Thứ sáu, 23/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Những nước cờ mới trong trí thông minh nhân tạo

Xuân Hạo
- 15:32, 15/03/2023

(DNTO) - 4 tháng sau khi ChatGPT ra đời, một nâng cấp mới của công nghệ đằng sau dịch vụ này đã được tung ra. Cùng lúc, Google và Microsoft đưa ra nhiều “nước cờ” mới trong cuộc đua trí thông minh nhân tạo.

Ảnh minh họa. Nguồn: Ars Technica

Ảnh minh họa. Nguồn: Ars Technica

Sáng 15/3/2023, hãng OpenAI chính thức tung ra GPT-4, phiên bản mới nhất của công nghệ đằng sau dịch vụ chatbot ChatGPT từng làm chấn động Thung lũng Silicon khi nó ra đời vào 4 tháng trước. Phiên bản nâng cấp mang đến một bước tiến đáng nể, nhưng nhiều vấn đề vẫn còn tồn tại.

GPT-4, một công nghệ sử dụng mô hình đa phương thức, có thể nhận vào dữ liệu chữ hay hình ảnh, đưa ra câu trả lời “có cấp độ ngang ngửa với con người trên nhiều tiêu chuẩn chuyên môn và học thuật” - theo OpenAI.

“Nó đã có thể vượt qua bài kiểm tra Luật Mỹ (Bar exam) với điểm số ngang ngửa 10% thí sinh đạt điểm số cao nhất… Trái với khả năng đạt điểm số ở 10% thấp nhất của GPT-3.5”.

Nếu tin vào đánh giá đó, GPT-4 sẽ mang đến một bước tiến đáng kể trong công nghệ trí thông minh nhân tạo. OpenAI dự tính sẽ tung tính năng nhập liệu bằng chữ của GPT-4 cho API thương mại trước khi đưa vào ChatGPT miễn phí. Hãng này cũng đang thử nghiệm khả năng nhập liệu bằng hình ảnh thông qua hợp tác với “Be My Eyes” - một ứng dụng di động có thể nhận biết và mô tả hình ảnh.

Một nâng cấp đáng kể

GPT-4 (Generative Pretraining Transformer) là một phần của mô hình ngôn ngữ đã được tạo dựng từ 2018. Mô hình ngày giúp “huấn luyện” trí thông minh nhân tạo để có thể nhận biết và dự đoán các đoạn chữ trong kho dữ liệu rộng lớn mà nó lấy từ mạng Internet. Trải qua thời gian phát triển, OpenAI đã tăng cường kích cỡ và mức độ phức tạp của mô hình này.

GPT-4 có thể trả lời chính xác yêu cầu cách thức chữa bệnh, và sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành hệt như bác sĩ chuyên nghiệp.

Cũng giống với các phiên bản cũ, GPT-4 có thể xử lý những câu lệnh và trả lời một cách tự nhiên, bao hàm các lĩnh vực từ kỹ thuật cho đến công việc sáng tạo. Nhưng phiên bản mới còn có thể trả lời với mức độ chuyên sâu hơn, với câu trả lời dài hơn.

Các chuyên gia AI của tờ New York Times đã làm một số bài kiểm tra với ChatGPT trên phiên bản mới. GPT-4 đã có thể trả lời với mức độ chính xác cao, thậm chí cụ thể hơn. Một tính năng mới là chatbot này có khả năng mô tả hình ảnh và còn có thể trả lời câu hỏi dựa theo hình ảnh.

GPT-4 cũng thêm vào rất nhiều kiến thức chuyên môn đáng nể. Nó có thể trả lời chính xác yêu cầu cách thức chữa bệnh sau khi được xem qua tiền sử bệnh án của bệnh nhân, và còn sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành hệt như bác sĩ chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, GPT-4 vẫn giữ những giới hạn vốn có trước kia, trong đó bao gồm việc không thể tạo ra các ý tưởng mới hoặc bàn về tương lai. Việc chatbot “hoang tưởng” vẫn còn đó, khi nó thường tự đưa ra các thông tin sai lệch để trả lời.

Cùng với công bố của OpenAI, Microsoft cũng cho biết, thực ra phiên bản này đã được đưa vào sử dụng từ lâu, kể từ khi họ chạy thử nghiệm Bing Chat tại thị trường Ấn Độ.

Cắt giảm đạo đức?

Ảnh minh họa. Nguồn: Ars Technica

Ảnh minh họa. Nguồn: Ars Technica

Trái ngược với bầu không khí phấn khởi đó, một đội ngũ có trách nhiệm giảm thiểu tác hại xã hội trong các sản phẩm AI đã bị Microsoft sa thải. Đội ngũ này nằm trong số 10.000 nhân viên bị sa thải trong đợt cắt giảm nhân sự mới nhất của hãng này. 

Emily Bender, chuyên gia thuật ngữ máy tính và đạo đức công nghệ ngôn ngữ của Đại học Washington, cho rằng quyết định này là vô cùng “thiển cận”. Bà nói: “Với tầm cỡ phức tạp và quan trọng của công việc này, bất kỳ sự cắt giảm nhân sự nào cũng đáng bị chê trách”.

Microsoft đã bắt đầu thành lập một đội ngũ khám phá các vấn đề về trách nhiệm đạo đức cho trí thông minh nhân tạo vào 2017. Đến 2020, đội ngũ này có 30 thành viên. Nhưng khi cuộc đua AI với Google bắt đầu nóng dần, Microsoft điều phái hầu hết thành viên của đội ngũ này sang các ban ngành khác, chỉ để lại 7 thành viên. Như thế là quá ít để xử lý việc tích hợp các kế hoạch đạo đức và an toàn xã hội vào AI.

 
Đừng bao giờ nghe theo các lời khuyên từ AI về tư vấn y tế, tư vấn pháp luật, tâm lý trị liệu... hay các chủ đề nhạy cảm khác.

Emily Bender, Đại học Washington

Có vẻ như Microsoft không còn hứng thú với một đội ngũ chuyên gia thường tạo ra cản trở làm chậm quá trình phát triển của công nghệ AI. Tuy nhiên, một cựu thành viên cảnh báo, việc làm này sẽ “Để lộ các hiểm họa cho các doanh nghiệp và con người”.

Trước đó, khi Microsoft bắt đầu ứng dụng AI cho công cụ Bing Chat, nó đã có rất nhiều hành vi đáng ngại. Có thể kể đến là việc Bing Chat “sáng tạo” nên các thông tin sai sự thật, thậm chí vu khống các nhân vật có thật.

Cho đến nay, vấn đề đạo đức trong công nghệ AI gần như được quản lý hoàn toàn bởi Microsoft và Google. Đã có nhiều chuyên gia, trong đó bao gồm Emily Bender, kêu gọi áp lực từ bên ngoài để buộc các hãng công nghệ đầu tư vào đạo đức cho trí thông minh nhân tạo.

Bender khuyên người dùng “đừng bao giờ nghe theo các lời khuyên từ AI về tư vấn y tế, tư vấn pháp luật, tâm lý trị liệu... hay các chủ đề nhạy cảm khác”.

Nước đi của Google

Ở phía bên kia chiến tuyến, hôm 14/3, Google đã tung ra một loạt các tính năng trí thông minh nhân tạo mới cho các ứng dụng Workspace, trong đó bao gồm Google Docs, Gmail, Sheets, và Slides.

Các tính năng đó bao gồm việc tạo nội dung, rút gọn và khám phá ý tưởng trong Google Docs, khả năng viết email từ nhập liệu gạch đầu dòng, và tạo hình ảnh, âm thanh, video theo yêu cầu để minh họa.

Loạt tính năng mới này cho thấy nỗ lực “chạy đua đuổi bắt” của Google với đối thủ Microsoft trong công nghệ trí thông minh nhân tạo tạo sinh. Tháng 12 năm ngoái, Google đã tuyên bố “báo động đỏ” trong đội ngũ nội bộ, thúc giục đội ngũ nhân viên đẩy các tính năng từ AI sang sản phẩm của họ chỉ trong vòng vài tháng.

Trong một video giới thiệu, tính năng tự tạo nội dung trong Google Docs và Google Mail đã có thể giúp người dùng đưa ra yêu cầu “Giúp tôi viết” và “Tuyển dụng nhân viên bán hàng khu vực”, AI có thể hoàn tất công việc trong vài giây, sau đó cho người dùng tự tinh chỉnh lại.

Một tính năng tương tự có thể giúp người dùng ghi chú hay email, với nhập liệu vài gạch đầu dòng và được tùy chọn giọng điệu “nghiêm túc” hay “suồng sã”.

Tuy vậy, các tính năng này hiện chỉ được trao cho một số người dùng giới hạn để thử nghiệm, với kế hoạch sẽ được tung ra cho người dùng phổ thông vào cuối năm nay.

Cần chú ý là đã có tin đồn Microsoft cũng đang trong quá trình xây dựng các tính năng tương tự cho bộ phần mềm văn phòng Office, bao gồm Word, Teams, và Outlook.

Microsoft cũng đã lên lịch một sự kiện vào ngày mai, 16/3, với chủ đề “Tương lai của trí thông minh nhân tạo”, rất có thể là để công bố nhiều tính năng hay sản phẩm AI mới.

Tin khác

An toàn thông tin
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với hơn 60 triệu người dùng thường xuyên, doanh thu năm 2024 ước tính vượt 20 tỷ USD. Tuy nhiên, sự bùng nổ này cũng kéo theo áp lực lớn cho nhà bán hàng, đặc biệt là vấn nạn hoàn trả hàng gian lận đang ngày càng phổ biến.
1 tuần
An toàn thông tin
Đây là khoá học về đạo đức AI đầu tiên tại Việt Nam đề cập đến chuẩn mực đạo đức và khung pháp lý trong phát triển AI, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực phát triển AI có trách nhiệm cho Việt Nam.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Năm 2025 được dự đoán là năm nhiều biến động và căng thẳng địa chính trị. Tuy nhiên, chuyển đổi số có thể là phương thức giúp thay đổi “luật chơi” để Việt Nam đón kỷ nguyên mới.
1 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngày 15/4, Công ty cổ phần công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) và Techfest Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia".
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đưa ra tiêu chí Nhà nước xác định nhân tài trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và nhấn mạnh việc có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với nhân tài trong lĩnh vực này.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
1 tháng
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
1 tháng
Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
1 tháng
Xu thế
Nếu bạn muốn trở thành một nhà sáng tạo thực thụ, hãy bắt đầu từ tư duy của chính mình. Khi bạn rèn luyện tư duy sáng tạo, hiểu rõ phong cách của mình và biết cách sử dụng AI như một trợ thủ, bạn sẽ làm chủ được công nghệ thay vì bị nó dẫn dắt.
1 tháng
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
1 tháng
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tháng
An toàn thông tin
Trong một bước đi chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo mật cho Google Cloud, Alphabet đã chính thức mua lại Wiz – startup an ninh mạng nổi bật với công nghệ trí tuệ nhân tạo, với mức giá kỷ lục 32 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này cũng đặt ra không ít thách thức pháp lý và tài chính, phản ánh sự táo bạo trong chiến lược dài hạn của Alphabet.
2 tháng
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
2 tháng
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
2 tháng
Công nghệ Số hóa
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GRDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
2 tháng
Xem thêm