Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bao giờ Virgin Galactic của tỷ phú Richard Branson mới 'thuận buồm xuôi gió'?

Hải Ngư
- 11:20, 10/05/2021

(DNTO) - 17 năm đã trôi qua, với nhiều thất bại mà sứ mệnh không gian của công ty du lịch vũ trụ Virgin Galactic thuộc đế chế tỷ phú Richard Branson vẫn chưa vào guồng suôn sẻ. Liệu kỳ vọng của ông có trở thành vô vọng?

Trong 15 năm qua, tỷ phú Richard Branson đã lên chức nội và chuyển đến sống tại một hòn đảo tư nhân ở Caribe, mở rộng đế chế kinh doanh của tập đoàn Virgin sang lĩnh vực ngân hàng, khách sạn, phòng tập thể dục, thậm chí cả váy cưới và vài sản phẩm linh tinh khác. Duy chỉ có di sản Virgin Galactic, công ty du lịch vũ trụ mà ông đổ hết tâm huyết từ khi thành lập năm 2004 là vẫn chưa hoàn thành theo ý nguyện.

Richard Branson cầm trên tay một mô hình của LauncherOne - tiền thân của SpaceShipTwo - vào năm 2012 tại Triển lãm Hàng không Farnborough. Ảnh Getty Images

Richard Branson cầm trên tay một mô hình của LauncherOne - tiền thân của SpaceShipTwo - vào năm 2012 tại Triển lãm Hàng không Farnborough. Ảnh Getty Images

Ý tưởng chế tạo một tàu tên lửa có chỗ ngồi cho 8 người gồm 2 phi công và 6 hành khách sẽ được tàu mẹ “địu” lên không trung ở độ cao gần 14km rồi mới phóng. Tàu thoát khỏi tầng bình lưu, lơ lửng một thời gian rồi quay trở lại mặt đất. Giá cho một chỗ phiêu lưu cùng tàu lượn được Branson tính là 200.000 USDngười.

Virgin Galactic lúc đầu được nghĩ sẽ mở cửa hoạt động kinh doanh vào đầu năm 2005. Theo kế hoạch, sau khi tuân thủ đủ các phê duyệt quy định và an toàn cần thiết, chương trình sẽ bắt đầu khai thác các chuyến bay từ năm 2007. Nhưng một vụ nổ ngẫu nhiên vào năm 2007 đã khiến ba kỹ sư tử nạn. Rồi một tai ương xảy đến giữa không trung vào năm 2014 đã phá hủy con tàu và giết chết viên phi công thử nghiệm, buộc dự án Virgin Galactic phải bắt đầu lại từ đầu.

Tàu mẹ của Virgin Galactic khi bay qua New Mexico, tháng 10 năm 2010. Ảnh Getty Images

Tàu mẹ của Virgin Galactic khi bay qua New Mexico, tháng 10 năm 2010. Ảnh Getty Images

Năm 2017, các công ty không gian tư nhân khác như SpaceX của Elon Musk và Blue Origin của Jeff Bezos lại đạt được nhiều tiến bộ. Branson khá nản và lúc đã từng thú nhận muốn bỏ cuộc vì thấy mình không đủ khả năng. 

Tuy nhiên, khó khăn sẽ khiến chiến thắng trở nên ngọt ngào hơn trong ngày Virgin Galactic bay thành công vào vũ trụ. Niềm tin là tố chất riêng của vị tỷ phú “ngông” này.

Branson là một nhân vật truyền cảm hứng, đồng thời cũng là một thiên tài tiếp thị. Ở ruổi 26, ông đã là một nhà sản xuất âm nhạc từng ký hợp đồng ra đĩa cho nhóm nhạc đình đám Sex Pistols. Ông cũng sản xuất máy bay, xe lửa, kinh doanh khách sạn và phòng tập thể dục với thương hiệu riêng, rồi bây giờ là kinh doanh chế tạo tàu vũ trụ.

Branson với phi công Rick Sturckow và Mark Stucky sau khi tàu vũ trụ du lịch Virgin Galactic lên cao hơn 50 dặm trong không trung trên sa mạc Mojave của California vào 13 tháng 12 năm 2018. Ảnh AP

Branson với phi công Rick Sturckow và Mark Stucky sau khi tàu vũ trụ du lịch Virgin Galactic lên cao hơn 50 dặm trong không trung trên sa mạc Mojave của California vào 13 tháng 12 năm 2018. Ảnh AP

Tham vọng dài hạn của Virgin Galactic đang tiếp tục, khởi đi từ buổi giới thiệu tàu du lịch không gian SpaceShipTwo vào tháng 2/2016 ở Mojave, đồng thời trình làng một số mục tiêu mới ngoài chuyện du lịch tầng không. Đó là Virgin Galactic cố gắng loại bỏ các tiểu hành tinh khổng lồ đang tiến về phía Trái đất, giúp phân loại các mảnh vỡ trong không gian và tham gia cuộc đua khám phá vũ trụ.

Ngày 13/12/2018, tàu mẹ của Virgin Galactic, với SpaceShipTwo cố định ở bụng, đạt đến độ cao 80km trên sa mạc Mojave của California dưới sự chứng kiến của ông chủ. Đám đông hò reo cổ vũ. Branson che mặt bằng cả hai tay, rưng rưng vì xúc động. 

Richard Branson gióng chuông nghi lễ tại Sở giao dịch chứng khoán New York để kỷ niệm ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Virgin Galactic Holdings, hôm 28 tháng 10 năm 2019. Ảnh EPA

Richard Branson gióng chuông nghi lễ tại Sở giao dịch chứng khoán New York để kỷ niệm ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Virgin Galactic Holdings, hôm 28 tháng 10 năm 2019. Ảnh EPA

Virgin Galactic vẫn đang trong giai đoạn bay thử nghiệm. Nhiều quy trình phân tích, kiểm tra và sửa đổi phương tiện còn phải được tiến hành trước các chuyến bay vào vũ trụ kế tiếp. Tuy nhiên, vẫn chưa hết khó khăn cả về kỹ thuật lẫn cạnh tranh thương trường.

Vào cuối năm 2019, Virgin Galactic đã trở thành một công ty giao dịch công khai, có thời điểm cổ phiếu có giá gần gấp năm giá chào bán ban đầu. Tuy nhiên, khi các đối thủ cạnh tranh của Virgin Galactic tiến triển, cổ phiếu tập đoàn bắt đầu trắc trở. Năm ngoái đến nay, Richard Branson đã phải bán đi số cổ phiếu trị giá 650 triệu USD.  

Rồi mới đây, cuối năm 2020 vừa qua, tàu vũ trụ thương mại SpaceShipTwo của hãng lại buộc phải tạm ngừng chuyến bay thử nghiệm do sự cố trục trặc kỹ thuật liên quan tới bộ phận kích hoạt của động cơ tên lửa đẩy trên tàu. Tham vọng “điên rồ” của Richard Branson vẫn còn bị thử thách!

Tin khác

Công nghệ Số hóa
OpenAI và đối tác phi lợi nhuận của công ty là Common Sense Media đã ra mắt khóa đào tạo miễn phí dành cho các giáo viên, với mục đích giải thích thêm về trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật một cách nhanh chóng.
6 giờ
Chuyển đổi số
Bộ Công Thương nhận định thương mại điện tử tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế internet và có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
1 ngày
Xu thế
Microsoft hiện đang giới thiệu mẫu PC thu nhỏ mới chuyên dụng mới cho dịch vụ đám mây Windows 365, được thiết kế với mục đích kết nối các nhân viên công ty với các thiết bị và tập tin trên đám mây.
2 ngày
Công nghệ Số hóa
Đơn vị viễn thông của Softbank sẽ là khách hàng đầu tiên sở hữu con chip Blackwell mới nhất của Nvidia - con chip mà Nvidia cho rằng được thiết kế tốt nhất cho siêu máy tính.
1 tuần
Chuyển đổi số
FPT, Viettel, CMC hay VinAI đều cho thấy tham vọng vô cùng lớn của họ với trí tuệ nhân tạo.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Theo CEO của công ty công nghệ sức khỏe Oura, Apple sẽ không công bố mẫu nhẫn thông minh mới, bất chấp có những đồn đoán rằng gã khổng lồ công nghệ này có thể cân nhắc tham gia sản xuất danh mục sản phẩm này.
1 tuần
Chuyển đổi số
3 “anh lớn” ngành viễn thông nội địa là Viettel, VNPT và MobiFone đang dồn lực triển khai hạ tầng 5G với những tính toán thận trọng và có chọn lọc.
1 tuần
Chuyển đổi số
Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu dự báo Việt Nam là nhân tố quan trọng để có thể giải quyết thách thức của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
2 tuần
An toàn thông tin
Chuyên gia cho rằng cần có hành lang pháp lý để kiểm soát sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) nhưng nên quy trách nhiệm cho người dùng AI chứ không phải bản thân AI.
2 tuần
Chuyển đổi số
Starbucks, Amazon cho đến các tổ chức tài chính hàng đầu như JPMorgan, Bank of America... đang tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các hoạt động marketing và bán hàng.
2 tuần
Công nghệ Số hóa
OpenAI đang hợp tác với Broadcom và TSMC để phát triển con chip nội bộ đầu tiên được thiết kế nhằm hỗ trợ các hệ thống trí tuệ nhân tạo của công ty, đồng thời công ty cũng bổ sung chip AMD và Nvidia để đáp ứng nhu cầu gia tăng về cơ sở hạ tầng.
3 tuần
Công nghệ Số hóa
Apple vừa công bố phiên bản iMac sử dụng con chip M4 mới nhất của hãng. Giá khởi điểm của chiếc máy là 1.299 USD, người dùng có thể đặt hàng trước khi máy được chính thức phát hành vào ngày 8/11.
3 tuần
Xu thế
Theo chuyên gia, khi 5G bùng nổ thì các thiết bị công nghệ ứng trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật cũng bùng nổ, con chip vì thế sẽ có mặt trong rất nhiều sản phẩm thông dụng của đời sống.
3 tuần
Công nghệ Số hóa
Apple vừa phát hành phiên bản thử nghiệm của một loạt các tính năng Apple Intelligence, trong đó bao gồm cả việc tích hợp với ChatGPT.
4 tuần
Công nghệ Số hóa
Arm Holdings đang hủy bỏ những giấy phép cho phép đối tác là Qualcomm sử dụng tài sản trí tuệ để thiết kế chip trong bối cảnh cuộc chiến pháp lý giữa hai công ty đang diễn ra.
4 tuần
Xem thêm