Chủ nhật, 20/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nền kinh tế EU đang tụt hậu sau Mỹ, Trung Quốc

Xuân Hạo
- 09:27, 08/06/2024

(DNTO) - Một “cuộc khủng hoảng năng lực cạnh tranh” đang gióng lên hồi chuông cảnh báo cho chính quyền và doanh nghiệp châu Âu, nơi mức đầu tư, thu nhập và năng suất đang tụt hậu.

Hàng hóa trên sông Seine ở Pháp. Mario Draghi, cựu chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu, cho biết: Phần lớn tổ chức kinh tế của Châu Âu được xây dựng cho “thế giới của ngày hôm qua”. Ảnh: NYT

Hàng hóa trên sông Seine ở Pháp. Mario Draghi, cựu chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu, cho biết: Phần lớn tổ chức kinh tế của Châu Âu được xây dựng cho “thế giới của ngày hôm qua”. Ảnh: NYT

Thị phần của châu Âu trong nền kinh tế toàn cầu đang thu hẹp, dấy lên lo ngại lục địa này không còn có thể theo kịp nền kinh tế của Mỹ và Trung Quốc. 

Enrico Letta, cựu thủ tướng Ý, tác giả của báo cáo về tương lai của thị trường chung tới Liên minh châu Âu (EU), cho biết: “(Thị phần của) Chúng tôi quá nhỏ bé”. Nicolai Tangen, người đứng đầu quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới của Na Uy, nói với The Financial Times: “Chúng tôi không có nhiều tham vọng. Người Mỹ làm việc chăm chỉ hơn”. 

Hiệp hội Các phòng thương mại châu Âu tuyên bố: “Các doanh nghiệp châu Âu cần lấy lại sự tự tin”. Danh sách các lý do dẫn đến cái được gọi là “cuộc khủng hoảng năng lực cạnh tranh” vẫn trải dài: Liên minh châu Âu có quá nhiều quy định và giới lãnh đạo ở Brussels có quá ít quyền lực; thị trường tài chính quá phân mảnh; đầu tư công và tư nhân quá thấp; các công ty quá nhỏ để cạnh tranh trên quy mô toàn cầu. 

Mario Draghi, cựu chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, người đang đứng đầu một nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của châu Âu, cho biết: “Khả năng tổ chức, việc ra quyết định và tài trợ tài chính của chúng tôi được thiết kế cho 'thế giới của ngày hôm qua' - một thế giới tiền Covid, tiền Ukraine, tiền xung đột ở Trung Đông, trước khi có sự trở lại của cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc”. 

Năng lượng giá rẻ từ Nga, xuất khẩu giá rẻ từ Trung Quốc và phụ thuộc nền tảng vào sự bảo vệ quân sự của Hoa Kỳ không còn được coi là điều đương nhiên.

Trong khi đó, Bắc Kinh và Washington đang rót hàng trăm tỷ USD vào mở rộng ngành công nghiệp bán dẫn, năng lượng thay thế và ô tô điện của riêng họ, đồng thời đang đảo ngược cơ chế thương mại tự do của thế giới. 

Một trang trại năng lượng mặt trời ở Trung Quốc. Chính phủ Bắc Kinh và Washington đã chi số tiền khổng lồ để phát triển các ngành năng lượng thay thế. Ảnh: NYT

Một trang trại năng lượng mặt trời ở Trung Quốc. Chính phủ Bắc Kinh và Washington đã chi số tiền khổng lồ để phát triển các ngành năng lượng thay thế. Ảnh: NYT

Đầu tư tư nhân tại châu Âu cũng đang tụt hậu. Ví dụ, các tập đoàn lớn đầu tư ít hơn 60% vào năm 2022 so với các đối tác Mỹ và tăng trưởng với tốc độ chỉ ⅔ - theo báo cáo của McKinsey. Về thu nhập bình quân đầu người, mức trung bình thấp hơn 27% so với ở Hoa Kỳ. Tăng trưởng năng suất của EU chậm hơn so với các nền kinh tế lớn khác, trong khi giá năng lượng lại cao hơn nhiều. 

Mario Draghi tuyên bố một “sự thay đổi triệt để” là cần thiết. Theo quan điểm của ông, điều đó có nghĩa là một sự gia tăng lớn trong chi tiêu chung, một cuộc cải tổ các quy định và tài chính phức tạp của châu Âu, cũng như sự hợp nhất của các công ty nhỏ. 

Những thách thức cố hữu trong việc buộc hơn hai chục quốc gia hoạt động như một đơn vị duy nhất đã trở nên sâu sắc hơn khi phải đối mặt với tiến bộ công nghệ nhanh chóng mặt, xung đột quốc tế ngày càng gia tăng và việc sử dụng ngày càng nhiều các chính sách quốc gia để định hướng kinh doanh.

Một dây chuyền sản xuất xe lửa ở Pháp. Cựu thủ tướng Ý cho biết việc thiếu dịch vụ đường sắt cao tốc giữa các thủ đô châu Âu là “biểu tượng” cho những khó khăn của Liên minh châu Âu. Ảnh: NYT

Một dây chuyền sản xuất xe lửa ở Pháp. Cựu thủ tướng Ý cho biết việc thiếu dịch vụ đường sắt cao tốc giữa các thủ đô châu Âu là “biểu tượng” cho những khó khăn của Liên minh châu Âu. Ảnh: NYT

Hãy tưởng tượng nếu mọi tiểu bang ở Mỹ đều có chủ quyền quốc gia và chỉ có chính sách liên bang yếu ớt để huy động tiền tài trợ cho những thứ như quân đội.

Châu Âu đã thực hiện một số bước để đuổi bắt. Năm ngoái, EU đã thông qua Kế hoạch Công nghiệp Thỏa thuận Xanh để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng và mùa xuân này, lần đầu tiên họ đề xuất một chính sách phòng thủ công nghiệp. Nhưng những nỗ lực này đã bị lấn át bởi các nguồn lực mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đang sử dụng. 

Công ty nghiên cứu Rystad Energy cho biết rằng khối EU “sẽ tụt xa so với các mục tiêu chuyển đổi năng lượng trong ngành năng lượng tái tạo, năng lượng công nghệ sạch và đầu tư vào chuỗi cung ứng trong nước”.

Theo quan điểm của ông Draghi, đầu tư công và tư nhân ở Liên minh châu Âu cần tăng thêm nửa nghìn tỷ euro mỗi năm (542 tỷ USD) chỉ riêng cho các quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và chuyển đổi công nghệ xanh để theo kịp.

Vẫn còn một bộ phận khá lớn ở châu Âu ưa thích thị trường mở và ái ngại sự can thiệp của chính quyền. Nhưng nhiều quan chức hàng đầu, quan chức chính trị và lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu đang thường xuyên nhắc đến sự cần thiết của hành động tập thể quyết liệt hơn. Họ lập luận rằng nếu không tập hợp tài chính công và tạo ra một thị trường vốn duy nhất, châu Âu sẽ không thể thực hiện các khoản đầu tư cần thiết vào quốc phòng, năng lượng, siêu máy tính,... để cạnh tranh hiệu quả. 

Và nếu không hợp nhất các công ty nhỏ, EU không thể sánh được với lợi thế kinh tế quy mô sẵn có của các công ty nước ngoài khổng lồ có vị thế tốt hơn để giành lấy thị phần và lợi nhuận. Chẳng hạn, châu Âu có ít nhất 34 công ty mạng di động lớn, trong khi Trung Quốc có 4 công ty và Hoa Kỳ có 3 công ty.

Ông Letta cho biết ông đã trực tiếp trải nghiệm những thiếu sót trong cạnh tranh của châu Âu trong quá trình sáu tháng tới thăm 65 thành phố ở châu Âu để nghiên cứu báo cáo của mình. Ông nói, không thể di chuyển “bằng tàu cao tốc giữa các thủ đô châu Âu”. “Đây là một mâu thuẫn sâu sắc, tượng trưng cho các vấn đề của khối thị trường chung EU”.

Tuy nhiên, các giải pháp được đề xuất có thể đi ngược lại xu hướng chính trị. Nhiều nhà lãnh đạo và cử tri trên khắp lục địa quan ngại sâu sắc về việc làm, mức sống và sức mua.

Nhưng họ cũng cảnh giác trong việc trao cho Brussels nhiều quyền kiểm soát và sức mạnh tài chính hơn. Và họ thường miễn cưỡng chứng kiến các thương hiệu quốc gia sáp nhập với các đối thủ hoặc các tập quán kinh doanh và quy định hành chính quen thuộc biến mất. Bên cạnh đó, tạo ra một bãi lầy quan liêu mới là một mối lo ngại khác.

Nông dân trên khắp châu Âu năm nay đã phản đối các quy định môi trường hạn chế quá mức do Liên minh châu Âu áp đặt. Ảnh: NYT

Nông dân trên khắp châu Âu năm nay đã phản đối các quy định môi trường hạn chế quá mức do Liên minh châu Âu áp đặt. Ảnh: NYT

Trong năm nay, tại Pháp và Bỉ, nhiều nông dân giận dữ đã chặn đường và đổ các xe phân bón để phản đối việc nhiều quy định về môi trường của EU trong việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón, lịch trình trồng trọt, phân vùng và nhiều quy định khác.

Ở cấp độ quốc gia, các nhà lãnh đạo chính phủ còn mong muốn bảo vệ các đặc quyền của mình. Trong thập kỷ qua, Liên minh châu Âu đã cố gắng tạo ra một thị trường vốn duy nhất để giúp đầu tư xuyên biên giới dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhiều quốc gia nhỏ hơn, bao gồm Ireland, Romania và Thụy Điển, đã phản đối việc nhượng quyền cho Brussels hoặc thay đổi luật pháp của họ vì lo ngại sẽ khiến ngành tài chính quốc gia của họ gặp bất lợi.

Các tổ chức xã hội cũng lo ngại về sự tập trung quyền lực. Tháng trước, 13 nhóm ở châu Âu đã viết thư ngỏ cảnh báo rằng việc hợp nhất thị trường lớn hơn sẽ gây tổn hại cho người tiêu dùng, người lao động và doanh nghiệp nhỏ, đồng thời khiến các tập đoàn khổng lồ có quá nhiều ảnh hưởng, khiến giá cả tăng cao. Và họ lo lắng rằng các ưu tiên kinh tế, xã hội và môi trường khác sẽ bị gạt sang một bên. 

Trong hơn một thập kỷ, châu Âu đã tụt hậu trong một số thước đo về khả năng cạnh tranh, bao gồm đầu tư vốn, nghiên cứu và phát triển cũng như tăng trưởng năng suất. Nhưng theo McKinsey, khối EU dẫn đầu thế giới trong việc giảm khí thải, hạn chế bất bình đẳng thu nhập và mở rộng tính di động xã hội. Và các khác biệt về kinh tế so với Mỹ là kết quả của sự lựa chọn chủ ý. Một nửa khoảng cách về tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người giữa châu Âu và Mỹ là kết quả của việc người châu Âu chọn làm việc ít giờ hơn.

Những lựa chọn như vậy có thể là điều xa xỉ mà người châu Âu không còn có nếu họ muốn duy trì mức sống của mình, những người khác cảnh báo. Simone Tagliapietra, thành viên cấp cao tại Bruegel, một tổ chức nghiên cứu ở Brussels, cho biết các chính sách quản lý năng lượng, thị trường và ngân hàng quá khác nhau. Ông nói: “Nếu chúng tôi tiếp tục có 27 thị trường chưa hội nhập tốt, chúng tôi không thể cạnh tranh với người Trung Quốc hoặc người Mỹ”. 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Hơn 156 triệu cổ phiếu SHB được trao tay trong một phiên trong khi chiều bán hoàn toàn trắng bảng đã tạo nên phiên giao dịch bất ngờ của cổ phiếu này.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực bán tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch ngày hôm qua (15/4). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ 0,1% về mức 2.161 điểm.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sự kiện bên ngoài tác động và làm thay đổi về giá cổ phiếu, nhưng câu hỏi nhà đầu tư cần phải đặt ra lúc này là liệu giá trị của doanh nghiệp có thay đổi hay không? Có hay không sự nhầm lẫn giữa giá trị và giá cả trên thị trường chứng khoán?
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Hạn chế thâm hụt thương mại với các nước, giảm chi phí đáo hạn trái phiếu được cho là một trong những nguyên nhân khiến đồng đô la Mỹ khó mạnh lên, theo chuyên gia.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Hành động quay ngắt đột ngột của Tổng thống Donald Trump, tạm hoãn 90 ngày cho thuế nhập khẩu đối với hàng chục quốc gia, đã khiến các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các đối tác thương mại của Hoa Kỳ rối loạn về định hướng chính sách của Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chính sách thuế của ông Trump nhanh chóng quay đầu, chứng khoán tụt sâu rồi bất ngờ tăng chóng mặt đang cho thấy sự bất định ngày càng rõ nét.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động thái tích cực từ chính quyền Tổng thống Donald Trump khi giảm và hoãn áp chính sách thuế đối ứng lên tới 90 ngày với Việt Nam và những quốc gia được cho "không trả đũa", đã giúp thị trường tích cực ngay từ đầu phiên sáng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Kịch bản đàm phám thuế quan của Việt Nam với Mỹ đi theo tháo gỡ hay xấu nhất cũng là bài học để các doanh nghiệp “tỉnh giấc”, không thể bỏ trứng vào một giỏ. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt cơ cấu lại ngành nghề, chuyển hướng thị trường phù hợp.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sau khi đạt kỷ lục thanh khoản hơn 45 ngàn tỷ đồng, dòng tiền yếu dần, thể hiện sự cẩn trọng, đợi chờ của nhà đầu tư về những thay đổi từ chính sách thuế của ông Trump.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Mức thuế chống bán phá giá đưa ra với nhiều doanh nghiệp cụ thể dao động từ 39,84 đến 59%, trong khi các đơn vị còn lại, không được xác định đơn lẻ, khả năng chịu mức cao nhất lên tới 88%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Vn-Index đã giảm chậm lại khi chỉ còn mất 19 điểm trong phiên. Nhà đầu tư chứng khoán đứng trước nhiều cơ hội giải ngân và cũng không ít thách thức.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số Vn-Index lao dốc, có thời điểm chỉ số mất gần 90 điểm, con số lịch sử của chỉ số này. Giá trị giao dịch tăng vọt hơn 44 ngàn tỷ đồng trên cả ba sàn sau khi chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump được ban bố.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
2 tuần
Xem thêm