Thứ bảy, 12/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Xuất khẩu sang Malaysia, cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam

Vũ Yến
- 07:30, 03/06/2022

(DNTO) - Covid-19 và chiến tranh Nga – Ukraine khiến chuỗi cung ứng hiện bị ảnh hưởng nghiêm trọng và đang được sắp xếp lại. Đây là cơ hội lớn chưa từng có để doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp TP.HCM tham gia chuỗi cung ứng.

Covid-19 và chiến tranh Nga – Ukraine khiến chuỗi cung ứng hiện bị ảnh hưởng nghiêm trọng và đang được sắp xếp lại. Đây là cơ hội lớn chưa từng có để doanh nghiệp Việt Nam tham gia. Ảnh minh họa: Hàng hóa của một doanh nghiệp trưng bày tại khuôn khổ hội thảo. Ảnh: VY

Covid-19 và chiến tranh Nga – Ukraine khiến chuỗi cung ứng hiện bị ảnh hưởng nghiêm trọng và đang được sắp xếp lại. Đây là cơ hội lớn chưa từng có để doanh nghiệp Việt Nam tham gia. Ảnh minh họa: Hàng hóa của một doanh nghiệp trưng bày tại khuôn khổ hội thảo. Ảnh: VY

Ông Trần Việt Thái, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia cho biết tại hội thảo "Xúc tiến xuất khẩu với thị trường Malaysia và các nước Hồi giáo" tổ chức ngày 2/6 tại TP.HCM.

Malaysia đang có nhu cầu cao về gạo, thịt gà và nhiều loại nông sản

Ông Trần Việt Thái cho biết hiện tại Malaysia đã kiểm soát được dịch Covid-19 và mở cửa trở lại. Doanh nghiệp Malaysia đã bắt đầu khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Kinh tế Malaysia có nhiều tín hiệu khả quan và dự báo cả năm có thể đạt mức tăng trưởng từ 5,3 - 6,3%.

Tuy vậy, Malaysia đang phải đối mặt với vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng của khu vực và toàn cầu sau 2 năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và những hệ luỵ từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Đơn cử, nguồn cung lúa mì, bột mì từ khu vực Nga và Ukraine cho Malaysia đang bị gián đoạn khiến quốc gia này phải chuyển hướng đẩy mạnh nhập khẩu lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Đại dịch kéo dài khiến Malaysia đứng trước nguy cơ khủng hoảng lương thực, thực phẩm khi giá các mặt hàng này tăng vọt từ 20-40% so với trước

Từ tháng 3/2022 Chính phủ Malaysia đã tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo Việt Nam từ 520.000 tấn lên 700.000 tấn/năm, tăng 180.000 tấn. Tuy nhiên, tới nay việc nhập khẩu này vẫn chưa được như mong muốn.

Thêm nữa, từ một nước xuất khẩu thịt gà sang Singapore và nhiều quốc gia lân cận, hiện nay Malaysia đã phải ngừng xuất khẩu và tìm kiếm thêm nguồn cung nhập khẩu.

“Sự đứt gãy các chuỗi cung ứng cũ đồng nghĩa với việc xuất hiện nhu cầu hình thành các chuỗi cung mới và đó chính là cơ hội để các quốc gia sản xuất và xuất khẩu như Việt Nam tận dụng để xúc tiến xuất khẩu. Nhu cầu của Malaysia về gạo, thịt gà và nhiều loại nông sản, thực phẩm khác hiện nay là rất lớn”, ông Trần Việt Thái nói.

Ông Halim Bin Husin, Chủ tịch Liên hiệp các phòng Thương mại Malaysia cho biết, nhu cầu nhập khẩu sản phẩm thực phẩm, đồ uống và sản phẩm có chứng nhận Halal tại Malaysia là rất lớn. Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển nhóm sản phẩm này.

Theo ông, các sản phẩm Halal không chỉ được tiêu thụ tại Malaysia mà còn tiếp cận đến nhiều quốc gia Hồi giáo khác trên toàn thế giới. Ước tính có khoảng 1,9 tỷ người Hồi giáo trên thế giới và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm Halal của thị trường này tăng thêm 8-9% mỗi năm.

Xuất khẩu sang Malaysia cần tìm hiểu kỹ thông tin đối tác

Ông Trần Việt Thái cho rằng để tiếp cận được thị trường này các doanh nghiệp xuất khẩu cần đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và đặc biệt là chứng nhận Halal của người Hồi giáo.

Việc đầu tư cho kết nối thị trường và phát triển hệ thống phân phối để phát huy hiệu quả quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng cũng cần được chú trọng. Đặc biệt, ông Trần Việt Thái lưu ý, những doanh nghiệp mới tiếp cận thị trường cần tìm hiểu kỹ thông tin đối tác, kiểm chứng qua các kênh uy tín để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch xuất nhập khẩu.

Ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC), nhấn mạnh, Việt Nam - Malaysia vẫn còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư.

Nếu vào năm 2011, Việt Nam chỉ là đối tác thương mại thứ 14 của Malaysia với tổng kim ngạch đạt 7,2 tỷ USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 15 của Malaysia, với giá trị xuất khẩu đạt 3,82 tỷ USD. Thì đến năm 2021, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 11, thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Malaysia với kim ngạch thương mại song phương đạt 11,8 tỷ USD. Cả hai nước đang nỗ lực hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 25 tỷ USD vào năm 2030. Tuy nhiên, con số này vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng và triển vọng hợp tác rất lớn của hai nước

Hiện nay, Malaysia là một trong những thị trường nhập khẩu có tiềm năng rất lớn của Việt Nam tại khu vực ASEAN.

Ông Lữ dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2022 ước đạt gần 5 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ 2021, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia đạt gần 1,7 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Malaysia bao gồm máy móc thiết bị và phụ tùng; máy vi tính; điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; xăng dầu, hóa chất...

Riêng về nền công nghiệp Halal (ngành công nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hợp chuẩn cho người Hồi giáo) ở Malaysia năm 2021, ông Lữ nêu, đã đạt 3,1 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên 5 tỷ USD vào 2030.

Bên cạnh đó thị trường thực phẩm Halal dành cho người Hồi giáo trên thế giới được đánh giá lên tới 1.500 tỷ USD. Đây cũng được nhận định là thị trường khá “màu mỡ” cho doanh nghiệp Việt Nam. Thế nhưng, năng lực xuất khẩu sản phẩm Halal của Việt Nam còn khá khiêm tốn, mới chỉ đạt khoảng 10,5 tỷ USD trong năm 2021.

Khu vực Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương là thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với sản phẩm Halal, với số dân theo đạo Hồi và sử dụng thực phẩm Halal khoảng 860 triệu người (chiếm 66% tổng số người Hồi giáo trên thế giới). Đây là địa bàn tiêu thụ thực phẩm Halal lớn nhất thế giới với khoảng 470 tỷ USD, trong đó Đông Nam Á là 230 tỷ USD, Nam Á – Nam Thái Bình Dương là 238 tỷ USD.

“Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông, thuỷ sản lớn trên thế giới, nằm ở vị trí địa lý gần những thị trường Halal lớn. Tuy nhiên, thực tế xuất nhập khẩu thực phẩm của các doanh nghiệp ta vào thị trường Halal mới chỉ là bước đầu khai phá. Mỗi năm, nước ta có khoảng 50 công ty được cấp chứng nhận Halal với các sản phẩm chủ yếu là hải sản, đồ uống, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, đồ ăn chay và dược phẩm”, ông Lữ cho biết thêm.

Ông Lữ cũng cho biết TP.HCM luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác kinh tế với Malaysia. Kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM 3 tháng đầu năm 2022 sang thị trường Malaysia ước đạt 295 triệu USD tăng 150% so với cùng kỳ năm 2021. Tính đến quý I/2022, Malaysia đã có 295 dự án đầu tư vào TP.HCM với tổng số vốn là 4,727 tỷ USD đứng thứ 6 trên trên tổng số 116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào TP.HCM.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Hành động quay ngắt đột ngột của Tổng thống Donald Trump, tạm hoãn 90 ngày cho thuế nhập khẩu đối với hàng chục quốc gia, đã khiến các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các đối tác thương mại của Hoa Kỳ rối loạn về định hướng chính sách của Mỹ.
16 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chính sách thuế của ông Trump nhanh chóng quay đầu, chứng khoán tụt sâu rồi bất ngờ tăng chóng mặt đang cho thấy sự bất định ngày càng rõ nét.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Động thái tích cực từ chính quyền Tổng thống Donald Trump khi giảm và hoãn áp chính sách thuế đối ứng lên tới 90 ngày với Việt Nam và những quốc gia được cho "không trả đũa", đã giúp thị trường tích cực ngay từ đầu phiên sáng.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Kịch bản đàm phám thuế quan của Việt Nam với Mỹ đi theo tháo gỡ hay xấu nhất cũng là bài học để các doanh nghiệp “tỉnh giấc”, không thể bỏ trứng vào một giỏ. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt cơ cấu lại ngành nghề, chuyển hướng thị trường phù hợp.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau khi đạt kỷ lục thanh khoản hơn 45 ngàn tỷ đồng, dòng tiền yếu dần, thể hiện sự cẩn trọng, đợi chờ của nhà đầu tư về những thay đổi từ chính sách thuế của ông Trump.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mức thuế chống bán phá giá đưa ra với nhiều doanh nghiệp cụ thể dao động từ 39,84 đến 59%, trong khi các đơn vị còn lại, không được xác định đơn lẻ, khả năng chịu mức cao nhất lên tới 88%.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Vn-Index đã giảm chậm lại khi chỉ còn mất 19 điểm trong phiên. Nhà đầu tư chứng khoán đứng trước nhiều cơ hội giải ngân và cũng không ít thách thức.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số Vn-Index lao dốc, có thời điểm chỉ số mất gần 90 điểm, con số lịch sử của chỉ số này. Giá trị giao dịch tăng vọt hơn 44 ngàn tỷ đồng trên cả ba sàn sau khi chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump được ban bố.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông tin từ HoSE, ngày 5/5 tới, hệ thống công nghệ thông tin cho thị trường chứng khoán Việt Nam dự kiến vận hành chính thức.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Mùa công bố kết quả kinh doanh chuẩn bị khi quý 1 đã chính thức khép lại. Ngành bất động sản luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư với nhiều dự báo được đưa ra.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu có thể tăng từ 0,3-1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhiều cổ phiếu cao su từng tăng bốc đầu hơn 20% kể từ đầu năm, tuy nhiên vài phiên trở lại đây nhóm này lại đồng loạt giảm mạnh khi khá nhiều thách thức đặt ra trong bối cảnh mới.
1 tuần
Xem thêm