Chủ nhật, 02/04/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Những biến động trên thế giới đến từ cuộc xung đột tại Ukraine

Xuân Hạo
- 20:58, 24/02/2023

(DNTO) - Một năm sau khi xung đột giữa Nga - Ukraine bắt đầu, đã gây ra rất nhiều biến động trên thế giới, ảnh hưởng đến các mối quan hệ chính trị và kinh tế, đẩy giá thực phẩm và năng lượng lên cao.

 

Ảnh minh họa. Nguồn: Wall Street Journal

Ảnh minh họa. Nguồn: Wall Street Journal

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bắt đầu vào ngày này năm trước (24/2/2022), kích hoạt một loạt  phản ứng dây chuyền trên khắp  thế giới, tạo ra nhiều biến đổi trong kinh tế, môi trường chính trị và giá các loại năng lượng.

Đã có hơn 300.000 người tử vong hay bị thương trong cuộc chiến này và hàng triệu người mất nhà. Cuộc chiến đã hàn gắn Liên minh phương Tây, thiết lập lại hệ thống giao thương của ngành năng lượng và làm lộ rõ điểm yếu của toàn cầu hóa.

Tờ Wall Street Journal điểm lại những thay đổi lớn nhất mà cuộc xung đột Nga - Ukraine mang lại.

Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Peter Hultqvist, Giám đốc Chính sách Đối ngoại của Liên minh Châu Âu Josep Borrell, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Kaikkonen tại Brussels. Ảnh: Wall Street Journal

Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Peter Hultqvist, Giám đốc Chính sách Đối ngoại của Liên minh Châu Âu Josep Borrell, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Kaikkonen tại Brussels. Ảnh: Wall Street Journal

Hàn gắn Liên minh phương Tây

Hồi 2019, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (The North Atlantic Council - NATO) đã “chết”, và Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump đe dọa từ bỏ. Các nước thành viên đã không theo đuổi các cam kết chi tiêu tái xây dựng quân đội, thậm chí sau khi Nga chiếm đóng vùng Crimea của Ukraine vào 2014.

Nhưng cuộc chiến tại Ukraine đã “hồi sinh” Liên minh NATO. Các quốc gia trong khối quay lại tiếp tục đổ hàng tỷ đô la vào quân đội. Hoạt động quân sự ở phía Đông châu Âu trương phình. Hai quốc gia trung lập, giàu nhất khu vực Tây Âu là Phần Lan và Thụy Điển nhăm nhe gia nhập NATO, với Ukraine, Moldova và Georgia mong muốn nối chân.

Binh lính Ukraine sử dụng máy bay không ngưởi lái. Ảnh: Wall Street Journal

Binh lính Ukraine sử dụng máy bay không ngưởi lái. Ảnh: Wall Street Journal

Thay đổi bộ mặt chiến tranh

Cuộc chiến tại Ukraine đã chứng kiến nhiều chiến lược quân sự mới mẻ, khiến thay đổi các học thuyết quân sự hiện đại. Điều đáng chú ý nhất là ứng dụng của máy bay không người lái từ cả hai phe Nga và Ukraine để do thám và tấn công binh lính trên mặt đất, thậm chí là cả ở trên biển. Kèm theo đó là ứng dụng phần mềm để chia sẻ thông tin giữa mạng lưới tình báo dân sự và quân đội.

Binh lính Ukraine gỡ đạn dược được viện trợ từ Mỹ. Ảnh: Wall Street Journal

Binh lính Ukraine gỡ đạn dược được viện trợ từ Mỹ. Ảnh: Wall Street Journal

Tăng cường nền công nghiệp quân sự Mỹ

Mỹ là quốc gia cung cấp tài khí quân sự nhiều nhất cho Ukraine, và đã nhanh chóng nhận thấy hệ thống sản xuất của họ không thể theo kịp mức tiêu thụ đạn dược. Lầu Năm Góc đã bỏ ra hơn 3,4 tỷ đô la vào các hợp đồng sản xuất, cung cấp khí tài cho nước này và các đồng minh. Quân đội Mỹ cũng đã yêu cầu 500 triệu đô la từ Quốc hội Mỹ để nâng cấp các nhà máy sản xuất.

Bên cạnh đó, các nước phương Tây cũng tiến hành nâng cấp khí tài, đẩy các vũ khí sắp lạc hậu sang cho Ukraine và các nước lân cận. Có thể nói cuộc chiến ở Ukraine đã có lợi cho sự phát triển của nền công nghiệp quân sự. 

Tổng thống Mỹ, Joe Biden, cùng Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, trong chuyến thăm Ukraine của Biden vào ngày 20/2 vừa qua. Ảnh: Wall Street Journal

Tổng thống Mỹ, Joe Biden, cùng Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, trong chuyến thăm Ukraine của Biden vào ngày 20/2 vừa qua. Ảnh: Wall Street Journal

Mỹ hồi phục vị thế trên thế giới

Khi cuộc chiến Ukraine diễn ra, Mỹ đã quay lại nắm giữ vai trò “lãnh đạo của thế giới”, tìm cách xóa bỏ lo ngại về cam kết của họ trong an ninh cho Liên minh phương Tây. Cường quốc này đã có vai trò trung tâm, kêu gọi và dẫn đầu các nước phương Tây trong việc cấm vận Nga, điều khiển xuất khẩu thương mại, giới hạn tiền tệ và thực hiện thay đổi trên thị trường năng lượng. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) nói chuyện với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Samarkand, Uzbekistan, ngày 16/9. Ảnh: Wall Street Journal

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) nói chuyện với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Samarkand, Uzbekistan, ngày 16/9. Ảnh: Wall Street Journal

Nga và Trung Quốc sáp lại gần nhau

Ở phía bên kia của chiến tuyến, Nga và Trung Quốc đã nối kết mối quan hệ của họ lại hơn bao giờ hết. Trung Quốc trở thành đối tác mua dầu và khí đốt từ Nga, cũng như cung cấp các mặt hàng, dịch vụ đã bị cấm vận. Sự hợp tác này làm gợi nhớ mối quan hệ thời Chiến tranh Lạnh. Tuy vậy, Bắc Kinh đang ở vị trí co kéo, tìm cách cân bằng hợp tác với Nga và áp lực của phương Tây.

Một công nhân bên bến cảng thuộc hãng Cheniere Energy Inc., nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất ở Hoa Kỳ. Ảnh: Wall Street Journal

Một công nhân bên bến cảng thuộc hãng Cheniere Energy Inc., nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất ở Hoa Kỳ. Ảnh: Wall Street Journal

Nguồn cung ứng năng lượng toàn cầu thay đổi

Các nước phương Tây không còn có thể mua dầu khí từ Nga, và đó đã là một tin vô cùng tốt lành cho các quốc gia Vùng Vịnh và các hãng sản xuất năng lượng Mỹ. Nay Mỹ đã trở thành nước xuất khẩu khí lớn nhất thế giới, trong khi sản xuất tại Nga thuyên giảm. Nga quay sang bán dầu khí cho Trung Quốc và Ấn Độ thay cho khách hàng chính trước kia là châu Âu.

Bên cạnh đó, các nước phương Tây đang chạy đua tìm kiếm đến các giải pháp khác. Ngoài việc tìm đến các nơi cung cấp nguyên liệu mới như Venezula, Israel, Lebanon, các nước phương Tây cũng tiến hành phát triển công nghệ năng lượng tái chế và năng lượng sạch.

Một người phụ nữ đứng xếp hàng tại một văn phòng đổi tiền ở St. Petersburg, Nga, vào ngày 25 tháng 2 năm ngoái, một ngày sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Ảnh: Wall Street Journal

Một người phụ nữ đứng xếp hàng tại một văn phòng đổi tiền ở St. Petersburg, Nga, vào ngày 25 tháng 2 năm ngoái, một ngày sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Ảnh: Wall Street Journal

Nga bị cắt khỏi hệ thống tài chính thế giới

Nằm trong các biện phát cấm vận, Liên minh phương Tây đã cắt Nga ra khỏi hệ thống tài chính quốc tế. Các ngân hàng lớn tại Nga đã bị loại bỏ khỏi hệ thống giao dịch SWIFT. Nhiều ngân hàng đầu tư, trong đó có Goldman Sachs, đang tìm cách rời khỏi Nga. Một loạt chính sách trừng phạt đã “đóng băng” hơn 300 tỷ đô la tài sản của Nga. Nhưng Nga cũng đang xây dựng hệ thống giao dịch của riêng họ, và bắt đầu sử dụng các loại tiền tệ khác cho giao dịch, trong đó có đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng rupi của Ấn Độ.

Người mua sắm tại Mỹ phải đối mặt với lạm phát và giá cả tăng cao từ cuộc chiến ở Ukraine. Ảnh: Wall Street Journal

Người mua sắm tại Mỹ phải đối mặt với lạm phát và giá cả tăng cao từ cuộc chiến ở Ukraine. Ảnh: Wall Street Journal

Giá cả nhiều mặt hàng dâng cao

Tăng giá xăng dầu cũng khiến giá các mặt hàng tiêu dùng tăng 9,6%, theo dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thế giới. Giá ngũ cốc, bao gồm bắp, lúa mì, dầu hướng dương, nhanh chóng đạt mức kỷ lục sau khi cuộc chiến bắt đầu, do cả Nga và Ukraine đều là hai “vựa” xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tuy giá mặt hàng này đã bắt đầu ổn định lại trong thời gian gần đây, nhưng chúng đã khiến giá thực phẩm leo thang khắp thế giới. 

 
  • Add to Phrasebook
     
    • No word lists for Vietnamese → Vietnamese...
       
    • Create a new word list...
  • Copy
  • Add to Phrasebook
     
    • No word lists for Vietnamese → Vietnamese...
       
    • Create a new word list...
  • Copy
  • Add to Phrasebook
     
    • No word lists for Vietnamese → Vietnamese...
       
    • Create a new word list...
  • Copy
  • Add to Phrasebook
     
    • No word lists for Vietnamese → Vietnamese...
       
    • Create a new word list...
  • Copy

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Thị trường Trung Quốc đang sử dụng những biện pháp rất mạnh tay như cấm nhập khẩu toàn bộ nhóm hàng và tạm dừng toàn bộ tư cách xuất khẩu của doanh nghiệp nếu phát hiện dấu hiệu làm lây lan dịch bệnh.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Là vùng động lực phát triển hàng đầu của nước ta nhưng vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn chưa tận dụng hết tiềm năng, lợi thế để tạo động lực cho phát triển.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Cuộc cải tổ chia tách của Alibaba vừa làm nguôi ngoai áp lực từ chính quyền Trung Quốc, vừa giúp gầy vốn từ giới đầu tư. Đây có thể là một khuôn mẫu cho đường lối tương lai của ngành công nghệ Trung Quốc.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Gánh nặng đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đè nặng lên các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, với dự thảo sửa đổi Thông tư 16 mà Ngân hàng Nhà nước vừa thông tin, các doanh nghiệp này xem chừng vẫn khó "gỡ khó".
3 ngày
Thời sự - Chính trị
CEO Binance, Changpeng Zhao, đã lọt vào tầm ngắm của chính quyền Mỹ, một sự kiện tiếp nối lộ trình “đụng độ” không thể tránh khỏi của các cơ quan làm luật và ngành tiền tệ mã hóa.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Thương mại song phương trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và lâm sản giữa Việt Nam và Australia lần đầu tiên vượt mốc ấn tượng 6 tỷ đô la Úc (AUD) vào năm 2022, tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật, ngày 27/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, làm đến đâu chắc đến đó để luật pháp đi thẳng vào cuộc sống. Không để tình trạng văn bản pháp luật vừa xây dựng xong đã lạc hậu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Các nhà làm luật Mỹ chất vấn CEO TikTok về mối quan hệ của hãng này với chính quyền Trung Quốc. Sự kiện này khiến mối quan hệ về chính trị, công nghệ và kinh tế giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới thêm căng thẳng hơn.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trong bối cảnh hiện nay, ngoài việc Chính phủ tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, sớm thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất, thì bản thân các doanh nghiệp phải có biện pháp căn cơ để vượt khó.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo đại diện Bộ Công an, Chính phủ sẽ đề xuất Quốc hội đưa các nội dung, đề xuất mới về chính sách visa vào Nghị quyết chung của Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới để làm căn cứ quan trọng cho việc ban hành quy định mới, "chìa khóa vàng" hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. 
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Từ đầu năm đến nay, giá heo hơi xuống thấp ở mức kỷ lục, nhiều địa phương chỉ còn giá 46.000 – 49.000 đồng/kg khiến người chăn nuôi kiệt sức vì thua lỗ. Nếu không có chính sách tháo gỡ kịp thời, người dân không tái đàn, nguy cơ khủng hoảng thiếu và giá heo hơi sẽ tăng đột biết thời gian tới là điều rất dễ xảy ra.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau gần 4 năm giữ ổn định, giá điện dự báo sẽ được điều chỉnh tăng trong năm 2023. Tuy nhiên, giá bán lẻ điện tăng bao nhiêu để cân bằng lợi ích giữa các bên dường như vẫn đang là bài toán khó. Quan điểm của Chính phủ là cần ngồi lại, đàm phán trên tinh thần không ai bị thiệt thòi.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
"Phát triển hôm nay nhưng phải nghĩ đến tương lai con cháu sau này; phát triển mang lại thu nhập cho người dân nhưng phải bảo đảm sức khoẻ cho người dân", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói với cộng đồng doanh nghiệp xung quanh vấn đề phát triển bền vững.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo các doanh nghiệp, những rườm rà trong việc cấp phép lao động nước ngoài đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo chuyên gia, việc chậm trễ khi cấp phép cho các cơ sở bán lẻ của các cơ quan thuộc Bộ Công thương đã gây thiệt hại rất lớn cho các nhà đầu tư.
2 tuần