Thứ năm, 19/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Fintech sẽ định hình lại tương lai tài chính ASEAN

Theo bnews
- 08:39, 24/03/2025

(DNTO) - Bối cảnh tài chính của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang thay đổi nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tài chính (fintech).

 

Theo bài viết trên trang “Diễn đàn Đông Á” (Australia), tại 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN (ASEAN-6) – gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam - tỷ trọng đầu tư công nghệ tài chính (fintech) toàn cầu đã tăng từ 2% vào năm 2018 lên 7% vào năm 2022, đạt khoảng 4,3 tỷ USD. 

Xu hướng này tiếp tục tăng ngay cả khi có sự biến động về dòng chảy vốn toàn cầu. Năm 2024, nguồn vốn đầu tư fintech tại ASEAN-6 chỉ giảm chưa đến 1%, trong khi trên toàn cầu, mức sụt giảm lên tới 28%. Singapore, Thái Lan và Indonesia dẫn đầu khu vực, chiếm hơn 76% tổng vốn đầu tư vào fintech. Việc hiểu được cách fintech và các ngân hàng truyền thống có thể bổ trợ cho nhau sẽ mang lại “chìa khóa” mở ra cánh cửa tương lai tài chính của ASEAN. 

Fintech bao gồm các cải tiến tài chính dựa trên công nghệ, có khả năng tạo ra các mô hình kinh doanh, ứng dụng, quy trình hoặc sản phẩm mới có tác động đáng kể đến việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Các công ty fintech cung cấp các giải pháp sáng tạo cho các hoạt động như nhận tiền gửi, mở rộng tín dụng, xử lý thanh toán và tư vấn đầu tư, cũng như tạo ra các tài sản kỹ thuật số như tiền điện tử. Việc mở rộng tín dụng qua công nghệ tài chính được tạo điều kiện thuận lợi bởi các nền tảng trực tuyến sử dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn để đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng. 

 

Fintech đang làm thay đổi cơ bản bối cảnh tài chính Đông Nam Á

Fintech đang làm thay đổi cơ bản bối cảnh tài chính Đông Nam Á

Đòn bẩy từ công nghệ tiên tiến giúp các công ty fintech cung cấp điều kiện vay vốn linh hoạt và quy trình ra quyết định nhanh hơn so với các ngân hàng truyền thống. Trong khi đó, các ngân hàng vẫn dựa vào các mô hình chấm điểm tín dụng thông thường, nghĩa là các sản phẩm cho vay được chuẩn hóa và quy trình phê duyệt kéo dài hơn. 

Một cuộc khảo sát được thực hiện với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại châu Á cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của họ trong việc khám phá các giải pháp công nghệ tài chính để tiếp cận nguồn vốn. Các tổ chức cho vay truyền thống thường có quy trình phê duyệt chậm và cồng kềnh, thúc đẩy nhiều SME tìm đến các công ty fintech để có các khoản vay nhanh hơn và linh hoạt hơn. Điều này đã giúp cải thiện dòng vốn dành cho các SME. 

Funding Societies — đơn vị cho vay ngang hàng (cho cá nhân hoặc doanh nghiệp vay tiền thông qua các dịch vụ trực tuyến phù hợp với người cho vay và người vay) lớn nhất Đông Nam Á — đã giải ngân hơn 5,87 tỷ đô la Singapore (4,38 tỷ USD) cho hơn 100.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Gần 95% các khoản vay của SME được giải quyết trong vòng chưa đầy 5 ngày. 

Trong đại dịch COVID-19, fintech đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ (MSME) và SME tại ASEAN, nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ tài chính trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bên cạnh các ngân hàng truyền thống. Tại Indonesia, các nền tảng cho vay ngang hàng đã giúp các SME mở rộng quy mô kinh doanh, từ đó giúp họ đủ điều kiện vay các khoản lớn hơn từ ngân hàng. Sự bùng nổ nhanh chóng của cho vay ngang hàng đã thúc đẩy Cơ quan Dịch vụ Tài chính Indonesia vào năm 2024 siết chặt giám sát đối với hoạt động này. 

Chính phủ các nước ASEAN cũng đang đẩy nhanh việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số. Philippines đã đưa ra Lộ trình Chuyển đổi Thanh toán Kỹ thuật số, đặt mục tiêu 50% giao dịch bán lẻ sẽ được số hóa vào năm 2023. Mục tiêu này đã đạt được vào năm 2024. 

So với các nền kinh tế phát triển lớn, tăng trưởng tín dụng fintech trong ASEAN vẫn còn khiêm tốn, dẫn đến thiếu các nghiên cứu thực tiễn về mối quan hệ giữa fintech với hoạt động cho vay ngân hàng và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế. Một nghiên cứu năm 2024 đã tìm cách hiểu cách hai hình thức cho vay này có thể phối hợp với nhau để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu phát hiện ra rằng tín dụng fintech ngày càng quan trọng trong việc định hình tăng trưởng kinh tế khi tỷ lệ cho vay ngân hàng vượt quá một ngưỡng nhất định. Điều này ngụ ý rằng các quốc gia có tỷ lệ tín dụng ngân hàng cao có thể đạt được mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người cao hơn khi đi kèm với sự phát triển của tín dụng fintech lớn hơn. 

Fintech có thể bù đắp cho những tác động giảm dần của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế. Bằng cách tận dụng các công nghệ tiên tiến, các công ty fintech có thể giảm chi phí giao dịch, hợp lý hóa các quy trình như đánh giá khách hàng và quản trị rủi ro,... Sự hợp tác chiến lược giữa các ngân hàng và các công ty fintech có thể nâng cao hiệu quả và hiệu suất được cải thiện trong các dịch vụ tài chính, đồng thời thúc đẩy các ngân hàng truyền thống đổi mới trong các lĩnh vực như giao diện khách hàng và quy trình hoạt động, qua đó góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. 

Mạng lưới Đổi mới Tài chính ASEAN - được thành lập năm 2018 bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Hiệp hội Ngân hàng ASEAN và Cơ quan Tiền tệ Singapore - là một sáng kiến như vậy nhằm thúc đẩy đổi mới và phát triển công nghệ tài chính trong khu vực ASEAN, bằng cách tăng cường sự hợp tác giữa các ngân hàng và các công ty fintech. Các cơ chế thử nghiệm fintech trong môi trường pháp lý được kiểm soát cho phép các thực thể này thử nghiệm sản phẩm và dịch vụ tài chính mới trước khi triển khai chính thức. 

Singapore nổi bật khi có hệ sinh thái công nghệ tài chính mạnh mẽ nhất khu vực, tiếp theo là Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Philippines. Với cơ sở hạ tầng ngân hàng tiên tiến và khuôn khổ pháp lý hỗ trợ, Singapore đang ở vị thế tốt để tận dụng các cơ hội do fintech mang lại. Indonesia và Philippines còn gặp nhiều hạn chế về quy định và chính sách, hạ tầng, nhu cầu về các giải pháp thanh toán kỹ thuật số, cho vay thay thế và các sản phẩm và dịch vụ tài chính sáng tạo. 

Sự tham gia ngày càng tăng của các nền kinh tế ASEAN vào Mạng lưới Đổi mới Tài chính ASEAN có thể giúp thu hẹp khoảng cách này. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sự hợp tác lớn hơn giữa các tổ chức tài chính và các nhà cung cấp dịch vụ fintech theo thời gian thực, cũng như thúc đẩy sự liên kết trong thanh toán xuyên biên giới để cải thiện khả năng tương tác. Nhờ đó, khu vực có thể củng cố hệ sinh thái công nghệ tài chính, thúc đẩy thương mại và đóng góp vào tăng trưởng chung của ASEAN.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Điểm đáng chú ý nhất trong bản tóm tắt các dự báo kinh tế cập nhật của Fed là việc nâng dự báo lạm phát chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lên 3% vào cuối năm 2025, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% dài hạn.
56 phút
Thời sự - Chính trị
Sáng 16/6, với 470/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Chiều tối 13/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
5 ngày
Công nghệ Số hóa
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ trở thành hai “điểm đến” trong chiến lược đầy tham vọng đưa Việt Nam vươn tầm trở thành điểm trung chuyển vốn toàn cầu. Kế hoạch đã có, nghị quyết sắp ban hành. Việt Nam có thể biến cơ hội vàng này thành hiện thực?
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 11/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại Paris, trong chương trình hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Pháp và châu Âu, trong đó có tập đoàn Alstom trong lĩnh vực giao thông vận tải.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hai ngày đàm phán tại London đã giúp hai cường quốc đưa đến một "khuôn khổ" nhằm tiến đến các điều khoản thỏa thuận “đình chiến” thương mại.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Washington và Bắc Kinh gặp nhau hôm nay (9/6) trong một nỗ lực được theo dõi sát sao, mang theo hy vọng mong manh về việc hạ nhiệt một trong những mặt trận căng thẳng nhất của cuộc chiến kinh tế: nguyên liệu đất hiếm.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 6/6 (giờ Hoa Kỳ), tại Thủ đô Washington D.C, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã dự hội nghị bàn tròn với đông đảo các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu thuộc Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC).
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay 7/6, Sở Y tế TP.HCM công bố thiết lập đường dây nóng 0989.401.155 và tích hợp phản ánh trên ứng dụng “Y tế trực tuyến”, nhằm tiếp nhận thông tin từ người dân về hành vi sản xuất, kinh doanh, quảng cáo hàng giả, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực y tế.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thay vì mô hình '2 cây - 1 con' tập trung vào sầu riêng, chuối và heo, Hoàng Anh Gia Lai sẽ đi theo mô hình '4 cây - 1con', thêm dâu tằm và cà phê vào danh mục sản phẩm, với tỷ trọng 20% mỗi loại.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông và nhà lãnh đạo Trung Quốc - Tập Cận Bình đã có cuộc trao đổi qua điện thoại, đánh dấu sự trở lại vòng đàm phán giữa hai nước. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là sự trì hoãn tạm thời, vẫn còn nhiều bất đồng trong thỏa thuận thương mại.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Một cuộc "khẩu chiến" gay gắt giữa hai nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn bậc nhất thế giới, tỷ phú công nghệ Elon Musk và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây chấn động thị trường tài chính, khiến cổ phiếu Tesla lao dốc và tài sản của CEO Elon Musk bốc hơi hàng chục tỷ USD chỉ trong một ngày.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Quan hệ thương mại giữa Canada và Mỹ đang bước vào giai đoạn căng thẳng mới sau khi Mỹ tăng gấp đôi thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm. Động thái này đã tạo ra một làn sóng phản ứng mạnh mẽ từ Canada, buộc chính phủ nước này phải cân nhắc các biện pháp đáp trả.
2 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Khi một quốc gia quyết định chi hàng trăm nghìn tỷ đồng cho đầu tư công mỗi năm, câu hỏi lớn đặt ra không chỉ là “xây cái gì” mà còn là “xây bằng cái gì và của ai sản xuất”.
2 tuần
Xem thêm