Thứ bảy, 24/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Sử dụng AI để dự đoán loại virus động vật có khả năng lây nhiễm sang người

Hải Ngư
- 14:45, 25/12/2021

(DNTO) - Theo các nhà nghiên cứu, trí thông minh nhân tạo (AI) có thể là chìa khóa giúp các nhà khoa học xác định được loại virus động vật tiếp theo nào có khả năng lây nhiễm sang con người, hầu đề phòng một đại dịch như hiện nay.

Theo điều tra của các nhà nghiên cứu, có gần 2 triệu virus từ động vật có thể lây nhiễm sang người. Đây là một con số khủng khiếp, là thách thức lớn trong dự báo thứ virus nguy hiểm thực sự. Trong số chúng, bất cứ loài nào cũng có khả năng gây nên một đại dịch mới, quy mô lớn, tàn khốc, chết nhiều người và khó kiểm soát hơn. Người ta ước tính, bệnh truyền nhiễm từ động vật gây ra 2,5 tỷ ca bệnh và 2,7 triệu ca tử vong cho nhân loại trên toàn thế giới mỗi năm.

Gần 2 triệu virus từ động vật có thể lây nhiễm sang người. Ảnh Shutter Stock

Gần 2 triệu virus từ động vật có thể lây nhiễm sang người. Ảnh Shutter Stock

Giờ đây một cứu tinh tiềm tàng đang giúp nhân loại hy vọng, trí thông minh nhân tạo (AI) có thể là chìa khóa giúp các nhà khoa học xác định được loại virus động vật tiếp theo có khả năng lây nhiễm sang người. Tạp chí PLoS Biology vừa công bố, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Glasgow đã phát kiến việc truy tìm mô hình bộ gen sẽ có thể dự đoán với xác suất cao những thứ virus có thể lây nhiễm sang người.

Để thực hiện được việc này, nhờ công nghệ AI nhóm đã phát triển các mô hình học máy để xác định trình tự bộ gien đã được mã hóa của các virus có tiềm năng lây lan từ động vật. Với bộ dữ liệu đã sẵn biết từ 861 loài virus thuộc cả dòng RNA lẫn DNA có khả năng lây nhiễm diện rộng đến các vật chủ khác qua động vật, các nhà nghiên cứu đã thu thập và đúc kết được một trình tự bộ gen đại diện duy nhất cho 36 họ virus được rút lại, từ đó phân ra những loại – chiếm đến 77,2%  - có khả năng lây nhiễm sang người cao nhất để tương lai con người có cách đề phòng, khống chế.

Một kết quả tổng hợp khác cũng được rút ra. Sự gần gũi phát sinh của các loài linh trưởng không phải con người có thể tạo điều kiện thuận lợi lớn cho việc chia sẻ virus với người, bởi thành phần bộ gen được chọn lọc hiện diện chung ở cả hai.

Trí thông minh nhân tạo (AI) có thể là chìa khóa giúp các nhà khoa học dự đoán loại virus động vật có khả năng lây nhiễm sang người. Ảnh Getty Images

Trí thông minh nhân tạo (AI) có thể là chìa khóa giúp các nhà khoa học dự đoán loại virus động vật có khả năng lây nhiễm sang người. Ảnh Getty Images

Hiện thực các dòng virus corona hiện nay có khả năng lây nhiễm từ động vật sang người đều có điểm chung là liên quan đến hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng. Như vậy, khả năng gây bệnh cho người từ động vật mang virus có thể được suy ra nhanh chóng từ những kết quả nghiên cứu đồng bộ từ trình tự bộ gen của chúng. Xác định đúng các virus có nguy cơ cao và dồn sức tiến hành điều tra sâu, các dự đoán sẽ dựa thêm vào tốc độ phát hiện nhanh chóng của virus từ đó dễ đánh giá toàn diện nguy cơ.

Thực ra có những nhóm virus không được báo cáo là đã từng lây nhiễm sang người là do khoa học chưa thực hiện nghiên cứu về chúng, không có tài liệu hoặc thậm chí không truy ra nguồn gốc. Dữ liệu chính là mục tiêu ưu tiên trong quá trình phân tích. Chuỗi gen thường là thông tin đầu tiên và duy nhất khi virus mới được phát hiện. Do đó càng có nhiều thông tin trích xuất sớm từ chúng, mô hình học máy AI sẽ càng hiệu quả trong việc xác định loại nào cần được giám sát chặt chẽ và ưu tiên phát triển vắc xin.

Các dòng virus corona hiện nay có khả năng lây nhiễm từ động vật sang người đều có điểm chung là liên quan đến hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng. Ảnh Getty Images

Các dòng virus corona hiện nay có khả năng lây nhiễm từ động vật sang người đều có điểm chung là liên quan đến hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng. Ảnh Getty Images

Nhưng động vật nào là trung gian để virus corona lây nhiễm đến nay vẫn thật khó đoán. Ảnh BBC

Nhưng động vật nào là trung gian để virus corona lây nhiễm đến nay vẫn thật khó đoán. Ảnh BBC

Như thế trước khi virus mới xuất hiện, khoa học cần phải nghiên cứu những chủng loại hiện có ở các loài động vật khác nhau, giống thú nào là con vật mà con người buôn bán và tiêu thụ nhiều nhất. Song điều này từ trước đến nay rất khó phát hiện, vì các nhà dịch tễ học không thể xác định loài virus cụ thể nào trong động vật có thể lây nhiễm gây nguy hiểm cho con người.

Nay nhờ công nghệ AI vừa đề cập, cộng thêm sự phối hợp giữa khoa học - cơ quan chính phủ - các tổ chức tài trợ quốc tế, nhiệm vụ đánh giá rủi ro, chuẩn bị các biện pháp giúp ngăn chặn sự lây lan của virus sẽ là cách đối phó khả thi với một đại dịch mới trong tương lai.

Tin khác

An toàn thông tin
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với hơn 60 triệu người dùng thường xuyên, doanh thu năm 2024 ước tính vượt 20 tỷ USD. Tuy nhiên, sự bùng nổ này cũng kéo theo áp lực lớn cho nhà bán hàng, đặc biệt là vấn nạn hoàn trả hàng gian lận đang ngày càng phổ biến.
1 tuần
An toàn thông tin
Đây là khoá học về đạo đức AI đầu tiên tại Việt Nam đề cập đến chuẩn mực đạo đức và khung pháp lý trong phát triển AI, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực phát triển AI có trách nhiệm cho Việt Nam.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Năm 2025 được dự đoán là năm nhiều biến động và căng thẳng địa chính trị. Tuy nhiên, chuyển đổi số có thể là phương thức giúp thay đổi “luật chơi” để Việt Nam đón kỷ nguyên mới.
1 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 15/4, Công ty cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) và Techfest Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia".
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đưa ra tiêu chí Nhà nước xác định nhân tài trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhấn mạnh việc có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với nhân tài trong lĩnh vực này.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
1 tháng
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
1 tháng
Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
1 tháng
Xu thế
Nếu bạn muốn trở thành một nhà sáng tạo thực thụ, hãy bắt đầu từ tư duy của chính mình. Khi bạn rèn luyện tư duy sáng tạo, hiểu rõ phong cách của mình và biết cách sử dụng AI như một trợ thủ, bạn sẽ làm chủ được công nghệ thay vì bị nó dẫn dắt.
1 tháng
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
1 tháng
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tháng
An toàn thông tin
Trong một bước đi chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo mật cho Google Cloud, Alphabet đã chính thức mua lại Wiz – startup an ninh mạng nổi bật với công nghệ trí tuệ nhân tạo, với mức giá kỷ lục 32 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này cũng đặt ra không ít thách thức pháp lý và tài chính, phản ánh sự táo bạo trong chiến lược dài hạn của Alphabet.
2 tháng
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
2 tháng
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
2 tháng
Công nghệ Số hóa
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GRDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
2 tháng
Xem thêm