Chủ nhật, 06/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Liệu máy bay siêu thanh có được tái cất cánh phục vụ du lịch hàng không?

Hải Ngư
- 11:55, 23/12/2021

(DNTO) - Trong lịch sử hàng không máy bay siêu thanh là “kẻ đi trước, về sau”. Giờ đây, sau khi sự hiện diện đã bị gián đoạn vì các thảm nạn, chúng lại trở thành tương lai của giao thông vận tải hành khách trong những chuyến du lịch. Nhưng những thách thức vẫn là rất lớn!

Máy bay siêu thanh sẽ là tương lai của giao thông vận tải, là một khám phá về đổi mới và cũng sẵn sàng đối đầu những thách thức để gây ảnh hưởng lớn đến cách thức con người di chuyển trên thế giới. Đó là hiện thực không cần bàn cãi hay vẫn chỉ là mơ mộng?

Công sức về tiền của và thời gian chế tạo thế hệ phi cơ siêu thanh mới là một thách đố nếu không có sự tài trợ của chính phủ. Ảnh Getty Images

Công sức về tiền của và thời gian chế tạo thế hệ phi cơ siêu thanh mới là một thách đố nếu không có sự tài trợ của chính phủ. Ảnh Getty Images

Bất chấp những lời lẽ “đao to búa lớn” về viễn cảnh sẽ sớm có các chuyến bay kéo dài chỉ hai giờ từ New York đến Los Angeles, ngành hàng không siêu thanh chưa bao giờ thực sự phát triển. Thủ phạm gây cản trở phần lớn là do yếu tố vật lý. Cụ thể là hiện tượng bùng nổ âm thanh, tiếng ồn khủng khiếp như sấm sét được tạo ra khi máy bay phá vỡ và vượt qua bức tường âm thanh, đã cơ bản hủy diệt hàng không siêu thanh trong ý đồ tạo ra một ngành kinh doanh khả thi.

Với các cuộc thử nghiệm được thực hiện từ những năm 1960, chính những vụ nổ là thủ phạm làm vỡ cửa sổ, nứt thạch cao và khiến đồ đạc trên kệ bắn tung tóe gây tác hại, đến nỗi năm 1973 Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) phải cấm những phi cơ siêu thanh dân dụng bay qua đất liền. Chúng chỉ được phép bay theo các phi trình trên đại dương, vốn là cơ hội cho Concorde, máy bay chở khách nổi tiếng một thời với kiểu dáng đẹp của liên minh Anh-Pháp “nuốt” chặng đường bay chỉ hết nửa thời gian. Tuy nhiên thực tế, các tuyến đường bay qua đất liền mới là tiềm năng sinh lợi, nên hóa ra triển vọng kinh doanh của du lịch siêu thanh bị hạn chế.

Chính vì lẽ đó, NASA và các doanh nhân hàng không quyết thay đổi tình hình với những loại máy bay siêu thanh mới được thiết kế sao cho tiếng nổ không lớn hơn âm thanh cửa ô-tô đang được đóng sập cách tai người nghe chừng 6 mét. Kết quả này có thể sẽ khiến F.A.A. dỡ bỏ lệnh cấm để các chuyến bay siêu nhanh tiến hành hoạt động, bất chấp bay qua biển hay qua đất liền, với thời gian ngắn nhất, chỉ mất khoảng hai giờ, và mở ra thị trường mới.

Chiếc Concorde cất cánh từ Sân bay Roissy-Charles-de-Gaulle, hướng từ Paris đến New York. Ảnh Getty Images

Chiếc Concorde cất cánh từ Sân bay Roissy-Charles-de-Gaulle, hướng từ Paris đến New York. Ảnh Getty Images

Thời đại phản lực siêu thanh bắt đầu xuất hiện vào ngày 14 tháng 10 năm 1947, khi Chuck Yeager phá vỡ bức tường âm thanh nhờ lái chiếc xe Bell X-1 chạy bằng tên lửa trên sa mạc Mojave. Trong những thập kỷ tiếp theo, bức tường sóng âm giới hạn này cũng bị phá vỡ bởi hàng loạt máy bay phản lực quân sự cùng máy bay chở khách như Douglas DC-8 rồi đến Tupolev Tu-144 và Concorde.

Concorde thành công nhất nhờ chủ yếu bay các tuyến xuyên Đại Tây Dương với giá khoảng 6.000 đến 7.000 USD/vé cho một chuyến bay kéo dài 3 tiếng rưỡi với khoang hành khách đầy quyến rũ mặc dù ồn ào chật chội. Sau 27 năm liên tục có lãi, các chuyến bay siêu VIP được phục vụ Champagne và trứng cá muối Caviar này đã bị dừng vào năm 2003 bởi một vụ tai nạn khiến 113 người thiệt mạng.

Tuy nhiên, một dạng Concorde mới đang được phục hưng để trở thành chiếc máy bay của tương lai. Đó là cú phiêu lưu mà Darpa, bộ phận nghiên cứu phát triển của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và NASA đã cùng bắt tay làm vào năm 2003 với máy bay phản lực Northrop F-5E. Những sửa đổi, ứng dụng phần mềm do máy tính thiết kế trên phi cơ này sẽ ngăn chặn và điều chỉnh hiện tượng bùng nổ âm thanh theo ý muốn. Nghiên cứu của NASA còn dẫn đến chặng đường sáng tạo chiếc X-59 QueSST tích hợp công nghệ siêu âm tĩnh, là một máy bay có phần mũi nhọn dài đến 10m và các bề mặt nâng và điều khiển trải rộng trên thân dài hơn 30m.

Do không thể tránh hoàn toàn các sóng xung kích từ cú bùng nổ âm thanh, nhưng bằng cách giảm thiểu các bề mặt mà áp suất tích tụ và lan truyền chúng theo chiều dài của thân máy bay, sóng xung kích có thể được hạ bớt theo ý đồ mong muốn. Có nghĩa những gì NASA đang làm là cố gắng truyền những làn sóng đó ra ngoài và làm cho chúng yếu đi.

Máy bay siêu thanh mới X-59 QueSST của NASA. Ảnh Getty Images

Máy bay siêu thanh mới X-59 QueSST của NASA. Ảnh Getty Images

Cơ quan Hàng không Hoa kỳ không đơn độc trong nỗ lực tái thiết lập thị trường du hành siêu thanh. Boom Supersonic, công ty có trụ sở tại Denver vừa tuyên bố một mục tiêu táo bạo, là sẽ đưa được hành khách đến bất cứ đâu trên thế giới chỉ trong vòng 4 giờ với giá… 100 đô-la. Tuy nhiên, dù các tuyến nội địa có nhiều hành khách hơn, nhưng để khỏi phải đối phó ngay với các quy định của chính quyền, Boom vẫn sẽ bắt đầu với dịch vụ siêu thanh xuyên đại dương quốc tế trước.

Dẫu vậy trong thực tế hiện nay, việc chỉ sản xuất máy bay nhanh hơn sẽ không tạo ra một doanh nghiệp siêu thanh bền vững, mà phi cơ cũng phải rẻ hơn và thân thiện với môi trường. Nỗ lực mới của ngành này là phải khác với phương pháp lạc hậu của Concorde, tức cần sử dụng nhiên liệu sạch, động cơ mới phù hợp để đạt 100% carbon trung tính. Những động cơ này - cũng như vật liệu hiện đại, phương pháp chế tạo và hiệu quả được giới thiệu từ những năm 1970 - sẽ cho phép Boom hoạt động với chi phí thấp hơn 75% so với Concorde, tiềm năng khả thi dẫn đến giá vé chỉ 100 USD/chuyến/người.

Một số công ty tư nhân khác như Gulfstream hay Spike Aerospace cũng rục rịch ý đồ tham gia cuộc chơi máy bay phản lực kinh doanh siêu thanh nhưng chưa dám bắt tay vào vì rào cản kinh tế. Công sức về tiền của và thời gian chế tạo thế hệ phi cơ mới là một thách đố nếu không có sự tài trợ của chính phủ, Bên cạnh đó, mặc dù du lịch siêu thanh sẽ đem lại lợi ích cho thương mại quốc tế, nhưng còn quá nhiều ẩn số không dễ dự đoán về khả năng tồn tại của nó như một công việc kinh doanh, nên việc đầu tư vẫn bị xem là chuyện may, rủi.

Tin khác

Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
4 ngày
Chuyển đổi số
Tuy nhiên, theo nhà khoa học AI hàng đầu của Meta, Yann LeCun, việc mở rộng quy mô các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại không đủ để đạt đến “AI ở cấp độ con người”.
1 tuần
Xu thế
Nếu bạn muốn trở thành một nhà sáng tạo thực thụ, hãy bắt đầu từ tư duy của chính mình. Khi bạn rèn luyện tư duy sáng tạo, hiểu rõ phong cách của mình và biết cách sử dụng AI như một trợ thủ, bạn sẽ làm chủ được công nghệ thay vì bị nó dẫn dắt.
1 tuần
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).
1 tuần
An toàn thông tin
Trong một bước đi chiến lược nhằm tăng cường khả năng bảo mật cho Google Cloud, Alphabet đã chính thức mua lại Wiz – startup an ninh mạng nổi bật với công nghệ trí tuệ nhân tạo, với mức giá kỷ lục 32 tỷ USD. Tuy nhiên, thương vụ này cũng đặt ra không ít thách thức pháp lý và tài chính, phản ánh sự táo bạo trong chiến lược dài hạn của Alphabet.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
2 tuần
Chuyển đổi số
Đông Nam Á đang ở thời điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa AI. Đầu tư cơ sở hạ tầng của những "gã khổng lồ" công nghệ đã trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế của khu vực.
3 tuần
Công nghệ Số hóa
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GRDP; bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
1 tháng
Xu thế
Năm 2025, các tập đoàn công nghệ hàng đầu đẩy mạnh đầu tư vào các tác nhân AI (AI Agents), với chiến lược tập trung vào việc phát triển hạ tầng và ứng dụng AI ở quy mô lớn. Sự khác biệt so với các giai đoạn trước nằm ở quy mô đầu tư, mục tiêu ứng dụng cụ thể và sự chuyển dịch trong chiến lược kinh doanh.
1 tháng
Chuyển đổi số
Lựa chọn giải pháp chuyển đổi số phù hợp giúp doanh nghiệp không chỉ tối ưu quy trình vận hành và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả và bền vững mà còn giảm tải áp lực của nhân viên khi làm việc với công nghệ.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Google đã phát triển một công cụ AI để hoạt động như một cộng tác viên ảo cho các nhà khoa học về y sinh. Trong một số các thử nghiệm ban đầu, công cụ này đã giải quyết được một bí ẩn về khoa học, thứ đã làm cho các nhà khoa học phải đau đầu trong hơn một thập kỷ.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), sẽ xây dựng những phương pháp tiếp cận hoạt động để định hướng hoạt động tương lai của ngân hàng liên quan tới phát triển khu vực tư nhân, chuyển đổi số, hợp tác khu vực và hàng hóa công khu vực.
1 tháng
Công nghệ Số hóa
Google cho biết họ sẽ bắt đầu sử dụng AI để xác định độ tuổi phù hợp của người dùng có phù hợp với việc sử dụng sản phẩm của mình.
1 tháng
Xem thêm