Thứ năm, 25/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Shark Tank Việt Nam: Đừng tự biến mình trở thành gameshow

Huyền Trang
- 16:17, 21/07/2022

(DNTO) - Tỉ lệ giải ngân cực thấp, nhiều startup thiếu và yếu vẫn ‘lọt lưới’, Shark chuyển từ đầu tư sang tài trợ…, đã khiến Shark Tank Việt Nam qua các mùa càng mang đậm yếu tố gameshow nhiều hơn chương trình hỗ trợ khởi nghiệp.

 

Shark Tank Việt Nam đã trải qua 4 mùa phát sóng và đang tiếp tục mùa thứ 5. Tuy vậy mỗi ngày càng có thêm nhiều drama không nên có. Ảnh: T.L.

Shark Tank Việt Nam đã trải qua 4 mùa phát sóng và đang tiếp tục mùa thứ 5. Tuy vậy mỗi ngày càng có thêm nhiều drama không nên có. Ảnh: T.L.

Shark có cố tình “ngâm” thẩm định startup?

Đóng máy từ tháng 8 năm ngoái, nhưng đến nay, đã gần 1 năm trôi qua, vẫn có tới 3/6 nhà đầu tư ngồi ghế nóng Shark Tank Việt Nam mùa 4 chưa giải ngân đồng nào cho startup, dù đã cam kết đầu tư trên sóng truyền hình.

3 vị “cá mập” được gọi tên gồm Shark Nguyễn Thanh Hưng, Shark Louis Nguyễn và Shark Thái Vân Linh, dù có Shark “chống chế” với truyền thông là “đang trong quá trình thẩm định”.

Tuy vậy, theo chia sẻ của nhiều quỹ đầu tư, hiện quy trình thẩm định startup đã nhanh hơn rất nhiều. Một phần vì các startup khi xác định gọi vốn đã trang bị cho mình nhiều kinh nghiệm hơn, chuẩn bị tài liệu kỹ lưỡng hơn. Một phần các quỹ đầu tư sau nhiều năm hoạt động cũng đã nhạy bén hơn trong viẹc “đánh hơi” được các startup.

Bà Hoàng Thị Kim Dung, đại diện quỹ đầu tư Genesia Ventures (Nhật Bản) từng chia sẻ, ngay cả trong đại dịch, khi chỉ gặp gỡ startup qua online, quỹ này cũng đã có thể chốt và giải ngân cho một startup chỉ trong vòng 1 tháng.

Đương nhiên rất hiếm có thương vụ "chốt deal" trong vòng 1 tháng như trường hợp của Genesia Ventures. Nhưng việc gần một năm trôi qua, một số nhà đầu tư của Shark Tank vẫn chưa xong quá trình thẩm định, đã làm dư luận dấy lên nghi vấn: liệu Shark có đang cố tình trì hoãn việc giải ngân.

Việc Shark kéo dài thời gian thẩm định ảnh hưởng rất lớn đến startup. Bởi vòng đời của một startup liên tục phải gọi vốn. Việc đặt kỳ vọng vào một nhà đầu tư nào đó và bị “ngâm” thẩm định đến gần năm trời có thể ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch gọi vốn và phát triển của startup. Đó là chưa kể đến việc nhiều startup phàn nàn rằng dù đã chuẩn bị tài liệu, hồ sơ theo đúng yêu cầu của nhà đầu tư, nhưng vẫn nhận được thái độ không mấy mặn mà.

Quy trình thẩm định đang ‘có vấn đề’

Startup có màn thuyết trình trước Hội đồng thẩm định trước khi vào bể cá mập. Ảnh: Shark Tank.

Startup có màn thuyết trình trước Hội đồng thẩm định trước khi vào bể cá mập. Ảnh: Shark Tank.

Khi lý giải về tỷ lệ giải ngân cực thấp hậu Shark Tank mùa 4, bà Lê Hạnh, Giám đốc TV Hub, đơn vị sản xuất chương trình cho biết cái bắt tay trên sóng truyền hình chỉ là “tìm hiểu nhau, nếu nghĩ đưa tiền là lầm tưởng”.

Đương nhiên điều này có thể hiểu được vì đa phần các quỹ đều vậy. Họ có thể gặp gỡ 50-100 startup cùng lúc nhưng chỉ rót vốn được cho một startup là chuyện bình thường. Thế nhưng, vấn đề ở đây là quy trình thẩm định của Shark Tank Việt Nam chưa “khớp” giữa các khâu.

Theo tìm hiểu, sau khi startup vượt qua vòng loại hồ sơ, Ban tổ chức Shark Tank sẽ tổ chức các Hội đồng thẩm định Vòng tuyển chọn. Hội đồng này quy tụ các chuyên gia, doanh nhân trong nhiều lĩnh vực. Tại đây, các startup sẽ tiến hành trình bày ý tưởng, mô hình kinh doanh của mình để Hội đồng thẩm định đánh giá, xét chọn.

Startup vượt qua vòng tuyển chọn sẽ tiếp tục được đội ngũ mentor của chương trình, cũng là những chuyên gia, doanh nhân nhiều kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ để có màn thuyết trình tốt nhất trước các nhà đầu tư.

Nhưng thực tế, qua 4 mùa Shark Tank Việt Nam, và ngay cả mùa 5 đang phát sóng, vẫn còn tình trạng nhiều startup bị đánh giá “ngây ngô”, “ngáo giá”, “ảo tưởng”, “mô hình kinh doanh không phù hợp, không có nhiều đột phá”… Và nếu nhìn vào quy trình thẩm định, cố vấn của Shark Tank Việt Nam đưa ra, khó ai nghĩ những startup này vẫn có thể “lọt lưới” vào đến bể cá mập.

Có 2 cách lý giải cho tình huống này. Một là hội đồng thẩm định, hội đồng cố vấn chương trình chưa hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của mình là chọn lọc startup thực sự tiềm năng và có những hoạt động cố vấn thiết thực. Hai là “khẩu vị” của mỗi nhà đầu tư khác nhau, có thể hội đồng thẩm định thấy dự án tiềm năng, nhưng các nhà đầu tư lại không thấy vậy, nên không thể một người muốn mua quần áo lại ủy quyền cho người khác đi tìm hiểu hộ mình, dẫn đến mua về không hợp, mất thời gian của cả đôi bên.

Quá sa đà vào định giá

Startup ứng dụng hẹn hò định giá khoảng 147 triệu USD dù chưa có doanh thu, bị Shark Bình xem là

Startup ứng dụng hẹn hò định giá khoảng 147 triệu USD dù chưa có doanh thu, bị Shark Bình xem là "ngáo giá". Ảnh: Shark Tank.

Theo dõi Shark Tank Việt Nam qua 4 mùa phát sóng có thể thấy, việc định giá startup tham gia chương trình còn rất sơ khai nhưng cả nhà đầu tư lẫn startup đang quá tập trung vào việc định giá. Chủ yếu cả startup và nhà đầu tư đều sử dụng phương pháp định giá theo tài sản, tức nhìn vào giá trị của tổng số tài sản mà công ty đã, đang sở hữu và doanh thu.

Ví dụ một công ty được định giá 1 triệu USD, các Shark sẽ hỏi doanh thu các năm và tính toán mất khoảng bao nhiêu thời gian để đạt doanh số 1 triệu USD, từ đó xác định mức tiền mua cổ phần tương ứng.

Tuy nhiên, một startup và nếu là một startup đổi mới sáng tạo, tức mô hình của tương lai, thì khó kỳ vọng đạt doanh thu lớn ở giai đoạn đầu. Ngay như Shopee, được xem là một trong những “kỳ lân” của Đông Nam Á, đến nay 7 năm hoạt động nhưng gần như chưa có lãi.

Do vậy việc định giá một startup phải sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp định giá khác nhau. Nếu chỉ sử dụng phương pháp định giá sơ khai có thể ảnh hưởng tới startup khi bị định giá quá thấp hoặc quá cao. Việc định giá quá thấp sẽ khiến startup dễ bị pha loãng cổ phần khi bước vào vòng sau. Nhưng nếu định giá quá cao sẽ khó khăn trong việc gọi vốn các vòng tiếp theo.

Và nếu startup định giá không đúng theo tiêu chí của chương trình và các nhà đầu tư, thì Hội đồng thẩm định và mentor của chương trình phải có vai trò dẫn dắt để startup đi đúng hướng, nhằm đạt tỉ lệ đầu tư cao nhất. 

Và đặc biệt, cả founder và “cá mập” không nên coi các cuộc thương thảo chỉ là một cơ hội để kiếm thêm vốn. Vì rất nhiều trường hợp cả hai bên sa đà và bế tắc trong việc định giá mà bỏ quên tiềm năng khi hợp tác với nhau.

Các chuyên gia cũng thừa nhận rất khó để định giá một cách chính xác tuyệt đối. Vì vậy các founder nên tập trung vào việc tạo ra giá trị để phát triển startup, lúc này sẽ không thiếu các nhà đầu tư chủ động tìm đến, thay vì startup đi gõ cửa từng nhà đầu tư.

Tuy vậy, nói đi cũng phải nói lại, Shark Tank Việt Nam dù sao vẫn là một chương trình truyền hình, và vẫn cần những yếu tố gây kịch tính, tạo sự cuốn hút. Từ phía startup và nhà đầu tư, dù không đạt được thỏa thuận trên sóng truyền hình, họ vẫn nhận được vô vàn lợi ích khi được chương trình PR miễn phí đến hàng triệu người dân.

Thế nhưng, nếu quá sa đà vào những yếu tố mang tính kịch tính hay việc hỗ trợ chỉ mang trên “bề nổi”, sẽ làm mất đi bản chất của một chương trình vốn được định hướng hỗ trợ startup và sẽ làm phật lòng những người quan tâm đến khởi nghiệp, đang khao khát tìm được giá trị từ một chương trình truyền hình. 

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
 Ngày 23/4, Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai- UAE.
22 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thư viện container được xây dựng theo từng dạng kết cấu lắp ghép sẵn. Đây là thành quả của sự phối hợp chăm lo cho thiếu nhi thành phố giữa Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM với Hội đồng Đội TP.HCM.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đơn hàng dệt may trở lại dồi dào nhưng đơn giá thấp, thiếu lao động, chi phí sản xuất tăng khiến doanh nghiệp dệt may phải cân nhắc khi lựa chọn và thực hiện các hợp đồng sản xuất.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cùng giới thiệu các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo trong kết nối, giao thương, đào tạo, tập huấn và xây dựng các không gian làm việc chung để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp, doanh nhân sáng tạo của mỗi tỉnh.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 20/4, tại Cà Mau, Caravan Doanh nhân trẻ Nam Bộ đã trao tặng 5 căn nhà tình nghĩa tại huyện Ngọc Hiển và huyện U Minh; 1 cây cầu nông thôn mới cho người dân huyện Đầm Dơi với tổng kinh phí gần 1,2 tỷ đồng.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp hai tỉnh Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế sẽ giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hai tỉnh; thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh; hợp tác, kết nối tiêu thụ sản phẩm...
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Căng thẳng Trung Đông đang tác động tiêu cực lên hoạt động thương mại quốc tế, gây khó khăn không nhỏ đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu Việt Nam, buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh lại chiến lược của mình. Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng các kế hoạch dự phòng rủi ro chuỗi cung ứng cũng ngày càng trở nên cấp thiết.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong 4 ngày (từ 15-18/4), Ban Hợp tác Quốc tế của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HanoiBA) đồng hành cùng Câu lạc bộ VCB Connect (thuộc HanoiBA), tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tại Quảng Châu (Trung Quốc), và tham dự “Hội chợ Hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc Canton Fair lần thứ 135”.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 18/4, tại TTC Van Phong Bay Resort, Chủ tịch Tập đoàn TTC Đặng Văn Thành đã có buổi chia sẻ với hơn 300 khách mời là doanh nhân, đại diện ngân hàng, trường đại học, các đối tác, khách hàng, thành viên của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội, các nhà khởi nghiệp trẻ, những người quan tâm đến quản trị - kinh doanh… về kinh nghiệm quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản trị thương hiệu.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong bối cảnh tổng cầu vẫn suy yếu, theo chuyên gia, chính sách vĩ mô thời gian tới cần phải “nhẹ” về tiền tệ và “nặng” về tài khoá, khơi thông lại nguồn lực đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng chính và quan trọng nhất
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 17/4, Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng (YBA Đà Nẵng), đã đón tiếp đoàn công tác Thành phố tiêu biểu Goyang (Hàn Quốc), đến thăm, làm việc và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng về đào tạo và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhờ những nỗ lực giảm phát thải, tăng trưởng xanh đã giúp nhóm doanh nghiệp này dễ dàng được các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước rót vốn.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm, đầu tư bài bản ở cả mảng phát hành lẫn chấp nhận thanh toán thẻ đã giúp Sacombank tăng trưởng mạnh mẽ số lượng khách hàng thẻ tín dụng, đến nay đã đạt mốc 1 triệu khách hàng.
1 tuần
Xem thêm