Chủ nhật, 06/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thị trường Trung Đông còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Vũ Yến
- 17:00, 17/03/2022

(DNTO) - Ngày 17/3, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC), đã tổ chức Hội thảo “Cơ hội vàng cho xuất khẩu Việt đến các quốc gia Trung Đông sau đại dịch Covid-19”, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thành phố phục hồi sản xuất, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh mới.

Nền công nghiệp Halal hiện rất đa dạng với nhiều sản phẩm, dịch vụ. Ảnh minh họa

Nền công nghiệp Halal hiện rất đa dạng với nhiều sản phẩm, dịch vụ. Ảnh minh họa

Thị trường Trung Đông còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc ITPC cho biết, Trung Đông (bao gồm 16 quốc gia) đang nổi lên như khối thị trường xuất khẩu tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam, với dân số đông (khoảng 400 triệu dân) và mức sống cao.

Quan hệ thương mại của Việt Nam với khu vực Trung Đông chủ yếu tập trung vào các quốc gia thuộc Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) với 6 quốc gia thành viên là Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Arab Saud, Kuwait , Bahrain, Qatar và Oman, có tổng dân số 65 triệu người (năm 2021).

Ông Ngô Toàn Thắng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Kuwait cho biết, 6 nước GCC đều là thành viên WTO. Rào cản thương mại tại thị trường các nước GCC là việc yêu cầu giấy chứng nhận về tiêu chuẩn, kiểm định chất lượng, nhãn mác..., do Tổ chức Tiêu chuẩn và Đo lường vùng Vịnh (GSMO) cấp, giấy chứng nhận Halal đối với các sản phẩm thực phẩm, thủy sản nhập khẩu.

Trong vài năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các nước GCC gia tăng nhanh chóng và có mức tăng đột biến từ năm 2012 đến nay. Nếu như năm 2012, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các nước GCC mới đạt 2,7 tỷ USD, thì tới năm 2021 đã tăng gấp 4,6 lần, đạt 12,5 tỷ USD.

Ông Thắng cho rằng, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường GCC đang rộng mở với nhiều thuận lợi.

Ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc ITPC cho biết thêm, các quốc gia này có nhu cầu nhập khẩu rất lớn (dao động từ 2 tỷ USD đến 8 tỷ USD) đối với các mặt hàng như đồ gỗ, sản phẩm nhựa, ngũ cốc, dệt may, giày dép, cao su và sản phẩm cao su, thịt, sữa và sản phẩm sữa, rau quả các loại… Đây là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên tỷ trọng các mặt hàng này của Việt Nam trong cơ cấu hàng nhập khẩu của các nước Trung Đông vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng hai bên.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp của khu vực Trung Đông còn chưa phát triển do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt; công nghiệp sản xuất khó phát triển, nên khu vực này vẫn phải nhập khẩu nhiều thực phẩm, hàng tiêu dùng. Thống kê cho thấy, các quốc gia này nhập khẩu khoảng 80% các mặt hàng lương thực, thực phẩm, tương đương khoảng 40 tỷ USD/năm. Đến năm 2035, tổng giá trị nhập khẩu lương thực, thực phẩm của các nước vùng Trung Đông dự kiến sẽ tăng lên 70 tỷ USD/năm.

Một thuận lợi nữa khi xuất khẩu sang Trung Đông, là mức thuế nhập khẩu chỉ từ 0-5% đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài khối.

Riêng với TP.HCM, Trung Đông là một thị trường đầy tiềm năng và còn nhiều dư địa để khai thác. Trong những năm đây, kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM sang các quốc gia Trung Đông tăng đều theo các năm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 của TP.HCM sang UAE ước đạt 340 triệu USD trong đó xuất khẩu ước đạt 230 triệu USD tăng 12% so với năm 2020. Xuất khẩu TP.HCM sang Iraq ước đạt trên 130 triệu USD năm 2021 tăng 21%

Các mặt hàng chính TP.HCM xuất khẩu gồm: thủy hải sản, rau củ quả, cà phê, hạt tiêu, dệt may, máy tính và linh kiện điện tử, linh kiện điện thoại…

“Hiện nay doanh nghiệp Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận thị trường Trung Đông như thiếu thông tin, những rào cản về logistics và thanh toán quốc tế. Vì vậy, doanh nghiệp rất cần nhận được sự hỗ trợ từ các đơn vị. ITPC dự kiến sẽ tiếp tục triển khai các đoàn khảo sát thị trường, kết nối giao thương và gặp gỡ các hệ thống kênh phân phối hiện đại tại khu vực Trung Đông đặc biệt là hai thị trường xuất khẩu mạnh của Việt Nam hiện nay là Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Kuwait”, ông Nguyễn Tuấn nói thêm.

Chứng nhận Halal, chìa khóa thâm nhập vào thị trường Trung Đông

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng, Giám đốc Marketing Văn phòng chứng nhận Halal – HCA Việt Nam cho biết, thị trường Hồi giáo có rất nhiều tiềm năng để doanh nghiệp Việt khai thác. Hiện nay thế giới Hồi giáo có tới 57 quốc gia thành viên OIC, 2,2 tỷ người Hồi giáo đang sinh sống tại 112 quốc gia trên thế giới (chiếm 25% dân số thế giới) và có tốc độ phát triển 2,9%/năm. Đây là thị trường có văn hóa kinh doanh đặc biệt và thường yêu cầu phải có chứng nhận Halal.

Theo bà Hằng, lợi ích của chứng chỉ Halal là vô cùng lớn. Giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng được các yêu cầu khi xuất khẩu vào các quốc gia Hồi giáo; được người Hồi giáo tin tưởng mua, sử dụng mà không phải do dự... qua đó tăng đối tượng sử dụng sản phẩm; giúp doanh nghiệp

Về điều kiện chung để sản phẩm được chứng nhận Halal, bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng cho biết, doanh nghiệp cần đáp ứng được đồng thời 2 điều kiện là nguyên liệu Halal và dây chuyền sản xuất Halal. Cụ thể, ngoài việc nguyên liệu, phụ gia, hóa chất… phải là Halal thì trên cùng một dây chuyền không được sản xuất lẫn lộn sản phẩm Halal và Haram. Việc đạt các yêu cầu vệ sinh và quản lý chất lượng sản phẩm HACCP, ISO 22000… là lợi thế.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng cũng đưa ra một số lưu ý dành cho các doanh nghiệp khi tham gia chương trình chứng nhận Halal.

Theo đó, khi chuẩn bị đăng ký, doanh nghiệp cần áp dụng Halal vào sản xuất, lưu ý chọn nguyên liệu Halal. Các công ty nông thủy sản cần đặc biệt lưu ý khi sản xuất các sản phẩm Haram sẽ rất khó trong quá trình đánh giá Halal….

Theo bà Hằng, doanh nghiệp nên chọn những tổ chức chứng nhận Halal uy tín, được cấp phép và đảm bảo các tiêu chuẩn như: là tổ chức Hồi giáo (đảm bảo đức tin Islam trong mọi hoạt động cung cấp dịch vụ); là tổ chức chứng nhận (ISO/IEC 17065: yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình, dịch vụ); được công nhận tại các thị trường xuất khẩu đặc biệt (đáp ứng các yêu cầu riêng của từng thị trường quy định).

Nền công nghiệp Halal hiện rất đa dạng với nhiều sản phẩm, dịch vụ như bánh kẹo; thực phẩm, đồ uống; sản phẩm từ sữa; bánh mì; thực phẩm hữu cơ, GMO; thảo dược; mỹ phẩm; chất bôi ngoài da; dược phẩm; nước hoa; ngân hàng; trái phiếu và chứng khoán; du lịch; logistics và chuỗi cung ứng; giáo dục và đào tạo; dịch vụ thực phẩm…

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Dù còn phải chờ đợi thêm công bố chính thức về thuế quan từ Mỹ nhưng theo nhiều chuyên gia, hiện tại các yếu tố nội lực tích cực sẽ đóng vai trò then chốt hơn so với hoạt động xuất khẩu trong quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chứng khoán bật tăng hơn 7 điểm trong phiên sáng, tuy nhiên phiên chiều có thời điểm chỉ số rơi xuống hơn 10 điểm, kết phiên VN-Index vẫn giảm so với phiên hôm qua khi thông tin thuế đối ứng Mỹ áp cho Việt Nam xuất hiện trên trang mạng xã hội của ông Donald Trump.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt bật tăng trong phiên giao dịch ngày 2/7 đã kéo thị trường đi lên. VN-Index kết phiên tăng 7 điểm vượt ngưỡng 1.380 điểm.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có hiệu lực vào ngày 15/10 tới đây sẽ đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, theo đó lợi nhuận của nhiều ngân hàng dự báo sẽ tăng, giúp nhóm cổ phiếu này được hưởng lợi.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Các quyết định đầu tư chứng khoán ngày càng khó khăn hơn khi thị trường có nhiều ẩn số đang chờ lời giải như thông tin thuế quan, kết quả kinh doanh quý 2 các doanh nghiệp niếm yết, giá vàng bất ngờ đảo chiều...
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trong bối cảnh nền kinh tế số bùng nổ, các quốc gia Đông Nam Á đang đồng loạt hành động để đảm bảo công bằng và chống thất thu thuế từ lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Indonesia và Việt Nam là hai ví dụ điển hình mới nhất, mỗi nước áp dụng một cách tiếp cận riêng nhưng cùng chung mục tiêu đưa hàng triệu nhà bán hàng online vào khuôn khổ thuế.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới ra thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo rong hoạt động mua bán vàng miếng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia VPBankS đã chỉ ra các nguyên nhân khiến tỷ giá tiếp tục tăng trong bối cảnh đồng đô la tiếp tục giảm.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chiều 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Đây là điều chỉnh tăng lần thứ 5 liên tiếp. Theo đó, giá xăng RON 95 tiến gần mốc 22.000 đồng/lít.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam vẫn chưa thể góp mặt trong danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi của MSCI trong tháng 6 này. Thị trường đặt nhiều kỳ vọng cho đợt đánh giá nâng hạng tháng 9 này của FTSE Russell.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Bật tăng mạnh sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không kích Iran, giá dầu thế giới tăng bốc đầu, nhóm cổ phiếu dầu khí lại bất ngờ quay đầu giảm, trung bình giảm gần 5% thị giá, sau thông tin có thỏa thuận ngừng bắn tại Trung Đông.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sau khi giảm mạnh hơn 10 điểm, tương đương giảm khoảng 0,7%, thị trường chứng khoán ngày 23/6 chỉ còn mất 1,7 điểm thời điểm chốt phiên sáng.
1 tuần
Xem thêm