Thứ sáu, 21/06/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp có thể gặp rắc rối vì các vụ kiện liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng

Huyền Trang
- 15:36, 12/06/2024

(DNTO) - Khi quyền lợi của người tiêu dùng càng ngày được bảo vệ mạnh mẽ hơn trong các cam kết quốc tế và luật pháp Việt Nam thì trách nhiệm trên vai các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cũng tăng thêm.

 

Giao dịch thương mại điện tử tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với quyền lợi của người tiêu dùng. Ảnh: T.L.

Giao dịch thương mại điện tử tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với quyền lợi của người tiêu dùng. Ảnh: T.L.

Trong hội thảo “Một số cập nhật về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại điện tử" ngày 12/6, bà Phạm Quế Anh - chuyên gia Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) cho biết sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trong thập kỷ qua đã làm thay đổi cách thức giao dịch thương mại. 

Nếu thương mại, giao dịch truyền thống chỉ bó hẹp trong các chợ, cửa hàng, siêu thị hoặc nhà riêng… thì thương mại điện tử giúp mở rộng ranh giới thị trường ra toàn cầu, giúp người tiêu dùng tiếp cận với lượng hàng hóa đa dạng, chất lượng, mẫu mã phong phú, giá cả cạnh tranh. Các giao dịch có thể diễn ra nhanh chóng qua mạng internet, trên trang web của người bán hoặc trên nền tảng của bên thứ ba, giúp người bán và người mua dễ dàng giao dịch xuyên biên giới.

Tuy nhiên, bà Phạm Quế Anh cho biết hình thức giao dịch mới cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đa phần trong các giao dịch online hiện nay, người bán không được kiểm tra chất lượng hàng hóa. Họ phải dựa vào việc nghiên cứu, thu thập thông tin từ những đánh giá của người mua trước đó. Chưa kể, việc thanh toán trong thương mại điện tử qua các hình thức như qua internet, qua bên thứ 3 cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến quyền lợi của người tiêu dùng bị ảnh hưởng.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Người tiêu dùng (CPRC), có tới 83% người Úc đã từng chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi một trang web hay ứng dụng điện thoại lợi dụng thiết kế giao diện gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi của họ.

Về phía doanh nghiệp, khi các quy định bảo vệ người tiêu dùng được thể hiện chặt chẽ hơn trong các cam kết quốc tế, luật pháp quốc gia, thì họ có thể gặp rắc rối, bị vướng vào các vụ kiện/ tranh chấp pháp lý liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia khác, nơi sản phẩm được tiêu thụ. 

“Thách thức đặt ra đối với người tiêu dùng trên thương mại điện tử, thương mại xuyên biên giới là khó định danh cho cả người mua lẫn người bán. Vì thế khó xác định quy định liên quan hay quốc gia, cơ quan có quyền tài phán để giải quyết những rủi ro”, bà Phạm Quế Anh cho biết.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có nhiều điểm mới ràng buộc trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ, giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng. Ảnh: T.L.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có nhiều điểm mới ràng buộc trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ, giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng. Ảnh: T.L.

Bên cạnh các cam kết quốc tế về bảo vệ người tiêu dùng, bà Sita Zimpel - Giám đốc Dự án ASEAN SME, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ cho hay, ở khu vực, Kế hoạch hành động chiến lược bảo vệ người tiêu dùng ASEAN giai đoạn 2016 - 2025 đã được phê chuẩn bởi các quốc gia thành viên. Năm 2023, ASEAN cũng ra mắt Bộ hướng dẫn Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Nỗ lực này nhằm hướng tới hài hòa các quy định pháp luật giữa các quốc gia trong khu vực, thúc đẩy thương mại bền vững.

Tại Việt Nam, để hài hòa với các cam kết quốc tế và giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 (thay thế Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010). Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 năm nay.

Ông Hồ Tùng Bách, Phó Trưởng ban Ban Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, cho biết điểm mới của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 là mở rộng phạm vi đối với những doanh nghiệp nước ngoài cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Luật có rất nhiều quy định mới liên quan đến việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng, cung cấp dịch vụ nền tảng số liên tục, trách nhiệm cung cấp thông tin, thu hồi sản phẩm. Đồng thời, quy định 7 nhóm đối tượng đặc thù (người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em…) được ưu tiên bảo vệ.

Để hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt và cập nhật thông tin kịp thời, ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng Cổng Thông tin doanh nghiệp, tập trung giúp doanh nghiệp tiếp cận các xu hướng mới trên toàn cầu như kinh doanh có trách nhiệm, chuyển đổi số, công nghệ 4.0,... hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với nhau và kết nối với mạng lưới tư vấn viên chuyên nghiệp.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ 1/7/2024 gồm 7 chương, 80 điều; có những chương quan trọng như: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng; Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng trong giao dịch đặc thù; Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội.

Để thực thi Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2024/NĐ-CP.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thay vì cào bằng mức thuế 20% như hiện hành, Bộ Tài chính vừa đề xuất doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (doanh thu dưới 50 tỷ đồng/năm) có thể được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15 - 17%, tuỳ theo doanh thu năm trước liền kề.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vinamilk nằm trong nhóm 150 doanh nghiệp đầu tiên của danh sách Fortune 500 Southeast Asia 2024 do Tạp chí Fortune (Mỹ) công bố lần đầu tiên, cũng là doanh nghiệp sữa duy nhất của Việt Nam trong bảng xếp hạng này.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Lo ngại về suy thoái kinh tế, mất việc làm khiến người tiêu dùng giảm mua sắm, sử dụng các dịch vụ không thiết yếu. Điều này tác động trực tiếp tới doanh thu của các nhãn hàng phục vụ tiêu dùng. Doanh nghiệp cần biết khách hàng muốn gì, cần gì để có chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm phù hợp.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vốn hóa của hãng Nvidia đã tăng gấp 9 lần kể từ cuối 2022, nay vượt qua cả Microsoft để trở thành công ty có giá trị cao nhất trên thị trường chứng khoán thế giới.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhằm đẩy mạnh kinh doanh và tăng cường phát triển công nghệ số tại ngân hàng, Sacombank đang tuyển dụng hơn 130 nhân sự làm việc tại nhiều vị trí chủ chốt ở Hội sở chính (266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM).
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Lộ trình thực hiện mục tiêu Net Zero năm 2050 của doanh nghiệp điển hình, Vinamilk, đang không chỉ giúp doanh nghiệp có những bước đi đầu tiên bài bản, mà đã dần tạo ra tác động lên cả “hệ sinh thái” khi thay đổi tư duy về sản xuất xanh, nông nghiệp bền vững bên ngoài phạm vi các nhà máy, trang trại…
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhiều giao dịch trên thị trường carbon thực hiện qua hình thức bán tiền mặt có thể làm giảm giá cả và hiệu quả và tính minh bạch của thị trường carbon. Thị trường cần thêm chuẩn mực kế toán và các vấn đề pháp lý mới để hoàn thiện.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chưa đầy 10 tháng từ ngày triển khai, hệ sinh thái nơi khoanh nuôi cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã tái sinh một cách kì diệu. Bên trong hàng rào bảo vệ 25ha rừng, hơn 71.000 cây mắm con đã cao 40-50cm, trở thành bãi sinh sản cho tôm cá, thu hút những đàn chim cót, chim nhàn… trở về làm tổ.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự nổi lên của các nhà đầu tư trong nước, sự mở đường khi nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ sẽ giúp thị trường M&A (mua bán và sáp nhập) tại Việt Nam có thêm nhiều người mua mới, sôi động hơn.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các phiên livestream với doanh số hàng trăm tỷ thời gian gần đây đã thúc đẩy làn sóng thương hiệu lần lượt kéo nhau phát trực tiếp để bán hàng. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để cạnh tranh hiệu quả khi có quá nhiều nhãn hàng cũng đang làm việc tương tự?
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Không chỉ để lại nhiều dấu ấn, những kỷ niệm đẹp, "Hành trình tri ân - Thắp sáng niềm tin 2024" của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam còn tô đậm đạo lý uống nước nhớ nguồn, nâng cao tính kết nối và tương hỗ giữa các hội viên, khẳng định giá trị tốt đẹp mà Hội đang mỗi ngày xây dựng.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong nhiều năm qua, Vinamilk không ngừng hợp tác và đồng hành cùng các hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) Điều dưỡng trưởng Việt Nam. Mới đây, Vinamilk vừa đồng hành cùng CLB tổ chức “Hội nghị khoa học điều dưỡng quốc tế lần thứ nhất” tại Hà Nội với hơn 600 cán bộ y tế, điều dưỡng cả nước tham gia.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chuyên gia cho biết các tổ chức, quốc gia lớn trên thế giới liên tục đưa ra những chính sách về phát triển bền vững. Điều này cho thấy sự cấp thiết ngày càng cao của các yêu cầu “xanh hóa” và doanh nghiệp Việt Nam buộc phải có các chiến lược thích ứng nếu không muốn bị ảnh hưởng.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Là một doanh nghiệp được đánh giá cao về các thực hành ESG, Báo cáo Phát triển bền vững (PTBV) của Vinamilk luôn được các nhà đầu tư, cộng đồng quan tâm, nghiên cứu kĩ lưỡng. Năm thứ 12 công bố, Báo cáo PTBV năm 2023 được Vinamilk chọn chủ đề “Để tâm thay đổi – Net Zero 2050”.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Khi quyền lợi của người tiêu dùng càng ngày được bảo vệ mạnh mẽ hơn trong các cam kết quốc tế và luật pháp Việt Nam thì trách nhiệm trên vai các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cũng tăng thêm.
1 tuần
Xem thêm