Thứ sáu, 01/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất cho thị trường đạo Hồi

Huyền Trang
- 16:30, 22/10/2024

(DNTO) - Nền kinh tế Halal (cho người đạo Hồi) toàn cầu hiện trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD, mang đến nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam trong mở rộng xuất nhập khẩu, du lịch, thương mại và thu hút đầu tư.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để thu hút khách du lịch, dòng vốn đầu tư, xuất khẩu sản phẩm từ thị trường những người theo đạo Hồi. Ảnh: T.L.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để thu hút khách du lịch, dòng vốn đầu tư, xuất khẩu sản phẩm từ thị trường những người theo đạo Hồi. Ảnh: T.L.

Thị trường mới nổi béo bở

Hội nghị Halal toàn quốc 2024 với chủ đề “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng ngành Halal Việt Nam phát triển bền vững”, diễn ra hôm 22/10. 

Tại Hội nghị, Tiến sĩ Mohamed Jinna, Tổng Giám đốc điều hành Cơ quan Halal Ấn Độ, cho biết Việt Nam đang ở bước ngoặt - một giao điểm của cơ hội to lớn trong nền kinh tế Halal toàn cầu.

Nền kinh tế Halal toàn cầu hiện trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD, đang được thúc đẩy bởi dân số Hồi giáo ngày càng gia tăng, lên đến hơn 1,8 tỷ người. Chứng nhận Halal không chỉ là một yêu cầu, đây còn là biểu tượng của sự tin cậy, chất lượng và toàn vẹn đối với người tiêu dùng trên toàn cầu. Đối với Việt Nam, chứng nhận Halal là một cánh cửa dẫn tới một thị trường sinh lời trải dài trên nhiều ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thời trang.

Tiến sĩ Mohamed Jinna cũng nhắc đến một trong những cơ hội thú vị nhất đối với Việt Nam nằm ở du lịch Halal. Khi thị trường du lịch Hồi giáo tiếp tục tăng trưởng, dự kiến đạt 300 tỷ USD vào năm 2026, Việt Nam có tiềm năng to lớn để trở thành điểm đến hàng đầu cho khách du lịch Hồi giáo, thúc đẩy kinh tế.

Để tận dụng cơ hội này, ông Mohamed Jinna cho rằng ngành du lịch Việt Nam phải áp dụng và thực hiện các tiêu chuẩn Halal. “Các khách sạn, nhà hàng và cơ sở du lịch phải được trang bị để phục vụ những nhu cầu đặc biệt của du khách Hồi giáo - cung cấp thực phẩm Halal, nơi cầu nguyện và một môi trường thân thiện”, ông Mohamed Jinna nhấn mạnh.

Một cơ hội khác được ông Nick Stasinopoulos, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Hy Lạp – ASEAN, nhắc tới là cơ hội đầu tư trong lĩnh vực Halal giữa nhà đầu tư châu Âu và Việt Nam.

Ông Nick cho biết, Việt Nam luôn duy trì tốc độ tăng trưởng GDP trên 6%, và tầng lớp trung lưu dự kiến sẽ đạt 50 triệu người vào năm 2030. Khi tầng lớp này phát triển, nhu cầu sử dụng sản phẩm Halal chất lượng cao cũng sẽ tăng theo. Ngoài ra, vị trí chiến lược của Việt Nam trong ASEAN giúp quốc gia này trở thành trung tâm sản xuất thực phẩm Halal không chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà còn rộng ra cả các thị trường Hồi giáo tại Trung Đông và Nam Á. Thị trường Halal của ASEAN hiện đã đạt giá trị 900 tỷ USD và mang lại cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

“Trên thực tế, xuất khẩu Halal của Việt Nam đã trị giá 10,5 tỷ USD vào năm 2021 và con số này dự kiến sẽ tăng đáng kể khi Việt Nam đang khẳng định được mình là một trung tâm sản xuất Halal toàn cầu. Điều này đã tạo ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư châu Âu khai thác nền kinh tế Halal đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam ngay từ giai đoạn đầu, từ đó định vị bản thân cho sự tăng trưởng dài hạn”, ông Nick Stasinopoulos nhấn mạnh.

Những tiêu chuẩn khắt khe

Thị trường Halal có những tiêu chuẩn rất riêng và khắt khe, buộc doanh nghiệp phải thích ứng nếu muốn tiếp cận. Ảnh: T.L.

Thị trường Halal có những tiêu chuẩn rất riêng và khắt khe, buộc doanh nghiệp phải thích ứng nếu muốn tiếp cận. Ảnh: T.L.

Để tận dụng cơ hội tại thị trường của người Hồi giáo, ông Zafer Gedikli, Chủ tịch Hội đồng Halal Thế giới khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam phải đào tạo nhân viên và tăng cường nhận thức về các tiêu chuẩn cao nhất về chứng nhận Halal, từ việc tìm nguồn nguyên liệu đến quy trình chế biến và đóng gói. 

“Lấy một ví dụ đơn giản, ở Việt Nam, việc thêm một vài giọt rượu vào nước sốt khi đi ăn nhà hàng là điều hoàn toàn bình thường, song lại là điều không được phép đối với người Hồi giáo. Tín đồ Hồi giáo ăn thịt bò, thịt gà và thịt cừu, nhưng tất cả các loại động vật này đều phải được giết mổ theo nghi lễ của người Hồi giáo. Nếu không, họ sẽ không thể tiêu thụ chúng”, ông Zafer Gedikli nói. 

Theo đánh giá của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển Thị trường, lượng lớn nông sản thực phẩm của Việt Nam đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với chứng nhận Halal (chứng nhận VietGAP, GobalGAP, chứng nhận hữu cơ, HACCP, ISO...) và được người Hồi giáo ưa chuộng.

Ngoài ra Việt Nam hiện có khoảng gần 1.000 doanh nghiệp được chứng nhận Halal với các doanh nghiệp dẫn dắt như TH True Milk, Trung Nguyên café... là tiền đề dẫn dắt, ra tăng số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm halal thời gian tới. 

Tuy nhiên, trên thế giới chưa có bộ tiêu chuẩn Halal thống nhất áp dụng đối với tất cả các nước. Quy trình thủ tục cấp chứng nhận của các tổ chức, quốc gia khác nhau. Chưa kể, chi phí để đạt chứng nhận Halal (gồm chi phí đầu tư chuyển đổi trong sản xuất, nguyên liệu đạt chuẩn, chuyên gia kiểm tra chất lượng, đánh giá sự phù hợp...) còn quá cao, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm tính cạnh tranh của các sản phẩm được xuất khẩu vào thị trường này.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng sự thành công của việc mở rộng thị trường Halal tại Việt Nam cũng phải phụ thuộc vào những nỗ lực của các cơ quan chính phủ, các hiệp hội ngành nghề và các doanh nghiệp. Bằng cách đầu tư vào việc nâng cao nhận thức về Halal, đơn giản hóa quy trình chứng nhận và tích cực quảng bá sản phẩm Halal của Việt Nam trên thị trường quốc tế, Việt Nam có thể vượt qua những thách thức và khai thác tiềm năng lớn của nền kinh tế Halal toàn cầu. 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Nghiên cứu mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương giảm 17% vào năm 2070 theo kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức cao, tăng lên 41% vào năm 2100.
9 giờ
Thời sự - Chính trị
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam với số vốn lớn chưa từng có tới 70 tỷ USD nếu được đưa vào triển khai từ nay đến năm 2035 sẽ có thể làm tăng khoảng 0,97 điểm % GDP.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Sau Vinfast, các thương hiệu nông thủy sản, đồ gỗ, dệt may, tiêu dùng... của Việt Nam sẽ có cơ hội lớn tiến vào thị trường Trung Đông - Châu Phi, sau khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện giữa Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) được ký kết.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị nâng mức doanh thu hàng năm của hộ, cá nhân kinh doanh từ 200 triệu đồng trở xuống thuộc đối tượng không chịu thuế VAT, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10, các đại biểu cho rằng để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2024, Chính phủ cần ưu tiên điều hành kinh tế vĩ mô; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, giải quyết dứt điểm vướng mắc trong giải phóng mặt bằng…
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết biến động và thay đổi của thế giới hiện đang tạo nhiều áp lực cho doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước cần giảm thiểu áp lực cho doanh nghiệp ngay từ chính thị trường nội địa.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Nói về đề xuất khởi động lại điện hạt nhân, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết quan điểm phát triển điện hạt nhân thời gian tới là phải đưa mức an toàn lên tối đa, rủi ro về 0.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong phiên họp chiều 23/10, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc trình bày trước Quốc hội tờ trình về chủ trương đầu tư bổ sung vốn Nhà nước vào Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nền kinh tế Halal (cho người đạo Hồi) toàn cầu hiện trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD, mang đến nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam trong mở rộng xuất nhập khẩu, du lịch, thương mại và thu hút đầu tư.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, tán thành việc quy định chặt chẽ về kinh doanh thuốc qua thương mại điện tử. Theo ông Hiếu, các loại thuốc bán online phải được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 21/10/2024, Quốc hội tiến hành quy trình nhân sự với chức danh Chủ tịch nước theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngoài năng lực vận chuyển hành khách quốc tế, theo chuyên gia, sân bay Long Thành hoàn toàn có lợi thế trở thành hub hàng hoá (điểm tập kết hàng hóa và điều phối các luồng vận chuyển trong toàn bộ hệ thống), nhưng khía cạnh này chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên giao cho Chính phủ, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành. Tuyệt đối không hành chính hóa hoạt động của Quốc hội, luật hóa các quy định của nghị định và thông tư.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng nay (21/10), Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại buổi họp báo về Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 20/10, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn, đã chia sẻ thông tin về Kỳ họp.
1 tuần
Xem thêm