Thứ bảy, 28/09/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Người tiêu dùng thắt hầu bao, các nhãn hàng lớn cũng gặp khó khăn trong tăng trưởng

Huyền Trang
- 10:57, 19/06/2024

(DNTO) - Lo ngại về suy thoái kinh tế, mất việc làm khiến người tiêu dùng giảm mua sắm, sử dụng các dịch vụ không thiết yếu. Điều này tác động trực tiếp tới doanh thu của các nhãn hàng phục vụ tiêu dùng. Doanh nghiệp cần biết khách hàng muốn gì, cần gì để có chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm phù hợp.

Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu bằng cách tự nấu ăn tại nhà, săn tìm hàng giảm giá và giảm chi tiêu không thiết yếu. Ảnh: T.L

Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu bằng cách tự nấu ăn tại nhà, săn tìm hàng giảm giá và giảm chi tiêu không thiết yếu. Ảnh: T.L

Người tiêu dùng mua sắm cẩn trọng hơn

Chia sẻ trong Diễn đàn Xu hướng tiêu dùng Việt Nam, bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc khu vực miền Bắc, Công ty TNHH NielsenIQ Việt Nam cho biết các nghiên cứu người tiêu dùng 2024 của NielsenIQ cho thấy người tiêu dùng khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang gặp áp lực về việc chi phí sinh hoạt tăng, dẫn tới việc người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu các mặt hàng tùy ý để cân bằng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu, đồng thời đưa ra những quyết định mua sắm cẩn trọng hơn. Theo đó, 89% người tiêu dùng tìm kiếm mức giá thấp hơn, 72% giảm tổng chi tiêu.

Ở Việt Nam, theo NielsenIQ, 36% người tiêu dùng lo ngại về tình hình suy thoái kinh tế và 25% lo ngại về việc mất an ninh, mất việc làm. Họ cũng cảm nhận được tác động của lạm phát thông qua việc tăng giá bán hàng hóa. Người trẻ (18-25 tuổi) cải thiện tình hình tài chính bằng cách tăng thu nhập và chi tiêu tiết kiệm hơn, nhóm người lớn tuổi (46-55 tuổi) có xu hướng cắt giảm chi tiêu cho các mặt hàng không cần thiết. 62% người tiêu dùng Việt Nam cũng lựa chọn nấu ăn tại nhà nhiều hơn.

“Duy trì lòng trung thành của người tiêu dùng khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ là một thách thức vào năm 2024”, bà Đặng Thúy Hà nhấn mạnh.

Người tiêu dùng thắt chặt hầu bao cũng khiến việc bán hàng của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Ngay cả các nhãn hiệu lớn cũng gặp khó khăn trong việc tăng trưởng. Theo Worldpanel Division, trung bình thị phần của top 5 nhãn hiệu lớn nhất trong mỗi ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đều giảm ở cả khu vực thành thị (từ 72% năm 2019 xuống còn 67% năm 2024) và nông thôn (từ 77% năm 2019 xuống còn 65% năm 2024).

“Bên cạnh việc người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu thì thị trường có rất nhiều sản phẩm mới được tung ra, cùng với sự năng động của các nhãn hiệu nhỏ khiến người mua có nhiều sự lựa chọn hơn, ảnh hưởng tới thị phần của các nhãn hiệu lớn. Các thương hiệu lớn và nhỏ giờ đây có cơ hội ngang nhau. Những ai từng tự tin rằng tôi bán rất tốt ở thành thị hay ở nông thôn thì trong tương lai gần sẽ không còn nữa”, bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Khối Kinh doanh Kantar Việt Nam, nhận định.

Cũng theo vị này, những nỗ lực trong truyền thông và mở cửa hàng của các nhà bán lẻ chủ chốt sẽ dễ dàng tiếp cận người mua hàng hơn. Tuy nhiên, việc thu hút và giữ chân người mua hàng, duy trì mức độ trung thành của người mua hàng vẫn là thử thách vô cùng lớn.

“Khảo sát của Kantar cũng cho thấy người tiêu dùng đang giảm tần suất mua sắm nhưng lại mua nhiều kênh hơn, với mức chi tiêu trung bình cho mỗi lần mua sắm cũng tăng lên. Vì vậy, việc thương hiệu có thể gặp được khách hàng của mình sẽ lâu hơn và khó hơn. Điều này khiến việc thu hút và xây dựng lòng trung thành của khách hàng trở nên thách thức hơn”, bà Nga cho biết. 

Các doanh nghiệp phải làm gì?

Kết hợp giữa bán lẻ trực tiếp và trực tuyến, sử dụng công nghệ để phân tích hành vi, tiếp cận người tiêu dùng... là xu hướng doanh nghiệp bán lẻ cần quan tâm. Ảnh: T.L.

Kết hợp giữa bán lẻ trực tiếp và trực tuyến, sử dụng công nghệ để phân tích hành vi, tiếp cận người tiêu dùng... là xu hướng doanh nghiệp bán lẻ cần quan tâm. Ảnh: T.L.

Hiện nay kênh bán lẻ đã có sự thay đổi từ các kênh truyền thống sang nền tảng thương mại và trực tuyến hiện đại, đặc biệt ở thành thị. Theo Kantar, kênh online hiện đang đóng góp 8% vào tổng giá trị thị trường FMCG và dự kiến tăng thêm 2 điểm thị phần trong 2 năm tới. Điều này mở ra cơ hội cho các thương hiệu, nhất là thương hiệu nhỏ tiếp cận nhiều người mua sắm hơn một cách nhanh chóng. 

Đặc biệt kênh trực tuyến ở nông thôn ngày càng tiếp cận thêm nhiều người mua mới, tăng gần 10% số hộ gia đình mỗi năm. Đây là cơ hội cho các nhà sản xuất tiếp cận với người mua sắm nông thôn một cách nhanh chóng và thuyết phục họ mua sản phẩm. 

Tuy nhiên đại diện của Kantar cũng cho biết hành trình mua sắm của khách hàng ngày càng phức tạp vì khách hàng ngày nay “đi tung tăng khắp nơi”. Tức họ có thể mua thực phẩm ở kênh này nhưng mua đồ gia dụng ở kênh khác, thay vì đến một điểm và mua tất cả các đồ như trước đây. Vì vậy, vị này khuyến nghị doanh nghiệp không chỉ nên theo dõi xu hướng mà việc xây dựng chiến lược đa kênh cho từng ngành hàng, nhãn hàng là vô cùng quan trọng.

Đồng tình với quan điểm trên, bà Đặng Thúy Hà cũng cho rằng doanh nghiệp cần đánh giá lại chiến lược kinh doanh để phù hợp với những nhu cầu và xu hướng tiêu dùng hiện nay.

“Vì người tiêu dùng có mặt ở khắp mọi nơi nên doanh nghiệp cần theo dõi sát sao hành trình khách hàng của mình, ví dụ họ thích ăn gì, mua gì, ở đâu, vào lúc nào, số lượng ra sao... để lên ‘thực đơn’ phù hợp. Khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, ưu tiên những sản phẩm thiết yếu, có giá trị sức khỏe và tinh thần thay vì mua sắm dàn trải thì doanh nghiệp cần nghiên cứu lựa chọn phát triển sản phẩm phù hợp”, bà Hà gợi ý. 

Để nhanh chóng nắm bắt hành vi khách hàng, ông Lê Hùng Cường, Phó Tổng Giám đốc FPT Digital cho biết doanh nghiệp nên tận dụng sự phát triển của các công nghệ mới để tạo ra các cơ hội chuyển đổi hoạt động bán lẻ. Đơn cử như việc sử dụng dữ liệu giúp doanh nghiệp siêu cá nhân hóa bán lẻ, cho phép hoạt động mua sắm có thể tương tác theo thời gian thực và đề xuất sản phẩm phù hợp nhất của khách hàng, tăng khả năng mua hàng, giảm tỉ lệ hoàn hàng.

Điển hình của hình thức này là TikTok, nền tảng tiên phong trong việc bán hàng qua video trực tiếp, giúp các nhà bán lẻ kết nối với khách hàng ở cấp độ sâu hơn. Các phân tích cho thấy, hơn 50% khách hàng sẵn sàng chia sẻ thông tin cho một ưu đãi được cá nhân hóa. Hơn 75% khách hàng có khả năng mua hàng từ các thương hiệu tiếp thị sản phẩm tới họ thông qua thông tin cá nhân và lịch sử tiêu dùng.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng AI kết hợp cùng các công nghệ khác như RFID, IoT, robot kết nối hệ sinh thái bán lẻ từ nhận diện, mua sắm, giao hàng mang lại trải nghiệm đột phá mới.Theo khảo sát có tới 68% doanh nghiệp đang sử dụng các chatbot trong ngành bán lẻ và ngày càng được hỗ trợ đắc lực bởi các thế hệ chatbot AI đời mới từ Gemini, Bard, Bing...

Tuy vậy, cũng theo khảo sát của PWC, BDO và FPT Digital, vẫn còn tới 36% doanh nghiệp bán lẻ đã có lộ trình chuyển đổi số nhưng chưa triển khai; 7% doanh  nghiệp chưa có chiến lược và kế hoạch chuyển đổi số.

Vì vậy, ông Dũng cho biết xác định mức độ sẵn sàng chuyển đổi số (mức độ trưởng thành số) là yếu tố đầu tiên giúp doanh nghiệp định vị được hiện trạng hoạt động, các khó khăn gặp phải và khoảng cách giữa hiện tại và mục tiêu tương lai, làm nền tảng cho xây dựng lộ trình chuyển đổi số. Trong đó, nguồn lực con người có thể coi là yếu tố quan trọng nhất trong việc đảm bảo chuyển đổi số thành công. Do vậy doanh nghiệp cần có các kế hoạch đào tạo, truyền thông nhận thức về chuyển đổi số cho nhân sự ngay từ giai đoạn đầu, đồng thời định hướng xây dựng văn hóa số xuyên suốt trong doanh nghiệp.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với mức ưu đãi đến 12 triệu đồng, nhiều khách hàng Việt đã nhanh tay đặt mua những chiếc xe máy điện thông minh, không phát thải và “dễ nuôi” của VinFast.
29 phút
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với vai trò đối tác liên kết của nhau, trong thời gian tới, VQAH và VIREA nỗ lực với cam kết đưa ra các giải pháp phù hợp, thiết thực cho các khu công nghiệp để có thể theo đuổi và triển khai được chất lượng xanh – công nghiệp xanh theo các tiêu chí rõ ràng, gọn gàng, sâu sắc và hữu ích.
41 phút
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Khi những doanh nghiệp vừa và nhỏ khi phải cân nhắc giữa lợi nhuận ngắn hạn và sự bền vững dài hạn thì các doanh nghiệp lớn cho thấy việc chuyển đổi xanh là khoản đầu tư cần thiết.
6 giờ
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, việc chuyển dịch sang năng lượng tái tạo còn gặp nhiều khó khăn. Khó khăn về vốn chỉ là một phần, phần lớn vướng mắc đến từ chính sách...
1 ngày
Tiếng nói doanh nhân
Ngành da giày Việt đặt kỳ vọng rất lớn để xây dựng các thương hiệu có tầm cỡ khu vực, nhưng để làm điều đó không đơn giản, vì đa số công ty da giày trong nước vẫn là gia công.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sotheby's, một trong những nhà đấu giá hàng đầu thế giới cho các tác phẩm nghệ thuật đang phải vật lộn với những thách thức tài chính nghiêm trọng giữa bối cảnh thị trường đặc thù này đang suy giảm.
2 ngày
Văn hoá - Xã hội
Với tinh thần thể thao mạnh mẽ, ý nghĩa nhân văn, tinh thần gắn kết, năm 2024 ghi dấu một mùa giải đầy ý nghĩa, lan tỏa thông điệp "Bước chạy vì một Việt Nam vượt trội", với mỗi bước chạy là một lời động viên, cổ vũ và là nguồn năng lượng tích cực đến cộng đồng.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Biến mỗi cửa hàng thành điểm đến du lịch, tại đó khách hàng được trải nghiệm trọn vẹn cảm giác mua sắm với nhiều đặc sản địa phương, thoả sức check-in hay tham gia nhiều workshop thú vị, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một Thành viên (SATRA) tiếp tục đẩy mạnh vị thế của Thương xá Tax trên bản đồ du lịch của thành phố.
2 ngày
Tiếng nói doanh nhân
Việc Việt Nam chưa công nhận rác thải, nước thải là tài nguyên và thiếu chính sách cho kinh tế tuần hoàn khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi tái chế rác thải, nước thải, phế phẩm từ sản xuất.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Xe đẹp bên ngoài, mạnh mẽ bên trong, trợ lý ảo tích hợp công nghệ AI tạo sinh “đỉnh” nhất hiện nay, VF 8 đang có sức hút tốt hơn hẳn so với các đối thủ xe xăng trong phân khúc SUV cỡ D. Đặc biệt hơn, nhờ loạt ưu đãi “chơi lớn” từ hãng xe Việt, “vua phân khúc” đang có mức ưu đãi khủng lên tới 267 triệu đồng, mang tới cơ hội lớn cho người dùng Việt.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Bão lũ đã đi qua nhưng để lại những thiệt hại nặng nề với người dân. Tại nhiều địa phương, công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ, giúp người dân ổn định cuộc sống đang được cấp thiết thực hiện, nhiều nguồn lực đã được huy động.
3 ngày
Tiếng nói doanh nhân
Việt Nam đang có một số doanh nghiệp tạm coi là “sếu đầu đàn” nhưng số lượng vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay, khiến ngành công nghiệp nội địa vẫn đang phụ thuộc lớn vào khối FDI. Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần có những doanh nghiệp nội địa đủ lớn, có năng lực cạnh tranh, vươn tầm quốc tế.
4 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Để nâng cao thu nhập cho nhân dân, xã Chiềng La, huyện Thuận Châu, đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; triển khai thí điểm và nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức Cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024. Cuộc thi nhận đăng ký tham gia tới ngày 30/9/2024.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đại diện Bộ Công thương, dữ liệu của các chủ thể sở hữu các website và nền tảng thương mại điện tử sẽ được Bộ này tiếp tục chia sẻ với cơ quan quản lý nhà nước về Công Thương ở tất cả các địa phương và Tổng cục Thuế để cùng quản lý.
5 ngày
Xem thêm