lại phải đối mặt với nhiều vấn đề về già hoá dân số, an sinh xã hội, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên… Hệ quả là chỉ rất ít quốc gia vượt qua được bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Trong tọa đàm “Đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030”, ngày 1/3, Giáo sư, TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, cho biết, nỗ lực cải cách, phát triển nền kinh tế thị trường từ năm 1986 tới nay đã đưa Việt Nam từ quốc gia kém phát triển thành quốc gia có quy mô GDP nằm trong nhóm 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đây là thời điểm quan trọng để Việt Nam xem xét, đánh giá thể chế kinh tế thị trường của mình nhằm chuẩn bị tốt cho giai đoạn thuộc nhóm thu nhập trung bình cao; đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều bất ổn.

Thực tế, sự vận hành của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam hiện đang bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Nhà nước còn chi phối khá nhiều vào cơ chế giá thị trường (trong các lĩnh vực như xăng dầu, điện, hàng không, y tế… gây ra những bất cập nghiêm trọng.

Điển hình là tình trạng thiếu hụt xăng dầu hay hàng loạt doanh nghiệp quốc doanh như Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực… liên tục báo lỗ nặng. Các bệnh viện công rơi vào tình trạng thu không đủ chi, thiếu hụt thuốc và trang thiết bị y tế… Bên cạnh đó, nhiều loại thị trường hiện đại như các thị trường ngoại hối, vàng phái sinh, hàng hoá phái sinh... chưa được hình thành hay còn hạn chế người dân tham gia.

Theo GS.TS Phạm Hồng Chương, nguyên nhân cơ bản vẫn là do thể chế. Hệ thống các văn bản pháp luật chồng chéo, khiến doanh nghiệp luôn có nguy cơ vi phạm pháp luật, còn cán bộ nhà nước cũng có thể vi phạm nếu hiểu sai hoặc hiểu không đúng về “rừng” quy định.

Việt Nam còn nghèo nên còn lợi thế

Việt Nam sẽ dễ dàng bắt kịp các nền kinh tế phát triển, nhờ thúc đẩy các cải tiến và cơ chế mới với chi phí thấp, tiền công thấp mà vẫn thu hút được đầu tư. Ảnh: T.L.

Việt Nam sẽ dễ dàng bắt kịp các nền kinh tế phát triển, nhờ thúc đẩy các cải tiến và cơ chế mới với chi phí thấp, tiền công thấp mà vẫn thu hút được đầu tư. Ảnh: T.L.

Cũng theo Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, hầu hết các nước trên thế giới đã tung ra những chương trình chi tiêu khổng lồ trong đại dịch nên đang phải đối diện với sức ép lạm phát chưa từng thấy kể từ thập niên 1980. Vì vậy, triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới cũng bị ảnh hưởng.

Kinh nghiệm của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 và đại suy giảm toàn cầu 2008-2009, cho thấy cải cách thể chế kinh tế mới là “chìa khoá” để tiếp tục duy trì sự tăng trưởng chứ không phải các chương trình kích cầu hay đầu tư công.

Cụ thể giai đoạn từ năm 2011 đến nay, Chính phủ đã kiên trì cải cách thể chế kinh tế thị trường theo hướng ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng cường hội nhập quốc tế. Điều này làm tăng sức mạnh cho nền kinh tế Việt Nam (dự trữ ngoại hối cao, tỷ lệ nợ công/GDP thấp, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng…).

Ông Đinh Tuấn Minh, Giám đốc nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế - xã hội (MASSEI), cho rằng Việt Nam cần duy trì đồng tiền tốt bằng cách tiếp tục kiên trì ổn định vĩ mô, đảm bảo lạm phát ổn định ở mức 3-4%.

Bên cạnh đó, cần xem xét lại chế độ tỷ giá hối đoái, cho phép nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường ngoại hối tại các sàn giao dịch, cải thiện tiêu chí “tự do sở hữu tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng”. Rà soát lại các quy định về kiểm soát vốn, để thị trường vốn của Việt Nam hấp dẫn hơn nữa nhà đầu tư nước ngoài.

Cho rằng Việt Nam có lợi thế khi vẫn là một quốc gia tương đối nghèo, Tiến sỹ Fred McMahon, trưởng nhóm nghiên cứu về tự do kinh tế tại Viện Fraser, Canada giải thích, Việt Nam sẽ dễ dàng bắt kịp các nền kinh tế phát triển, nhờ thúc đẩy các cải tiến và cơ chế mới với chi phí thấp, tiền công thấp mà vẫn thu hút được đầu tư.

Ngoài ra, “đòn bẩy” cho hạ tầng kinh tế sẽ giúp nâng cao thu nhập đầu người, tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong 10 năm qua, kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ với mức trung bình 6%, trong khi các quốc gia giàu hơn sẽ tăng trưởng chậm lại. Các nền kinh tế khác trong khu vực (như Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan) tuy bắt kịp tốc độ tăng trưởng của Việt Nam nhưng đang "mờ nhạt" dần khi không thể cải thiện tự do kinh tế.

“Tự do kinh tế sẽ tạo động lực vượt bẫy thu nhập trung bình, do đó chính sách kinh tế sẽ phải trở nên cạnh tranh hơn để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và trở nên giàu có hơn,” ông Fred McMahon nhấn mạnh. 

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
9 giờ
Thời sự - Chính trị
Điểm đáng chú ý nhất trong bản tóm tắt các dự báo kinh tế cập nhật của Fed là việc nâng dự báo lạm phát chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lên 3% vào cuối năm 2025, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% dài hạn.
11 giờ
Thời sự - Chính trị
Sáng 16/6, với 470/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều tối 13/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
5 ngày
Công nghệ Số hóa
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ trở thành hai “điểm đến” trong chiến lược đầy tham vọng đưa Việt Nam vươn tầm trở thành điểm trung chuyển vốn toàn cầu. Kế hoạch đã có, nghị quyết sắp ban hành. Việt Nam có thể biến cơ hội vàng này thành hiện thực?
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 11/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại Paris, trong chương trình hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Pháp và châu Âu, trong đó có tập đoàn Alstom trong lĩnh vực giao thông vận tải.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hai ngày đàm phán tại London đã giúp hai cường quốc đưa đến một "khuôn khổ" nhằm tiến đến các điều khoản thỏa thuận “đình chiến” thương mại.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Washington và Bắc Kinh gặp nhau hôm nay (9/6) trong một nỗ lực được theo dõi sát sao, mang theo hy vọng mong manh về việc hạ nhiệt một trong những mặt trận căng thẳng nhất của cuộc chiến kinh tế: nguyên liệu đất hiếm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 6/6 (giờ Hoa Kỳ), tại Thủ đô Washington D.C, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã dự hội nghị bàn tròn với đông đảo các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu thuộc Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay 7/6, Sở Y tế TP.HCM công bố thiết lập đường dây nóng 0989.401.155 và tích hợp phản ánh trên ứng dụng “Y tế trực tuyến”, nhằm tiếp nhận thông tin từ người dân về hành vi sản xuất, kinh doanh, quảng cáo hàng giả, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực y tế.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thay vì mô hình '2 cây - 1 con' tập trung vào sầu riêng, chuối và heo, Hoàng Anh Gia Lai sẽ đi theo mô hình '4 cây - 1con', thêm dâu tằm và cà phê vào danh mục sản phẩm, với tỷ trọng 20% mỗi loại.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông và nhà lãnh đạo Trung Quốc - Tập Cận Bình đã có cuộc trao đổi qua điện thoại, đánh dấu sự trở lại vòng đàm phán giữa hai nước. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là sự trì hoãn tạm thời, vẫn còn nhiều bất đồng trong thỏa thuận thương mại.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Một cuộc "khẩu chiến" gay gắt giữa hai nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn bậc nhất thế giới, tỷ phú công nghệ Elon Musk và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây chấn động thị trường tài chính, khiến cổ phiếu Tesla lao dốc và tài sản của CEO Elon Musk bốc hơi hàng chục tỷ USD chỉ trong một ngày.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Quan hệ thương mại giữa Canada và Mỹ đang bước vào giai đoạn căng thẳng mới sau khi Mỹ tăng gấp đôi thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm. Động thái này đã tạo ra một làn sóng phản ứng mạnh mẽ từ Canada, buộc chính phủ nước này phải cân nhắc các biện pháp đáp trả.
2 tuần
Xem thêm