Chủ nhật, 06/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nhập siêu tiếp tục tăng, xuất khẩu phải ‘chuyển hướng’ sang thị trường nhỏ, thị trường ngách

Sông Hương
- 15:50, 01/09/2021

(DNTO) - 8 tháng đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 3,71 tỷ USD. Để ngăn chặn đà suy giảm xuất khẩu, Bộ Công thương cho biết bên cạnh thị trường truyền thống, bộ đang hướng dẫn doanh nghiệp chú trọng vào các thị trường nhỏ và thị trường ngách như Nam Á, Đông Á, châu Phi...

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Ảnh: T.L

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Ảnh: T.L

Xuất khẩu ảm đạm bởi dịch Covid-19

Số liệu từ Bộ Công thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2021 ước tính đạt 26,2 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước và giảm 5,4 % so với cùng kì năm trước.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng 8 ước tính nhập siêu 1,3 tỷ USD. Tính chung 8 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 3,71 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 13,69 tỷ USD), trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 20,36 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 16,65 tỷ USD.

Thời gian qua, dịch Covid-19 kéo dài trên nhiều tỉnh thành ảnh hưởng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực, động lực tăng trưởng của cả nước. Mặc dù tình trạng ách tắc trong sản xuất, lưu thông hàng hóa đã và đang được tập trung tháo gỡ quyết liệt; nhưng tại một số địa phương thực hiện chưa tốt.

Các nhà máy, đơn vị sản xuất đóng tại địa phương là một mắt xích của chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng nên khi bị gián đoạn tại một địa phương đã tác động dây chuyền, gây khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu bị ảnh hưởng, phải trì hoãn, hủy đơn hàng, có nguy cơ bị mất thị trường, thay đổi chuỗi cung ứng.

Dự báo về tình hình xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới, ông Trần Thanh Hải, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết, nhu cầu hàng hóa trên thị trường thế giới vẫn đang trong xu hướng phục hồi trở lại. Đặc biệt, thị trường Mỹ và EU – hai thị trường truyền thống và rất lớn của Việt Nam đang thực hiện tái mở cửa nền kinh tế nhờ mở rộng tiêm vaccine, có tác động tích cực tới nhu cầu hàng hóa của các thị trường này.

Ngoài ra, chu kỳ nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu sản xuất thường tăng vào đầu năm và giảm dần vào cuối năm, trong khi xuất khẩu tăng trong những tháng cuối năm, đặc biệt là những hàng hóa phục vụ cho mùa tiêu dùng trong những tháng cuối năm 2021 như điện tử, đồ gỗ, hàng dệt may, da giày và thủy sản… Vì vậy cán cân thương mại được dự báo sẽ cải thiện dần trong thời gian tới.

Đồng thời, các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn, được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy các ngành xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Trần Thanh Hải cũng quan ngại, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 trong nước, đặc biệt là tại TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam đang ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu từ tháng 7 đến nay, nên việc tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu trong thời gian tới phụ thuộc rất nhiều vào tiến trình tiêm vaccine và kiểm soát dịch bệnh. 

Hiện lượng lớn lao động về quê tránh dịch cũng dẫn đến nguy cơ thiếu lao động sản xuất sau khi dịch được kiểm soát, đặc biệt là lao động trong lĩnh vực cần có tay nghề như cơ khí, điện tử…

Ngoài ra, quá trình thông quan xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản thời gian gần đây gặp khá nhiều bất lợi khi Trung Quốc liên tục tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.

Nỗ lực xoay chiều cán cân thương mại

Việc phát triển sản xuất và xuất khẩu từ nay đến cuối năm phụ thuộc rất lớn vào việc kiểm soát dịch Covid-19. Ảnh: T.L.

Việc phát triển sản xuất và xuất khẩu từ nay đến cuối năm phụ thuộc rất lớn vào việc kiểm soát dịch Covid-19. Ảnh: T.L.

Trước những khó khăn chồng chất như vậy, trong khi chỉ còn 4 tháng nữa kết thúc năm 2021, nhiệm vụ cân bằng cán cân thương mại trở nên nặng nề hơn bao giờ hết.

Trước tình hình đó, Bộ Công thương cho biết đã và đang tập trung các giải pháp củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA đã có hiệu lực và hướng dẫn doanh nghiệp chú trọng vào các thị trường nhỏ và thị trường ngách.

Trước hết là tận dụng sự phục hồi của thị trường Mỹ và Châu âu để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng ta có thế mạnh như dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ, thủy sản… đặc biệt là phục vụ dịp mua sắm gia tăng cuối năm.

Ngoài duy trì xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Bộ Công thương cho biết sẽ khai thác triệt để cơ hội xuất khẩu ngay sản phẩm nông nghiệp sang các thị trường mới như Nam Á, Đông Á . Đẩy mạnh hoạt động đàm phán để phát triển các thị trường khu vực xa hơn, yêu cầu cao hơn như các thị trường thuộc châu Âu, châu Mỹ, châu Úc.

Cùng với đó, Bộ Công thương sẽ tăng cường cung cấp thông tin thị trường, các hoạt động xúc tiến thương mại đến các thị trường còn dư địa phát triển như các thị trường Đông Âu, Bắc Âu, Mỹ La tinh…

Để tạo thuận lợi cho các Hiệp hội và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, công tác đơn giản hóa thủ tục hành chính cũng cần đẩy mạnh. Trong đó, tập trung triển khai các thủ tục hành chính về lĩnh vực xuất nhập khẩu theo Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN... .

Bộ Công thương cũng cho biết tăng cường phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các địa phương để thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, giảm các chi phí khai thác hạ tầng vận tải, chi phí logistics trong các hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa trong nước nhằm hỗ trợ, kết nối,vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hàng hóa nông sản, thủy sản, sản phẩm chăn nuôi để tạo thuận lợi và tăng hiệu quả xuất khẩu.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
6 giờ
Thời sự - Chính trị
Chính sách thuế mới này đã tạo ra làn sóng chấn động trên toàn cầu. Trong vài ngày qua, thị trường chứng khoán tại Mỹ, châu Âu và châu Á đều lao dốc liên tiếp do lo ngại lạm phát leo thang và nguy cơ suy thoái.
6 giờ
Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Xem thêm